Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Ninh Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 16
Số lượng câu trả lời 105
Điểm GP 2
Điểm SP 80

Người theo dõi (175)

Trần Thi Thao
ngọc
Mai Phương

Đang theo dõi (1778)


Câu trả lời:

Bài làm Câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công là một trong những câu tục ngữ vô cùng hay và răn dạy chúng ta nhiều điều. Để giúp các bạn hiểu rõ câu tục ngữ này thì hãy tham khảo bài viết giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công dưới đây nhé. Trên bước đưởng đời của chúng ta muốn có được những thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống thì chúng ta đều phải trải qua những gian khổ, quá trình khổ luyện, làm việc miệt mài. Trog quá trình gian khổ ấy có thể chúng ta sẽ gặp những thất bịa, những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, cũng từ những thất bại ấy mà chúng ta mới có được những bài học quý báu. Chính vì thế cha ông ta đã từng nói “thất bại là mẹ thành công”. Nhưng để hiểu được điều nàu chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này. 📷Bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được thế nào là thất bại? Thất bại chính là những lần vấp ngã là khi công việc của chúng ta không suôn sẻ, chúng ta nỗ lực nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Còn thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc thuận lợi tốt đẹp nhết. Mẹ sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ ý nghĩa trên ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời. Tại sao cha ông ta lại nói thất bại là mẹ thành công. Mới mở đầu ta thấy câu nói trên có vẻ trái ngược với nhau. Thất bại là mẹ thành công là hai chuyện trái ngược nhau, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau khi suy ngẫm ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào. Bởi vì sau nhưng lần thất bại ta sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút được những kinh nghiệm quý báu giúp ta tránh được những sai lầm đó. Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này không đúng nhưng đối với những kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được những thành công thì những vấp ngã thiếu sót ấy là không thể tránh khỏi. Đó là một điều vô cùng tất yếu. Thất bại sẽ giúp ta rèn luyện ý chí, tự tin và bản lĩnh hơn rất nhiều. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn nhỏ trong những lần chập chũng biết đi, chẳng phải chúng ta đã vấp ngã sao? Trong những lần ấy nếu chúng ta buông xuôi thì nhất định sẽ không thể biết đi được. Cũng giống như nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một hoc sinh trung bình, ông chỉ là một trong sinh trung bình mà thôi nhưng ông đã vượt qua được những khó khăn đó và đạt được thành công và trở thành một nhà bác học nổi tiếng. Vì vậy chúng ta đừng bao giờ sợ sự thất bại, bởi vì nếu như chúng ta sợ sự thật bại thì sẽ không mắc một sai lầm nào hết mà nếu như chúng ta mắc sai lầm thì sẽ không thể thành công được. Nếu như lúc nào các bạn cũng lo lắng mình sẽ gặp thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ ngã xe và không dám đạp xe thì cả đời bạn sẽ không dám đi xe. Bạn sự nước thì bạn mãi mãi sẽ không bao giờ biết bơi.Cuộc sống không phải bao giờ cũng trải qua đầy hoa hồng và niềm vui đâu các bạn ạ. Mà nó bao gồm cả những thất bại đầy cay đắng và chúng ta cần phải trải qua, để đạt được mốc thành công.Chúng ta không làm được những việc nhỏ nhặt thì những việc lớn chúng ta cũng sẽ không thể làm được, chúng ta cần phải đương đầu với những khó khăn thử thách. Mặc dù nó đem lại cho ta không ít những mất mát nhưng nó mang lại cho chúng ta không ít lợi ích. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải hết sức chú ý chúng ta không phải mù quáng cố làm cho ra những sai lầm. Có người gặp lại lầm thì không thể đứng dậy được chán nản và mãi mãi đứng ở đấy vì chán nản. Nhưng có người phạm sai lầm thì lại càng trưởng thành hơn và thành công hơn. Chính vì thế điều quan trọng nhất đối với chúng ta vẫn là cách chúng ta xử trí những tình huống nguy nan gian khó nhất . Ta cần phải tự tin lạc quan để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Những lúc gặp những khó khăn thì chúng ta cũng đừng nên quá bi quan mà hãy lạc quan bước về phía trước, hãy dũng cảm vượt qua những khó khăn và cuộc đời dành tặng cho ta, hãy luôn nghĩ rằng cuộc sống sẽ giúp chúng ta thành công hơn nhưng niềm tin mới là điều chắc chắn.
Là một học sinh chúng ta vẫn gặp rất nhiều thật bại như bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ vẫn không hài lòng với kết quả chúng ta… Nhúng chúng ta hãy đừng nản chỉ, không buông xuôi và ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong học tập mà còn trong những điều khác trong cuộc sống chúng ta cũng phải không được nản chỉ và buông xuôi. Câu tục ngữ là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi chúng ta hiểu được những điều đó thì những thất bại khó khăn trong cuộc sống sẽ không còn là gì nữa.

Câu trả lời:

Tóm tắt Sống chết mặc bay

1. Tác giả Phạm Duy Tốn (1883 - 1924) người làng Phượng Vũ, Huyện Thường An thuộc Hà Nội ngày nay. Là cây bút truyện ngắn xuất sắc ở nước ta khoảng ba thập kỉ đầu của thế kỉ XX. Truyện của ông giàu tính hiện thực, tiêu biểu nhất là các truyện: Sống chết mặc bay, Con người sở Khanh, Nước đời lắm nỗi,...

2. Tóm tắt

Mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to. Gần một giờ đêm khúc đê làng X, phủ X cũng thế, hai ba đoạn thẩm lậu, không khéo thì vỡ mất. Hàng trăm người dân phu từ liều đến giờ bì bõm trong mưa, nào đắp, nào cừ, ướt như chuột lột. Tiếng trống liên thanh, tiếng ốc vô hồi, tiếng người xa xứ gọi nhau sang hộ. Mưa càng dữ, nước sông càng cuồn cuộn bốc lên.

Trong khi ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong đình cao ráo vững chãi, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên một chiếc sập. Đèn thắp sáng trưng, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút. Kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh. Tiếng cười nói vui vẻ, dịu dàng. Quan cứ ung dung.

Mặc, dân chẳng dân thì chớ. Lúc ngài vừa xơi xong bát yến, đang vuốt râu, rung đùi, mắt đang mãi trông đĩa nọc, bỗng ngoài xa làng kêu vang trời dậy đất. Mọi người giật nẩy mình, quan vẫn hiển nhiên - Quan đang chờ ù ván bài to. Có người khẽ nói: "Bẩm, đê có khi đê vỡ!". Quan gắt: "Mặc đê" Quan sốt ruột giục người bốc bài. Bỗng nước ào ào như thác chảy xiết, tiếng cười kêu rầm rĩ, rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía. Trong đình, ai lấy nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên có người nhà quê lấm láp, ướt đẫm chạy xông vào đình báo đê vỡ mất rồi. Quan lớn đỏ mặt tía tai, quát: "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Quan sai lính đuổi cổ người nhà quê ra. Thầy đề xóc bài, tay run cầm cập... Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to. Rồi ngài xoè bài vừa rời vừa nói: "Ù, Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu, mày!"

Quan ù ván bài to. Khắp nơi miền đê, nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn.

3. Xuất xứ, chủ đề

Phạm Duy Tốn viết "Sống chết mặc bay" vào tháng 7 năm 1918. Truyện đăng trên báo Nam Phong, số 18, tháng 12 năm 1918.

"Sống chết mặc bay" kể chuyện quan phụ mẫu đi hộ đê chi ngồi trong đình say sưa chơi tổ tôm, mặc cho đê vỡ, qua đó tác giả đã phơi bày bộ mặt xấu xa, tàn nhẫn, của bọn quan lại trong thời Pháp thuộc, vạch trần thói vô trách nhiệm truớc tai hoạ vỡ đê của nhân dân.

Câu trả lời:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Câu trả lời:

Bài làm:

Nội dung vở chèo: Có thể chia làm 3 phần

Phần 1: Án giết chồng

Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bât giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.

Phần 2: Án hoang thai

Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tỉnh lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.

Phần 3: Oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen

Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.