Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 18
Số lượng câu trả lời 25
Điểm GP 5
Điểm SP 14

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (2)

Akai Haruma
Lê Phương Giang

Câu trả lời:

Dàn bài:luận điểm, luận cứ, lập luận cho Không nên vứt rác bừa bãi
I. Mở bài:
- Trong cuộc sống thực tại, một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và bị ô nhiễm môi trường là vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng.
- Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
II. Thân bài:
1. Khái quát: ( Các mem tự làm nhé!)
2. Phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận:
a. Nêu biểu hiện, liên hệ thực tế:
- Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam.
- Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằng vứt ra túi ni lông, thuốc lá,…
- Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường…
- Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về về sinh môi trường.
- Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ dô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân đất Việt thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biến chất, cụ Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên.
-> Qua những biểu hiện nay, ta thấy rất nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường sống.
* Nguyên nhân:
- Thói quen xấu đã có từ rất lâu.
- Do lối sống ích kỉ, không nhận thức được hành vi của mình. Cho nên một số người đã tiện tay vứt rác ra đường và những nơi công cộng.
- Do sự giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, liên tục và việc xử phạt các cấp có thẩm quyền cũng chưa nghiêm.
* Chỉ ra tác hại:
- Việc vứt rác bừa bãi đã gây ô nhiễm môi trường, đồng thời phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.
- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan.
- Gây tốn kiếm cho nhà nước.
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
3. Đánh giá, bình luận:
- Đây là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình.
- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.
- Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này.
- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm.
( liên hệ với đất nước Singapore)
III> Kết bài:
-Môi trường là nơi mọi người sinh sống,cùng làm việc và mọi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường sống chung.
-Chúng ta cần phải biết rằng vứt rác ra nơi công cộng là chính chúng ta đã góp phần làm ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sự sống của nhiều người.
- Vậy, hãy không với xả rác bừa bãi!

Câu trả lời:

Khi nói về hai tiếng thiêng liêng “ Hà Nội” không ai không khỏi tự hào về mảnh đất hàng nghìn năm lịch sử và là nơi hàng triệu trái tim Việt Nam hướng về.

Hà Nội từng là kinh đô của hầu hết các vương triều Việt trước đây, vậy nên từ xưa, Hà Nội đã nổi tiếng là một trung tâm thương mại lớn: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến, hiện tại Hà Nội đang là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2 đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.500.000 người. Hà Nội gồm 10 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông; 18 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ), Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ), Mê Linh (từ Vĩnh Phúc) và 1 thị xã: Sơn Tây. Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ; phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. Hà Nội hình thành từ năm 1010, khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và được đạt tên là Thăng Long, xây dựng Hoàng Thành gọi là kinh thành. Năm 1428, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, lên làm Vua, đặt tên nước là Đại Việt với kinh thành tên là Đông Đô. Năm 1805 Vua Gia Long đổi tên thành là Thăng Long. Năm 1831 vua Minh ,Mạng lập tỉnh Hà Nội.kinh đô dời vào Huế, song không thể phủ nhận về vùng đất kinh thành xưa là chốn ngang năm vạn vật. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Nói đến Hà Nội, chúng ta có thể nhắc đến các địa danh cực kì nổi bật như : Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi thờ Khổng Tử, đặt bia tiến sĩ và cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử giám trở thành điểm đến phổ biến của du lịch Hà Nội, là nơi trao bằng khen cho những học sinhsinh viên có thành tích xuất sắc. Các sĩ tử trước mỗi kỳ thi thường đến đây để cầu may ; Khu phố cổ, người ta vẫn luôn nhắc đến Hà Nội 36 phố phường với những ngôi nhà cổ và những con phố vẫn lưu giữ lại được dáng vẻ của chúng từ thế kỷ 19 như một điểm nhất của thủ đô Hà Nội. Hay Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, Nhà thờ lớn, Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, làng gốm bát tràng…
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do tính chất là một thành phố phát triển nên thành phố Hà Nội không ngừng đông dần lên với nhiều dân cư được nhập cư từ mọi miền của tổ quốc. Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng. Nhưng sau một thời gian phát triển thiếu quy hoạch, thành phố hiện nay tràn ngập những ngôi nhà ống trên các con phố lắt léo, những công trình tôn giáo nằm sâu trong các khu dân cư, những cao ốc bên các khu phố cũ. Cùng với sự phát triển của thủ đô, các lĩnh vực y tế, văn hóa và giáo dục luôn được đề cao. Học sinhluôn lựa chọn Hà Nội là nơi theo học sau khi tốt nghiệp 12 năm học phổ thông. Song song đó nhưng Hà Nội vẫn giữ cho mình những làng nghề truyền thống ( làng gốm Bát Tràng, hàng Bạc, làng lụa Vạn Phúc … ) hay những lễ hội truyền thống ( lễ hội chùa Hương, gò Đống Đa, lễ hội Triều Khúc… ) vẫn giữ được nét đẹp cho đến thời nay. Thứ luôn thu hút các du khách không thể không đến Hà Nội đó là ẩm thực. Không ai đến Hà Nội mà quên không thưởng thức phở Hà Nội, Hà Nội có những món ngon nổi tiếng như chả cá lã võng, bánh cuốn Thanh Trì, cốm làng Vòng …
Hà Nội vẫn luôn là một điểm hút đặc biệt, không chỉ do những thứ vốn có mà cả là những con người Hà Nội thân thiện và tốt bụng. Chúng ta hãy luôn luôn tự hào về một thủ đô nghìn năm có một.

Câu trả lời:

1. Luận điểm

- Luận điểm chính của bài viết Chống nạn thất học (Bài 18).

- Nó được nêu ra dưới dạng một quan điểm và cụ thể hóa thành những câu văn khẳng định:

+ Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.

+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi (...) biết viết chữ quốc ngữ.

- Luận điểm này thống nhất các đoạn văn thành một khối. Nói cách khác các đoạn văn về nội dung cũng như hình thức phải làm cho luận điểm được sáng rõ.

- Luận điểm muốn được thuyết phục thì phải:

+ Đúng đắn, chân thực.

+ Đáp ứng nhu cầu thực tế.

2. Luận cứ

Những luận cứ trong bài Chống nạn thất học.

- Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ (...) giúp đồng bào thất học.

- Những người chưa biết chữ hãy gắng sức (...) người làm của mình.

- Phụ nữ lại cần phải học (...) ứng xử?

Những luận cứ này là lí lẽ và dẫn chứng làm nổi rõ luận điểm ở trên. Nó là cơ sở có sức thuyết phục cho luận điểm.

3. Lập luận

- Lập luận trong hài Chống nạn thất học rất rõ ràng chặt chẽ, hợp lí, làm ta hiểu trọn vẹn luận điểm.

Đoạn văn 1: Pháp với chính sách ngu dân dùng để lừa dối, bóc lột đồng bào ta.

Đoạn văn 2: 95 % ( dân số thất học nghĩa là hầu hết mù chữ. Như thế thì không thể xây đất nước tiến hộ.

Đoạn văn 3,4: Nêu luận điểm bằng hai câu (ở hai đoạn văn).

Đoạn 5: Công việc của người đã biết chữ.

Đoạn 6: In đấu của người chưa biết chữ.

Đoạn 7: Phụ nữ càng cố gắng để đuổi kịp nam giới.

- Những luận cứ bao gồm cả lí lẽ lẫn dẫn chứng được sắp xếp theo thứ tự:

+ Trước đây và hôm nay.

+ Công việc của người

• Đã biết chữ

• Chưa biết chữ

• Phụ nữ.

Tất cả đã lạo nên hệ thống vừa làm rõ cái ý: Tại sao lại chống nạn thất học. Và chống nạn thất học bằng cách nào?



Câu trả lời:

Có người học trò nào lại không thương, không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve gọi hè da diết? Và như quy luật của tạo hóa muôn đời này, tuổi học trò, phượng vĩ và tiếng ve lạ kì luôn gắn với mùa thi, mùa hạ.

Hàng phượng vĩ chạy dài theo con phố dẫn đến ngôi trường tôi đang học. Hai bên đường những tán cây rợp mát, đan vào nhau tạo thành vòm. Cái vòm cổng tự nhiên ấy giống như một hành lang dẫn đến cung điện của một vị vua. Vào những ngày hè như thế này, cái cổng vòm xanh mát của mùa hè đã chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Đi dưới lòng đường, tôi mơ màng tưởng tượng những cánh phượng tươi thắm trên cây giống như muôn ngàn chú bướm đang múa lượn quanh tôi – một nàng công chúa. Đặc biệt, những cây phượng đã già, thân cây vừa vòng tay ôm của một đứa học sinh lớp 6 như tôi, vỏ cây xù xì và chúng đứng thẳng tắp hai bên đường như những người lính đứng canh gác. Đây chẳng phải con đường dẫn đến hoàng cung là gì?

Mùa hè sang, dấu vết của nhưng tán lá trên cây còn rất ít. Từ xa nhìn lại, chỉ còn lốm đốm vài điểm xanh đủ để điểm tô và làm nền cho sắc đỏ kiêu hãnh của những chùm phượng vĩ. Đi dưới lòng đường, thỉnh thoảng lại bắt gặp một loạt lá phượng nhỏ li ti theo gió bay mông lung vào không gian. Theo xuống với những chiếc lá nhỏ xinh như muôn hạt tuyết xanh là những cánh phượng đỏ dịu dàng chao nghiêng. Tôi bỡ ngỡ cúi nhặt và cẩn thận ép vào trang vở trắng.

Chợt không gian vang lên tiếng râm ra rào rào. Tôi ngẩng lên sửng sốt như lần đầu nghe cái âm thanh bồi hồi ấy. Rất nhiều chú ve đang ẩn mình trong những vòm cây đang ngân nga tiếng hát. Chúng cất lời ca chào đón mùa hè hay cử hành khúc chào mừng những thành viên của cung điện nhà trường?

Giờ đây tôi mới để ý đến xung quanh. Hóa ra chẳng phải chỉ mình tôi đang tư lự đi dưới hàng cây tuổi thơ này. Lấp ló sau những thân phượng già xù xì nâu đất là những bóng áo trắng vô tư. Các bạn đang đi nhặt những cánh phượng đẹp nhất để ép vào trang vở. Cũng có bạn lang thang trên đường, thỉnh thoảng lại chăm chú nhìn vào thân cây xem có thấy chú ve kêu nào không. Khi tiếng ve râm ran cất lên, không ai bảo ai, ngẩng lên nhìn hàng cây sắc thắm. Tiếng ve rộ lên một lúc lâu rồi lại trầm xuống. Nhưng chỉ một lát sau, khi vài ba tiếng ve ngân lên nho nhỏ là cả dàn đồng ca lại râm ran tiếp nối.

Sắc nắng của ngày hè tưởng như càng rực rỡ hơn bởi màu đỏ thắm của hàng phượng vĩ và tiếng râm ran của những chú ve.

Tôi yêu mùa hè không chỉ vì có những ngày nghỉ sung sướng, tự do. Trong kí ức của tôi mùa hạ - mùa thi – mùa phượng – mùa ve đã trở thành một mảng kí ức đẹp đẽ trong tâm hồn bất kì một cô cậu học trò nào.