Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Vĩnh Phúc , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 45
Số lượng câu trả lời 76
Điểm GP 11
Điểm SP 22

Người theo dõi (3)

jackson
ghjgjgjg

Đang theo dõi (19)

huy quoc
Hoàng Thu Trang
Trang Tống
Lê Thị Kim Chi
Minh Lệ

Chủ đề:

Kiểu dữ liệu có cấu trúc

Câu hỏi:

Bài 1: Phân số tối giản.

Cho 2 số nguyên dương A, B (1 ≤ A, B ≤ 109). Hãy tìm phân số tối giản của phân số .

Dữ liệu vào: (PSTG.INP)

+ Dòng 1: Ghi hai số tự nhiên A và B, mỗi số cách nhau ít nhất một ký tự trắng.

Dữ liệu ra: (PSTG.OUT)

+ Dòng 1: Ghi hai số tự nhiên tương ứng là tử số và mẫu số của phân số tối giản.

Ví dụ:

PSTG.INP PSTG.OUT

25 30 5 6

16 21 16 21

Bài 2: Dãy số đối xứng.

Cho dãy gồm n số nguyên dương ( ). Dãy gồm k phần tử liên tiếp được gọi là dãy con của dãy ban đầu. Ví dụ: Dãy 2, 1, 4 là dãy con của dãy 1, 3, 2, 1, 4, 9.

Số đối xứng là số viết theo thứ tự ngược lại vẫn bằng chính nó. Số có một chữ số được coi là số đối xứng. Ví dụ: Các số 1221, 99, 282, 8 là số đối xứng; các số 12, 98, 199 không là số đối xứng.

Yêu cầu: Cho trước dãy số, hãy tìm dãy con dài nhất có các phần tử là số đối xứng.

Dữ liệu vào: (DSDX.INP)

+ Dòng 1: Ghi một số tự nhiên n là độ dài dãy số.

+ Dòng 2: Ghi n số nguyên dương, mỗi số cách nhau một ký tự trắng .

Dữ liệu ra: (DSDX.OUT)

+ Dòng 1: Ghi một số tự nhiên là độ dài dãy số dài nhất thoả mãn điều kiện. Nếu không có thì ghi -1.

+ Dòng 2: Ghi dãy số tìm được. Nếu có nhiều dãy số thoả mãn thì lấy dãy số đầu tiên tính từ bên trái.

Ví dụ:

DSDX.INP DSDX.OUT

10 44 343 567765

23 44 343 567765 43 233 98 21 989 888 3

5 87 901 223 3212 83 -1

Bài 3: Giá trị biểu thức

Cho một xâu chỉ chứa các kí tự: chữ số, dấu cộng, dấu trừ, thể hiện một biểu thức số học.

Yêu cầu: Tính giá trị của biểu thức đã cho. Biết xâu biểu thức không quá 255 kí tự, các số hạng và giá trị của biểu thức có độ lớn không quá 2.106.

Dữ liệu vào: (GTBT.INP)

+Dòng 1: Ghi duy nhất một xâu kí tự thể hiện biểu thức cần tính.

Dữ liệu ra: (GTBT.OUT)

+Dòng 1: Ghi duy nhất một số nguyên là giá trị của biểu thức.

Ví dụ:

GTBT.INP GTBT.OUT

12+23-45+6 -4

1234-998+123-345 14

Bài 4: Xếp diêm.

Bờm là một người rất thích chơi trò chơi xếp diêm. Từ các que diêm, Bờm có thể tạo ra các số theo cách xếp:

Một hôm khi Bờm đang ngồi xếp các chữ số thì Cuội đi qua. Cuội đố: “Tớ cho trước cậu n que diêm, cậu hãy xếp thành một số tự nhiên nhỏ nhất, một số tự nhiên lớn nhất từ n que diêm đó được không?”. Bờm suy nghĩ một lát rồi cũng nghĩ ra cách xếp. Vậy theo em, Bờm đã xếp như thế nào? Hãy lập trình để giải bài toán này nhé.

Yêu cầu: Cho trước n que diêm, hãy xếp n que diêm đó thành một số tự nhiên nhỏ nhất, một số tự nhiên lớn nhất có thể. (Lưu ý: Mọi số 0 đứng trước các số tự nhiên đều không có nghĩa)

Dữ liệu vào: (DIEM.INP)

+ Dòng 1: Ghi duy nhất một số tự nhiên n.

Dữ liệu ra: (DIEM.OUT)

+ Dòng 1: Ghi số tự nhiên nhỏ nhất xếp được.

+ Dòng 2: Ghi số tự nhiên lớn nhất xếp được.

Ví dụ:

DIEM.INP DIEM.OUT

18 208

11111111

25 2088

711111111111

Chủ đề:

Bài 12: Kiểu xâu

Câu hỏi:

CHUYÊN ĐỀ : CÁC BÀI TOÁN VỀ THỜI GIAN

(Nhập xuất trên file)

1/ ĐỔI GIỜ

Dữ liệu vào :

-Dòng 1: ba số h m s tương ứng với số giờ, phút, giây

-Dòng 2 : số G là số giây

Dữ liệu ra :

-Dòng 1: In ra một số S1 là số giây đổi ra từ số giờ, số phút, số giây tương ứng

-Dòng 2 : In ra ba số h1 m1 s1 là số giờ, số phút và số giây tương ứng với số giây G

Ví dụ :

DOIGIO.INP

DOIGIO.OUT

0 50 31

8147

3031

2 15 47

2/ XÂU THỜI GIAN

Một xâu kí tự biểu diễn thời gian là xâu kí tự bao gồm các số và các chữ h, m, s tương ứng với giờ, phút và giây.

Ví dụ : cho xâu 1h50m24s nghĩa là : 1 giờ 50 phút 24 giây.

Cho một xâu kí tự biểu diễn thời gian, em hãy cho biết thời gian đó bằng bao nhiêu giây ?

Ví dụ :

XAUTHOIGIAN.INP

XAUTHOIGIAN.OUT

1h50m24s

6624s

3/CỘNG, TRỪ THỜI GIAN

Nhập hai lượng thời gian (mỗi lượng dưới dạng giờ, phút, giây)

In ra tổng hai thời gian, và hiệu hai thời gian (thời gian lớn trừ thời gian bé)

Ví dụ :

ADDTIME.INP

ADDTIME.OUT

2h43m18s

0h54m23s

3h37m41s

1h48m55s

11h25m3s

23h4m19s

34h29m22s

11h39m16s

4/AI CHẠY NHANH NHẤT

Trong một cuộc thi chạy người ta đánh số thứ tự các vận động viên từ 1 đến N, và ghi lại thời gian chạy của từng vận động viên tương ứng.

Nhiệm vụ của em là tìm ra số thứ tự của người chạy nhanh nhất

Dữ liệu vào : Gồm N + 1 dòng

-Dòng 1: Ghi N là số lượng các vận động viên

Dòng 2 ..Dòng N + 1: Dòng i +1 ghi thời gian chạy của vận động viên thứ i (giờ, phút, giây)

Dữ liệu ra :

-Dòng 1: Ghi số K là số thứ tự của vận động viên chạy nhanh nhất, nếu có nhiều vận động viên chạy nhanh nhất thì ghi tất cả các thứ tự tương ứng trên cùng một dòng

Ví dụ :

CHAYNHANH.INP

CHAYNHANH.OUT

5

1h24m56s

2h08m01s

1h32m0s

0h59m34s

1h15m49s

4

5/NĂM NHUẬN

-Nhập vào một số nguyên dương N

Hãy kiểm tra xem năm N có là năm nhuận hay không ?

-Nếu có ghi ‘Yes’

-Nếu không thì ghi ‘No’ và năm nhuận gần năm N nhất là năm nào ? In độ chênh lệch tương ứng

Ví dụ :

NAMNHUAN.INP

NAMNHUAN.OUT

1994

Yes

1999

No

+1

6/(5.1)SỐ NGÀY CỦA MỘT THÁNG

Nhập vào số tháng.

In ra số ngày của tháng đó.

Ví dụ :

DAYSOFM.INP

DAYSOFM.OUT

12

31

2 1990

28

7/(5.2) NGÀY HỢP LỆ

Nhập vào ba số a b c tương ứng là ngày tháng năm .

Hãy kiểm tra xem ngày đó có hợp lệ không

(Thế nào là ngày tháng hợp lệ ?)

Ví dụ :

DAYLIFE.INP

DAYLIFE.OUT

12 8 2013

1

31 4 1999

0

8/(5.3) NGÀY HỢP LỆ PRO

Nhập vào một xâu kí tự chỉ bao gồm các chữ số từ 0 đến 9 biểu diễn một ngày nào đó có thể hợp lệ hay không

Ví dụ :

- xâu 2311990 biểu diễn ngày 23 tháng 1 năm 1990, dễ thấy xâu kí tự này không thể biểu diễn hợp lệ một ngày tháng nào khác ?

- xâu 2112013 biểu diễn hai ngày khác nhau là :

ngày 2 – 11 – 2013 và ngày 21 – 1 2013

- xâu 5442014 không biểu diễn một tháng nào hợp lệ.

DAYLIFEPRO.INP

DAYLIFEPRO.OUT

2122013

Yes

2 – 11 – 2013

21 – 1 – 2013

5442014

No.

9/ TỔNG SỐ NGÀY

Tính tổng số ngày tính từ ngày A tháng B đến ngày C tháng D trong cùng một năm

Dữ liệu vào :

-Dòng 1: hai số nguyên A và B (A: số ngày, B: số tháng).

-Dòng 2: hai số nguyên C và D (C: số ngày, D: số tháng).

Dữ liệu ra :

-Dòng 1: tổng số ngày

Ví dụ :

SUMDAYS.INP

SUMDAYS.OUT

16 3

20 4

36

10/ SẮP XẾP NGÀY

Cho một danh sách N ngày (ngày-tháng-năm) .

Hãy sắp xếp các ngày theo thứ tự từ xa nhất đến gần nhất.

Dữ liệu vào :gồm N + 1 dòng

-Dòng 1: Ghi số nguyên dương N

-Dòng 2 .. Dòng N+1 : mỗi dòng ghi ba số A, B và C tương ứng với ngày – tháng – năm.

Dữ liệu ra :

-N dòng, mỗi dòng là một ngày – tháng – năm đã được sắp xếp.

Ví dụ :

SORTDATE.INP

SORTDATE.OUT

4

15 4 2013

8 9 2014

15 1 2003

7 2 1999

7 2 1999

15 1 2003

15 4 2013

8 9 2014

10

23 1 1900

02 12 2000

14 7 545

20 10 545

02 1 545

10 3 1900

27 4 2000

12 1 1900

12 5 2000

1 1 545

Chủ đề:

Bài 12: Kiểu xâu

Câu hỏi:

Câu 1 (6,0 điểm): Tính giá trị

Nhập vào 2 số nguyên dương N và M.

Yêu cầu: Tính tổng M các số tận cùng của N.

Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản CAU1.INP, có cấu trúc như sau:

- Dòng 1: Ghi số nguyên dương N.

- Dòng 2: Ghi số nguyên dương M (M≤ N) .

Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản CAU1.OUT, theo cấu trúc như sau:

- Ghi kết quả tổng của M số tận cùng của N.

Ví dụ:

CAU1.INP

CAU1.OUT

34562

2

8

Câu 2 (7,0 điểm): Tìm số

Dãy các số tự nhiên được viết ra thành một dãy vô hạn trên đường thẳng:

1234567891011121314..... (1)

Yêu cầu: Viết chương trình yêu cầu nhập số K và in lên tệp CAU2.OUT kết quả là số nằm ở vị trí thứ K trong dãy (1) ở trên và số đó thuộc vào số nào?

Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản CAU2.INP, có cấu trúc như sau:

- Ghi số nguyên dương K

Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản CAU2.OUT, theo cấu trúc như sau:

- Trên 1 dòng in kết quả số ở vị trí K và số chứa số đó cách nhau ít nhất một dấu cách.

Ví dụ:

CAU2.INP

CAU2.OUT

15

2 12

Câu 3 (7,0 điểm): Đếm ký tự

Cho một văn bản gồm N dòng. Các ký tự được lấy từ tập các chữ cái và chữ số.

Yêu cầu: Tìm số lượng ký tự của dòng ngắn nhất, số lượng ký tự của dòng dài nhất và số lượng ký tự của văn bản.

Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản CAU3.INP, có cấu trúc như sau:

- Dòng 1: Ghi số nguyên dương N là số dòng của văn bản (1 ≤ N ≤ 100).

- N dòng tiếp theo: Mỗi dòng ghi một xâu gồm L ký tự (0 < L < 255).

Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản CAU3.OUT, theo cấu trúc như sau:

- Dòng 1: Ghi 3 số nguyên dương x y z. Trong đó: x là số lượng ký tự của dòng ngắn nhất; y là số lượng ký tự của dòng dài nhất, z là số lượng ký tự của văn bản. Các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.

Ví dụ:

CAU3.INP

CAU3.OUT

3

ThiHSG09

Nam2015

Vong1

5 8 20