Câu 1: Cho hai câu thơ sau:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời mẹ vẫn theo con"
(Con cò - Chế Lan Viên)
Hãy viết đoạn văn từ 0 đến 15 câu nói lên tình cảm của mình dựa vào 2 câu thơ trên.
Câu 2:
a) Tìm và chỉ rõ những từ Hán Việt trong bài thơ sau:
"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa tiếng trống dồn
Gác mái ngư ông, về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn"
(Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)
b) Ý nghĩa của từ viễn phố, cô thôn là gì? Đặt câu.
Câu 3: Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"
#2
A - Đọc hiểu: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh.
(Đoàn Giỏi)
a) Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó?
b) Tìm câu chủ động trong đoạn văn, sau đó chuyển thành câu bị động?
c) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt gì?
d) Nêu nội dung chính của đoạn văn.
B - Làm văn: Chứng minh tính đúng đắn của câu "Có chí thì nên"
#2
Câu 1 (3đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào?
c) Tìm phép liệt kê và chỉ rõ chúng thuộc kiểu liệt kê nào?
d) Nêu nội dung khái quát đoạn văn.
Câu 2 (2đ):
a) Phân tích câu tục ngữ: "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" theo nội dung sau:
- Nghĩa của câu tục ngữ
- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện
b) "Con mèo làm đổ lọ hoa" là câu chủ động hay bị động? Vì sao?
Câu 3 (5đ): Giải thích và chứng minh câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"
#1