Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 82
Điểm GP 10
Điểm SP 84

Người theo dõi (24)

akira
Ran Mouri

Đang theo dõi (32)

Sky SơnTùng
Đạt Trần
qwerty
Hà Đức Thọ

Câu trả lời:

Sau khi Học xong văn bản “Chiếc là cuối cùng” qua ngòi bút của nhà văn người Mĩ – O. Hen – ri, hình ảnh cụ Bơ – men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp. cụ Là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn xi. Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao hoàn thành một kiệt tác. Nhưng những cái nghèo vẫn cứ đến, thời gian thì nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được. Vốn đầy lòng trắc ẩn, thương người nên cụ Bơ – men vô cùng lo lắng khi biết tình trạng của Giôn – xi.Cụ lo sợ cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ sẽ khiến cô phải lìa xa cõi đời này khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. cụ Nhìn từng chiếc lá thường xuân cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc. Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.Bức tranh ấy đã giúp cho Giôn – xi hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sống. Đắng lòng người đọc khi biết rằng sau đêm ấy cụ Bơ – men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời sau đó vài ngày.Nhân vật cụ Bơ – men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, tài năng. “Kiệt tác” của cụ giúp cho người đọc cảm thấy mùa đông ấm áp tình người – một thông điệp tuyệt vời mà nhà văn muốn gởi đến chúng ta: Hãy sống và yêu thương!

Tick nha !! :3

Câu trả lời:

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn O’Hen-ri. Cậu chuyện là hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những cuộc đời nghèo khổ. Tuy vậy, nhà văn lại tìm thấy và khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn những con người ấy qua những tình huống truyện bất ngờ, cảm động. Câu chuyện kể về cuộc sống nghèo của ba người hoạ sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi, Bơ-men. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Xiu vẫn mòn mỏi với những bức vẽ. Giôn-xi bị sưng phổi, dần mất niềm tin vào cuộc sống: cô đếm từng chiếc lá rơi, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Mỗi ngày trôi đi với mưa gió lạnh lẽo và khắc nghiệt, cây thường xuân cứ thế trút dần những chiếc lá trên cành để rồi còn một chếc duy nhất. Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Sự sống của cỗ bỗng trỏe nên mong manh hơn bao giờ hết. Cô bất lực và buông xuôi, càng khiến cho cụ Bơ-men và Xiu lo lắng: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì” cam nhan cua em ve truyen ngan chiec la cuoi cùng . Đặc biệt là Xiu. Cô âu lo thổn thức, bồn chồn “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”. Đêm mưa gió dữ dội, chiếc lá kia chắc cũng đã bị vùi dập. Cái khoảnh khắc Giôn-xi nhìn tấm mành kéo xuống thật đáng sợ. Không một ai có thể khiến cho cô từ bỏ suy nghĩ sẽ lấy số lá còn sót lại trên cành thường xuân làm thước đo mạng sống của mình. Bản thân Xiu có lẽ cũng không thể chịu nổi cái ý nghĩ rằng đã đến lúc phải chia tay người bạn đồng nghiệp của mình trong mãi mãi. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Niềm vui trong Xiu như vỡ òa. Còn đối với Giôn-xi, cô cũng có chút ngạc nhiên, miễn cưỡng chấp nhận sự thật để rồi lại chìm đắm trong suy nghĩ từ bỏ cuộc đời : “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Ta thấy Giôn-xi vừa đáng trách mà lại đáng thương. Mùa đông khắc nghiệt vẫn kéo dài. Thế nhưng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Rồi một ngày kia, mưa gió tràn về trong đêm. Vậy mà “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chống chọi với thiên nhiên khắc nhiệt, chiếc lá vượt qua mọi khó khăn, bám vững trên cành cây khẳng khiu. Giôn-xi cảm thấy khó hiểu, và cũng như bừng tỉnh. Cô mơ ước: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Điều đó chứng tỏ cô đã có niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá thường xuân kia đã tiếp thêm cho cô sức mạnh vô hình để chống chọi bệnh tật. Kết thúc câu chuyện đã khiến cho cả người trong cuộc lẫn độc giả phải bất ngờ. Chiếc lá cuối cùng còn sót lại tren cây thường xuân kia, hóa ra là một tác phẩm tài hoa của một người nghệ sĩ lão làng. Đó chính là cụ Bơ-men. Vì sự sống của một cô gái, cụ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, để mang lại cho cô chút niềm tin vào cuộc sống. Người họa sĩ già với mong ước cả một đời được vẽ nên một kiệt tác, và cuối cùng điều đó cũng trở thành hiện thực. Tác phẩm của ông chân thật và sống động đến không ngờ. Không chỉ vậy, nó đã cứu rỗi tâm hồn của một cô gái trẻ đang đưa tay về Thần Chết. Không một ai biết được sự thật này cho đến khi ra đi. Cụ Bơ-men quả thật không chỉ là một người họa sĩ tài năng, mà còn là một người nghệ sĩ chân chính với tâm hồn cao cả. “Chiếc lá cuối cùng” mang đậm tình cảm giữa con người với con người trong tình cảnh nghèo khó. Đồng thời, tác phẩm còn mang đến một thông điệp: Nghệ thuật vị nhân sinh.

Câu trả lời:

Các bạn nghĩ rằng mắc lỗi chỉ là chuyện thường thôi, nhất là với trẻ con, có phải không? Nhưng có một lần tôi đã mắc phải một lỗi rất đáng trách mà tôi nhớ đến tận bây giờ.

Hôm đó là ngày thứ bảy, trời nắng đẹp. Tôi tung tăng tới lớp trên con đường quen thuộc. Vừa đi, tôi vừa ấm ức nghĩ: “Hôm nay là ngày về bà ngoại thế mà bố mẹ chẳng cho mình nghỉ học. Đằng nào cũng chỉ bỏ mất một buổi học thôi, lo gì?”. Suy nghĩ miên man mà không để ý là tôi đã tới trường từ lúc nào. Các bạn tất bật vào lớp, còn tôi thì cứ đứng ngoài cổng trường ngần ngừ không muốn vào. Hai dòng tư tưởng cứ đan xen vào nhau, hoặc là tôi về nhà hoặc là vào học. Nhưng vì chưa bao giờ bỏ học nên tôi sợ lắm, nghĩ đủ mọi điều không tốt. Tôi cứ đứng trước cổng trường như thế đến - mười lăm phút. Tiếng trống gióng giả vang lên như thúc giục tôi. Lúc này sân trường chĩ còn lại vài bạn học sinh đi muộn. Thấy tôi cứ đứng đó mãi, bác bảo vệ hỏi: “Cháu có vào lớp không để bác còn đóng cổng?”. Tôi trả lời như vô thức: “Dạ không, cháu chỉ đi qua chờ anh cháu thôi ạ”. Và cánh cổng trường đóng lại trước mắt tôi. Tần ngần hồi lâu, tôi quay bước ra về. Thấy tôi, bố liền hỏi, “sao con lại về?”. Lúc này tôi đang mải mê suy nghĩ, nghe tiếng bố hỏi, tôi giật mình trả lời: “Dạ, hôm nay cô ốm không có ai dạy thay nên bọn con được nghỉ”.

Bố cười với tôi: “Vậy thì con vào chuẩn bị đi, bố đưa con đến nhà ông ngoại. Mẹ cũng ở đấy rồi”. Nghe bố nói thế, tôi mừng rơn, quên sạch cả chuyện tôi trốn học. Nhưng kẻ nói dối thì không thể nào mà ung dung được. Tối đến, tôi cứ thấp thỏm lo sợ nhỡ ra bố mẹ biết. Và... điều mà tôi lo sợ đã đến. Chuông điện thoại nhà tôi reo vang: “Reng... reng...”. Bố nhấc máy. Khuôn mặt bố đang tươi tỉnh bỗng nhiên tối sầm lại. Bố đặt máy xuống, quay lại phía tôi rồi hỏi: “Sao hôm nay con không đi học?” - giọng bố pha chút buồn buồn. Tôi đứng trân trân nhìn bố, miệng ấp úng: “Con... con”. Bố hỏi lại lần nữa: “Tại sao?”. Tôi bật khóc và tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện trong tiếng nấc. Tôi hứa với bố là tôi sẽ không bao giờ tái phạm nữa, nhưng bố bảo lần này bố phải đánh đòn để cho tôi nhớ. Tôi nín lặng không dám khóc nữa, phần vì sợ bố, phần vì tôi thấy không xứng đáng được khóc. Từ đó trở đi tôi quyết tâm không nói dối bố mẹ dù chỉ nửa câu.

Nói dối là một tính xấu mà học sinh chúng ta không nên mắc phải. Đây là một bài học lớn dành cho tôi.

Tick nha!!! :3

Câu trả lời:

thành phố Hà Nội là một thành phố lớn và đông dân.Bình thường các con đường tấp nập người và xe cộ giống như những con sông cuồn cuộn nước tuôn chảy ra biển lớn.Giờ cao điểm nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông.Vì thế nên việc đi lại hết sức khó khăn,đặc biệt là dành cho người đi bộ.Ngày nào đi học em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.

Trưa thứ sáu tuần trước,em về đến đây thì đèn đỏ bật lên.Mấy người vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ.Có một bà cụ tay chống gậy,vẻ mặt lo lắng chưa dám bước qua.Em đến bên cụ nhẹ nhàng bảo :"Bà ơi,bà nắm lấy tay cháu,cháu sẽ dắt bà".Bà cụ mừng rỡ:"Thế thì tốt quá!Cháu giúp bà nhé!"Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa ủy ban Quận 10.Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp,sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.Em cùng đi với bà một quãng rồi chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận.Bà cười móm mém và xiết chặt tay em :"Bà cảm ơn cháu!Cháu ngoan lắm,biết thương người già yếu!Bà sợ qua đường vì đã bị cậu bé qua đường vượt đèn đỏ đụng phải,ngã một lần rồi.Gớm!Người ta bây giờ chạy xe cư ào ào,gây ra biết bao nhiêu tai nạn.Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ?Hôm nay may mà bà gặp được cháu.Thôi,cháu đi nhé!"

Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng bước đi chậm chạp,run run của bà cụ mà trong lòng em trào lên tình cảnh xót thương.Giúp bà qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy rất vui.Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở:"Hãy thương nguời như thể thương tâhn,cháu ạ!Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là thế đây!
Tick nha !!! :3

Câu trả lời:

- Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đôi với Giôn-xi :

+ Cụ Bơ-mcn và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì’’. Thái dộ “sợ sệt” của cụ Bơ- men khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng (lúc này trên cây chắc chi còn lại một hai chiếc lá) nói lên tấm lòng yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Bơ-men. Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau chẳng nói nàng gì, nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sông Giôn-xi.

+ Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió và lạnh buốt. Đó là tấm lòng cao thượng của cụ, cụ đà quên mình vì người khác. Cụ cứ lảng lặng làm, không hề nói cho ngay cả Xiu biết ý định của mình.

- Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết mà phải đê đến dòng cuối cùng của truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kê lại của Xiu bời vì nhà văn muốn tạo bất ngờ cho chính cả Giôn-xi và tạo hứng thú bất ngờ cho bạn đọc.

- Có thê nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác bởi vì, trước hết chiếc lá được vẽ rất giống (chính Giòn-xi cũng tưởng đó là chiếc lá thật). Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác còn vì nó được vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết và đà đem lại sự sống cho Giôn-xi, quan trọng hơn, nó được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men.

Tick nhoa :3

Câu trả lời:

A. Mở bài:

- Giới thiệu về que diêm (xưng tôi)

Tôi còn nhớ nhớ như in, vào một đêm cuối năm đầy rét mướt với hơi sương phủ ngập, vậy mà chúng tôi vẫn lang thang trên phố trong chiếc giỏ của cô bé tội nghiệp. Lúc này, ngoài đường phố đã dần thưa thớt ít người qua lại, ánh đèn sáng rực từ cửa sổ chiếu xuống lòng đường và mùi ngỗng quay lan tỏa khắp nơi. “Thời khắc giao thừa sắp đến rồi mà sao cô chủ vẫn chưa về nhà nhỉ?” Ai nấy trong chúng tôi đều có cùng suy nghĩ về điều đó nhưng chỉ biết nằm im bất động và cầu nguyện rồi ai cũng sẽ được người tốt bụng nào đó mua và mang về nhà để đón năm mới trong sự ấm cúng chứ không phải lạnh giá như thế này.

B. Thân bài:

- Nói về xuất thân của mình

+ Tôi là một trong những chiếc que diêm được cô chủ nhỏ mua về từ một tiệm tạp hóa trong thành phố.

- Nói về những việc đã được chứng kiến, được nghe từ cô bé bán diêm.

Tôi co ro trong chiếc hộp nhỏ vì hôm nay là Giáng sinh cơ mà . Tiếng rao bán diêm của cô chủ vang vọng mãi trên các đường phố lạnh cóng ..đầy tuyết lạnh rơi phủ dày đặc hàng gang. Cô chủ bán chúng tôi đi để mang về những đồng tiền ít ỏi trang trải phần nào cuộc sống khó khăn của gia đình và bản thân cô. Cô chủ bán rất rẻ, chỉ một xu cho một que diêm thế mà không ai mua chúng tôi cả. Lý do thật dễ hiểu, không ai đi ra trời laijnh như thế này trong đêm 30 chỉ để mua diêm cả . Càng về đêm ,trời càng lạnh, cô chủ chắc cũng như chúng tôi, đang co ro trong bộ áo mỏng ,rẻ tiền. Tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc Giáng sinh, tiếng mọi người vui vẻ chúc nhau năm mới khi cô bé đi qua những con phố.

- Khi chứng kiến những hành động của cô bé bán diêm

Thỉnh thoảng tôi cảm thấy cô dừng chân rất lâu ở một nơi chốn nào đó. Có thể đó là một cửa hàng với những cây thông trang trí thật đẹp. Có thể đó tiếng cười vui vẻ của một gia đình nào đó sẽ thật ấm cúng và đầy đủ với gà tây,rượu và bánh trái …Cô chủ nhỏ của chúng tôi như có vẻ như đói lắm rồi, cô nép vào những tòa nhà để nép mình trước những cơn gió lạnh. Cô bật cháy chúng tôi, từng que diêm một. Khi đến lượt tôi thì cô bé đã ngã xuống nền tuyết giá lạnh. Trước khi vụt tắt tôi vẫn thấy trên môi cô bé hé nở một nụ cười .Nụ cười của hạnh phúc. chắc hẳn cô chủ đang mơ ..một giấc mơ đẹp trong đêm đông. Một đem giáng sinh- noel thật là an lành …

C. Kết bài:

- Cuộc sống không có ước mơ thì quả thật nhạt nhẽo, mỗi que diêm là một ước mơ của một tâm hồn bé bổng và trong sáng, mỗi ánh lửa bùng cháy là chút tình thương đâu đó còn sót lại của lòng nhân. Câu chuyện kết thúc thật buồn nhưng đâu đó ta vẫn thấy một kết thúc có hậu, chắc hẳn cô bé đã nghĩ rằng mình đã về với mẹ của mình, được nép vào lòng mẹ như cô hằng mơ ước. -“Hãy biết ước mơ dù đôi khi ước mơ cũng chỉ là mơ ước, nhưng hãy cứ tiếp tục ước mơ …” đó là thông điệp đằng sau câu truyện, cô bé chết nhưng không phải một cái chết vô nghĩa, cô vẫn còn đâu đó trong suy nghĩ của những người lớn chúng ta rằng sống phải có hoài bảo, trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt đến như thế nào thì cũng không được bỏ cuộc hay trong những giấc mơ trẻ thơ thương xót cho một tâm hồn bé bổng không có nhiều điều kiện như mình – đó là lòng nhân ái. Tick nhoa :3

Câu trả lời:

Tôi là vợ ông giáo, sống cùng làng với lão Hạc. Nhà chúng tôi đã nghèo khó, lão Hạc còn nghèo khó hơn. Nhà lão thuộc “loại nhất nhì trong hạng cùng đinh” ở làng Đại Hoàng này, đã vậy lão còn phải cảnh “gà trống nuôi con” mấy năm nay. Con trai lão cũng đẹp giai, sáng sủa nhưng cũng tại cái túng quẫn quá nên không cưới được vợ, mặc dù hai cô cậu cũng thuận lòng nhau lắm. Phẫn chí quá nên nó bỏ cha đi đồn điền cao su sáu, bảy năm nay. Ở nhà một mình, lão Hạc chỉ biết làm bạn với con chó mà con trai lão mua về, lão gọi nó là cậu Vàng. Lão thương cậu Vàng lắm, thường hay tâm tình với nó, lão còn cho nó ăn bằng bát như người. Cũng khổ thân cho ông lão, chỉ còn mỗi cậu Vàng làm bạn quanh quẩn cái khu vườn rộng ba sào ấy. Tôi cũng thương cho lão, nhất là khi lão bán cậu Vàng đi. Những tưởng có cậu Vàng là niềm an ủi suốt đời. Nào ngờ ông trời chẳng thương xót gì cho dân nghèo chúng tôi, tất nhiên có cả lão Hạc. Chỉ trong phút chốc, cơn bão tàn nhẫn đi qua làng đã cuốn đi hết ruộng rẫy, nhà cửa. Đúng thật là bất công! Vợ chồng tôi dành dụm bấy lây nay mới chắt chiu được dăm ba đồng mà thoắt cái đã tiêu tan hết cả. Lão Hạc cũng chẳng khá hơn, căn nhà lụp xụp không đủ hai người tan hoang, đồng ruộng, hoa màu tiêu tán, đã thế lão còn lăn ra bệnh. Nhưng đến lúc này tôi cũng chẳng thương tiếc gì lão, nhà tôi không lo được thì biết lo cho nhà ai nữa! Lão nằm liệt giường những tận hai tháng, chồng tôi thỉnh thoảng vẫn qua thăm, lão nhờ chồng tôi mua thuốc men chữa chạy, tôi đếm chừng chắc lão cũng đã vơ vét hết tài sản vào trận ốm đó rồi. Cũng may là lão kịp khoẻ, nhưng trong nhà lão chẳng tìm được thứ gì đáng giá cả. Chắc cùng đường quá nên lão quyết định bán cậu Vàng. Trước khi bán, lão còn qua nhà tâm sự với chồng tôi. Ngồi rửa bát ngoài giếng, tôi cũng nghe lỏm được vài câu. Coi bộ lão Hạc đắn đo lắm mới đem bán cậu Vàng, còn chồng tôi thì tỏ vẻ quan tâm, nhưng tôi biết ông chẳng thông cảm gì, cái dân trí thức nghèo thì chỉ biết lo cho mấy cuốn sách của mình mà thôi. Còn về phần tôi, tôi cũng chẳng bất ngờ với quyết định này, sớm muộn gì thì cậu Vàng cũng có cái kết như vậy, giữ lại làm quái gì cho khổ thân. Tôi nghĩ thầm và khi lão về tôi cũng chẳng thèm liếc lão một cái. Với tôi, lão Hạc là người dở hơi, đã nghèo mà còn sĩ diện, bày đặt giữ lại con chó Vàng giống như nhà giàu, đúng là không biết thân biết phận. Vài ngày sau, khi đang đi giặt đồ ngoài sông về ngang qua nhà lão Hạc, tôi chợt thấy hai thằng lính nhà ông trưởng làng nấp dưới khóm lau trước sân, tay chúng còn cầm cả dây thừng và một cái bao. Tôi chủ động tránh xa chúng vì bọn này chẳng tử tế gì. Thế mà vừa về đến nhà, tôi đã thấy lão Hạc chạy ngay đằng sau, trông lão vừa đáng thương vừa đáng cười: tóc tai rũ rượi, quần thì ống thấp ống cao, lão chạy đi mà như người sắp ngã đến nơi, vừa thở hổn hển lão vừa gọi: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Đến bấy giờ tôi mới biết hai thằng lính đứng đấy làm gì. Nhưng lúc này tôi chỉ tập trung vào lão Hạc, tôi cũng gọi theo: Trong vai vợ ông giáo, kể lại một mẩu trong truyện Lão Hạc - văn mẫu Đồng hồ Movado dây da MV1012 550,000 đ dienthoai: Đang nhập Tôi cần... Điện thoại Samsung Galaxy A9 (Trung Quốc) 1,480,000 đ dienthoai: Tôi cần... 7/10/2018 Trong vai vợ ông giáo, kể lại một mẩu trong truyện Lão Hạc - văn mẫu - Tài liệu text https://text.123doc.org/document/1248517-trong-vai-vo-ong-giao-ke-lai-mot-mau-trong-truyen-lao-hac-van-mau.htm 2/2 - Mình ơi, ra lão Hạc có chyện rồi này! Chồng tôi hối hả chạy ra, trên cổ choàng cái khăn, quần áo thì xộc xệch, chắc là ông mệt quá nên ngủ thiếp đi. Chắc cũng đoán ra sự tình, chồng tôi mới hỏi: - Thế nó cho bắt dễ thế hả cụ? Trong đầu tôi cũng thắc mắc, cậu Vàng vốn thông minh mà lại để chúng lôi đi dễ dàng như vậy sao. Lão Hạc chống tay lên trán, dường như không chịu nổi sức nặng của chính mình, lão đổ phịch xuống sân, mắt ngân ngấn nước: - Khổ quá, ông giáo ạ! Nó có biết gì đâu. Tôi cho nó ăn, vừa ngồi vừa kể chuyện để nó ngoan. Thế là thằng Mục với thằng Xiên xồng xộc chạy vào xốc ngửa cậu Vàng lên rồi trói lại, dã man lắm. Rồi chúng cho cậu vào bao khiêng đi. Cậu cũng vẫy vùng ghê lắm, miệng vừa gặm lấy bao vừa rên ư ử, ánh mắt nhìn tôi như trách: “A! Lão già tệ bạc! Tôi đối xử với lão như thế mà lão cho tôi thế này đây…!”Tôi tiếc lắm,cậu ấy là kỉ vật của cháu nó mà tôi không giữ lại được, tôi tệ quá, tệ quá! Đến nước này thì lão thật là khổ. Khuôn mặt của con người từng trải qua đau buồn hiện rõ lên: những nếp mắt trên trán dồn lại từng đường, xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra. Chồng tôi xúc động ngồi xuống cạnh lão nói: - Cụ đừng buồn nữa, cụ làm thế là đúng! Mình bán nó là hoá kiếp cho nó, giúp nó đầu thai kiếp khác sướng hơn. Tôi cũng nói một câu để an ủi: - Thôi, hai ông cháu vào trong thềm ngồi để tôi đi đun ấm trà rồi lấy thuốc lào ra cho các ông hút đỡ buồn. - Vợ tôi nói phải đấy cụ ạ! Với chúng mình thì thế là sướng rồi. Cụ vào ngồi đây. Tôi toan đi đun nước thì lão Hạc ngăn lại, lão đã lau hết nước mắt nhưng mắt vẫn đỏ, lão xua tay: - Bà giáo cứ mặc tôi. Bây giờ tôi xin phép có đôi lời với ông giáo một lúc. Tôi bỗng giận lão Hạc vì xem thường lời mời của tôi, tôi không nói gì rồi lẳng lặng đi cho đàn gà ăn. Thật ra tôi cũng chẳng thương hại gì cho con chó của lão, toi chỉ tủi cho lão đã già mà khổ, thế thôi, vậy mà lão vẫn cứ sĩ diện. Tôi ngồi ngoài vườn nhưng cố tập trung vào chuyện giữa hai người kia. Đại loại lão Hạc nhờ chồng tôi giữ hộ 30 đồng để làm tang khi lão chết và giữ luôn mảnh vườn cho đến khi con trai lão về. Tôi chỉ biết được có thế vì có vẻ lão Hạc đã lặng lẽ ra về từ lúc nào, trông chồng tôi suy tư lắm.

Tick nhoa !!! :3