Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Thọ , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 61
Số lượng câu trả lời 1499
Điểm GP 147
Điểm SP 2062

Người theo dõi (244)

Đang theo dõi (3)

Đỗ Thanh Hải
Đức Hiếu
Ngố ngây ngô

Câu trả lời:

Vân Anh Nguyễn. E cảm ơn cô nhiều ạ !! <3

Câu trả lời:

Câu 1 : 

-Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ông Hai

-  “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là tin làng chợ Dầu của ông Hai theo giặc

2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng diễn tả tâm trạng băn khoăn,bàng hoàng  của ông Hai khi nghe tin đồn làng ông theo Tây và sự lo lắng của ông về cuộc sống ,số phận của gia đình mình và những người dân ở làng ông cùng đi tản cư 

3.Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng " của Kim Lân là một người yêu làng tha thiết ,điều đó được thể hiện rõ ở tâm trạng của ông khi nghe tin làng mình theo giặc (1). Khi ở phòng thông tin nghe được biết bao là tin hay về tình hình kháng chiến của quân ta thì tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông giống như tiếng sét giữa trời quangg (2).Cái tìn người phụ nữ mới tản cư lên nói trong quán nước khiến ông Hai vô cùng bất ngờ và đau khổ "Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được" (3).Một lúc sau ,ông lão mới rặn è è " nuốt một cái gì như vướng ở cổ ,ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi :Liệu có thật không hở bác ? Hay chỉ lại...(4).Ông mong đó chỉ là một tin đồn,một sự thất thiệt nhưng trước sự khẳng định của người đàn bà kia khiến cho ông Hai đau khổ vô cùng, tình yêu làng trong ông đã dần sụp đổ (5).Ông lão lảng sang chuyện khác rồi trở về nhà, trên đường trở về ông Hai chỉ dám cúi mặt xuống mà đi bởi ông cảm thấy mình cũng như là kẻ có tội (6).Về đến nhà nhìn lũ con bé bỏng ,nước mắt ông lão cứ giàn rụa ra         '' CHúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? CHúng nó cũng bị người ta rẻ rúng,hắt hủi đấy ư? Khốn nạn!Bằng ấy tuổi đầu..."(7) Ông Hai xót xa vì giờ đây những đứa trẻ trong sáng ,ngây thơ kia phải mang danh " Việt gian bán nước"(8).Nghĩ đến điều đó ,ông lão lại căm tức cái bọn ở làng "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm lũ Việt gian để phải chịu nhục nhã thế này!"(9) Nhưng sau đó ông lại kiểm điểm từng người một trong đầu "Không,họ đều là những người có tinh thần cả mà ,họ đã quyết ở lại một sống một chết với giặc có điều nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy" ,tuy nhiên trước sự khẳng định chắc chắn của người đàn bà tản cư ông buộc phải chấp nhận " Không có lửa làm sao có khói"(10).Lúc này ,ông lại vô cùng lo lắng và buồn bã ,ông lo cho cuộc sống số phận của gia đình ông và của người dân cùng làng với ông " Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”(11).Đối với ông Hai thì đó là một cú sốc rất lớn,nó khiến ông vô cùng đau đớn (12)Như vậy ta có thể   chắc chắn rằng , cái tin làng chợ Dầu theo giặc có ảnh hưởng rất lớn đến ông Hai - một người dân yêu làng tha thiết và chính cái tin ấy nó khiến cuộc sống của ông trở nên khó khăn, cùng đường không lối thoát(13)  

Phần in nghiêng là thành phần tình thái còn phần in đậm là khởi ngữ

 

4.Khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu " bởi lẽ : khi truyện được đặt trong một nhân vật một cảnh huống cụ thể người đọc sẽ mường tượng dễ ràng hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật ( nhất là trong thời kì kháng chiến ) nhưng đồng thời cũng làm nổi bật được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật ông Hai ( một người dân yêu làng tha thiết).Và việc đặt tên cho tác phẩm là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu" bởi lẽ trong thời kì kháng chiến cũng có rất nhiều người yêu làng tha thiết như ông Hai

5.Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm "Lão Hạc " của tác giả Nam Cao.

Em ko bt là phần viết đoạn văn của e thành phần tình thái và khởi ngữ có đúng không nx vì e vx kém phần này và câu nêu lên dẫn chứng của e ko hoàn toàn đúng nên khi đọc bài của e xin mọi người thông cảm ạ !! 

 

Câu trả lời:

Viết về anh thanh niên rất dài nên mk chỉ đưa ra dàn ý thôi nha :))

1,MB : Giới thiệu tác giả ,tác phẩm ,giới thiệu nhân vật anh TN và cảm nhận khái quát về nhân vật này 

VD : Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.Ông có nhiều tác phẩm để đời như "Bát cơm cụ Hồ" ( 1953), "Chuyện nhà chuyện xưởng" ( 1962),...trong đó ta không thể không kể đến truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" .Truyện là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 và in trong tập "Giữa trong xanh" (1972).Trong tác phẩm nhà văn đã làm nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên - một con người mang trong mình những vẻ đẹp sáng ngời và đáng quý .(Đây là mở bài của mình ,mk ko dám kđ nó hay và tốt nhưng mk chỉ đưa ra gợi ý để bạn cs thể viết theo mô-típ này)

2.TB

a,Trước tiên, để cảm nhận nhân vật anh TN ta cần phải giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sống và làm việc của anh 

- Anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh núi Yên SƠn cao 2600m,một mình với cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.=> đây là một nơi hoang vu ,vắng vẻ chứa nhiều khó khăn,nhưng cs lẽ khó khăn nhất đối với anh chính là sự cô đơn

- Công việc của anh : anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, với nhiệm vụ là đo mưa,đo gió,đo mưa ,đo nắng,tính mây , đo trấn động mặt đất ,... dựa vào việc báo trước thời tiết để phục vụ đời sống nhân dân và công cuộc kháng chiến ( cần nêu chi tiết về thời gian anh phải báo cáo về trung tâm,....)

b, Cảm nhận về anh 

- Anh  thanh niên là người yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

+ Anh ý thức được ý nghĩa của công việc mình làm

+ Sự chia sẻ của anh với ông họa sĩ và cô kĩ sư khi nói về những khó khăn mà anh phải đối mathw 

+ SUy nghĩ của anh về công việc mình làm : " khi ta làm việc ta với mình là đôi sao gọi là một mình được.Huống chi công việc ..... đến chết mất "

=> cần có tiểu kết nha 

- Ở anh ta còn thấy được vẻ đẹp của một con người có lí tưởng sống cao đẹp.

+ Lí giải tại sao anh lại lựa chọn làm việc trên đỉnh Yên SƠn ( anh chỉ mới 27 tuổi cái độ tuổi con người ta thích nơi nhộn nhịp phồn hoa,đô hội nhưng anh lại chọn công việc khó khăn)

+ Ý thức trách nhiệm của một công dân đối với đất nước " Mình sinh ra là gì .... làm việc "

+ Niềm vui của anh khi được chú bộ đội cùng đơn vị với bố kể về sự phát hiện đám mây đen của anh 

- Trong cuộc sống anh còn là ng có những vể đẹp phẩm chất tâm hồn đáng quý .

+ Ah biết tổ chức ,sắp xếp cuộc sống ngăn nắp gọn gàng ( cách anh bố trí căn nhà,thế giới của anh thu gọn tại bàn làm việc,ngoài công vc anh còn có sách làm bạn...)

+ Anh có lối sống cởi mở ,chân thành và quan tâm đến người khác ( anh đã đưa củ tam thất cho bác lái xe mang về biếu vợ bác ,khi ct anh ko quên tặng ông họa sĩ một làn trứng gà ) 

+ Anh còn là người hiếu khách ( mời cô kĩ sư và ông họa sĩ lên nhà chơi,tặng cho cô kĩ sư một bó hoa tươi,...)

+ Không chỉ vậy qua cuộc trò chuyện với hai vị khách ta còn thấy anh là một con người khiêm tốn ( cách anh từ chối khi bt ông họa sĩ vẽ mình,gt với ông những ng khác đáng được vẽ hơn ) 

=> Anh là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ thanh niên VN thời kì xây dựng CHXH 

c, Đánh giá : ( dù là cảm nhận về nhân vật nhưng cx là ptich xuyên suốt tp nên mk nghĩ cần có đánh giá )

 - Đánh giá về nội dung

- ĐÁnh giá về nt : tình huống truyện,cách sd ngôi kể,giọng văn,điểm nhìn trần thuật

3.KB : Cảm nghĩ của e về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn. LHBT : bản thân e cần làm gì ..?