Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Phòng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 43
Điểm GP 2
Điểm SP 32

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (2)


Câu trả lời:

“Bà chúa thơ Nôm” là Hồ Xuân Hương, một hiện tượng lạ trong nền văn học Việt Nam. Những bài thơ của bà giản dị, mộc mạc mà sâu xa, thuần túy. Bà có rất nhiều bài thơ, riêng bài thơ “ Bánh trôi nước” là một ví dụ điển hình về người phụ nữ. Nhà thơ đã mượn thân phận mình để nói lên thân phận chung của những phụ nữ phong kiến xưa, bị vùi dập, áp bức. Cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước hay nhất văn lớp 7 Cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước hay nhất văn lớp 7 Mở đầu bài thơ, tác giả dùng câu giới thiệu về chiếc bánh trôi, cũng là giới thiệu về vẻ bề ngoài, vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” “Thân em…” là câu mô típ mở đầu của nhiều câu ca dao thời xưa nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hồ Xuân Hương giới thiệu bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn” mượn hình ảnh mộc mạc từ chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp trẻ trung, son sắc của người phụ nữ. Họ đẹp, đẹp từ hình thức “tròn” đến nhân phẩm “trắng”. Chỉ qua một câu thơ đầu, tác giả đã cho ta thấy được giá trị thực sự của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. “Bảy nổi ba chìm với nước non” Đây là quy trình nấu bánh trôi nước. Khi nấu, bánh trôi nước chìm nổi rất nhiều chứ không nằm im một chỗ. Ở đây, tác giả thật tài tình trong cách ví von. Câu trước là sắc đẹp, nhân phẩm. Đến câu thứ hai lại nói ngay về cuộc đời “bảy nổi ba chìm”. Một câu tục ngữ được sử dụng hợp lí, rất hay để nói về số phận long đong, lận đận của họ. Trong xã hội cũ, người phụ nữ không có gì cả, họ thậm chí không được quyết định số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác, vì chồng, vì con. Cuộc sống của họ long đong, lênh đênh, chìm nổi như bánh trôi nước vậy. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Ở đây, Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình, để từ rắn nát lên đầu câu nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có thế nào thì họ vẫn phải cam chịu, họ cũng không được phản kháng. “Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Đó là đạo lý trong xã hội cũ nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm. “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng.” Số phận của bà cũng vậy, làm vợ lẻ, phòng đơn gối chiếc, nghĩ về số phận bà cũng như phụ nữ xã hội đó thật đáng thương. Họ không có quyền lựa chọn, không có quyền nói, đàn ông xem phụ nữ như là một món hàng để mua vui, chà đạp lên phụ nữ. “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Câu thơ cuối tạo sự lắng đọng trong tâm trí người đọc. Dù họ có bị chà đạp đến đâu họ cũng không phản kháng. Dù phải cam chịu, nhưng những người phụ nữ vẫn luôn đẹp, đẹp từ tính cách cho đến tâm hồn, một nét đẹp đậm chất của người phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy tự hào nói lên tấm lòng son của người phụ nữ Việt, và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh những người đàn ông phải biết trân trọng những giá trị quý báu mà mình có được. “Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được sự lên án sâu sắc của tác giả đối với xã hội cũ xưa. Thành công trong bài thơ không chỉ hình ảnh, từ ngữ mà còn thể thơ. Thể thơ đường luật đúng với xã hội xưa, tạo cho ta cảm giác gần gũi khi quay trở về xã hội cũ để đồng cảm cho phụ nữ hơn. Đồng thời cũng nói lên niềm cảm thông, niềm tự hào với những đức tính quý báu của người phụ nữ Việt.

Câu trả lời:

“Bà chúa thơ Nôm” là Hồ Xuân Hương, một hiện tượng lạ trong nền văn học Việt Nam. Những bài thơ của bà giản dị, mộc mạc mà sâu xa, thuần túy. Bà có rất nhiều bài thơ, riêng bài thơ “ Bánh trôi nước” là một ví dụ điển hình về người phụ nữ. Nhà thơ đã mượn thân phận mình để nói lên thân phận chung của những phụ nữ phong kiến xưa, bị vùi dập.Mở đầu bài thơ, tác giả dùng câu giới thiệu về chiếc bánh trôi, cũng là giới thiệu về vẻ bề ngoài, vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” “Thân em…” là câu mô típ mở đầu của nhiều câu ca dao thời xưa nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hồ Xuân Hương giới thiệu bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn” mượn hình ảnh mộc mạc từ chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp trẻ trung, son sắc của người phụ nữ. Họ đẹp, đẹp từ hình thức “tròn” đến nhân phẩm “trắng”. Chỉ qua một câu thơ đầu, tác giả đã cho ta thấy được giá trị thực sự của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. “Bảy nổi ba chìm với nước non” Đây là quy trình nấu bánh trôi nước. Khi nấu, bánh trôi nước chìm nổi rất nhiều chứ không nằm im một chỗ. Ở đây, tác giả thật tài tình trong cách ví von. Câu trước là sắc đẹp, nhân phẩm. Đến câu thứ hai lại nói ngay về cuộc đời “bảy nổi ba chìm”. Một câu tục ngữ được sử dụng hợp lí, rất hay để nói về số phận long đong, lận đận của họ. Trong xã hội cũ, người phụ nữ không có gì cả, họ thậm chí không được quyết định số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác, vì chồng, vì con. Cuộc sống của họ long đong, lênh đênh, chìm nổi như bánh trôi nước vậy. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Ở đây, Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình, để từ rắn nát lên đầu câu nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có thế nào thì họ vẫn phải cam chịu, họ cũng không được phản kháng. “Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Đó là đạo lý trong xã hội cũ nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm. “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng.” Số phận của bà cũng vậy, làm vợ lẻ, phòng đơn gối chiếc, nghĩ về số phận bà cũng như phụ nữ xã hội đó thật đáng thương. Họ không có quyền lựa chọn, không có quyền nói, đàn ông xem phụ nữ như là một món hàng để mua vui, chà đạp lên phụ nữ. “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Câu thơ cuối tạo sự lắng đọng trong tâm trí người đọc. Dù họ có bị chà đạp đến đâu họ cũng không phản kháng. Dù phải cam chịu, nhưng những người phụ nữ vẫn luôn đẹp, đẹp từ tính cách cho đến tâm hồn, một nét đẹp đậm chất của người phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy tự hào nói lên tấm lòng son của người phụ nữ Việt, và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh những người đàn ông phải biết trân trọng những giá trị quý báu mà mình có được. “Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được sự lên án sâu sắc của tác giả đối với xã hội cũ xưa. Thành công trong bài thơ không chỉ hình ảnh, từ ngữ mà còn thể thơ. Thể thơ đường luật đúng với xã hội xưa, tạo cho ta cảm giác gần gũi khi quay trở về xã hội cũ để đồng cảm cho phụ nữ hơn. Đồng thời cũng nói lên niềm cảm thông, niềm tự hào với những đức tính quý báu của người phụ nữ Việt.

Câu trả lời:

Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu. Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác...cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về. Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.​ Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại.... Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ. Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà: "Gà đẻ mà mày nhìn! Rồi sau này lang mặt."​ Sợ bị lang mặt, "cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật. Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà: Tay ba khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp.​ Cứ mùa đông hằng năm, bà lại "lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà" và mua quần áo mới cho cháu. Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh trúc bâu Đi qua nghe sột soạt.​ Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình. Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.​ Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp! Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. " Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"