Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Nhất Khánh

Thuyết minh về thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc ?

Soda Energy Full
17 tháng 12 2017 lúc 18:03

“Bà chúa thơ Nôm” là Hồ Xuân Hương, một hiện tượng lạ trong nền văn học Việt Nam. Những bài thơ của bà giản dị, mộc mạc mà sâu xa, thuần túy. Bà có rất nhiều bài thơ, riêng bài thơ “ Bánh trôi nước” là một ví dụ điển hình về người phụ nữ. Nhà thơ đã mượn thân phận mình để nói lên thân phận chung của những phụ nữ phong kiến xưa, bị vùi dập, áp bức. Cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước hay nhất văn lớp 7 Cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước hay nhất văn lớp 7 Mở đầu bài thơ, tác giả dùng câu giới thiệu về chiếc bánh trôi, cũng là giới thiệu về vẻ bề ngoài, vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” “Thân em…” là câu mô típ mở đầu của nhiều câu ca dao thời xưa nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hồ Xuân Hương giới thiệu bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn” mượn hình ảnh mộc mạc từ chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp trẻ trung, son sắc của người phụ nữ. Họ đẹp, đẹp từ hình thức “tròn” đến nhân phẩm “trắng”. Chỉ qua một câu thơ đầu, tác giả đã cho ta thấy được giá trị thực sự của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. “Bảy nổi ba chìm với nước non” Đây là quy trình nấu bánh trôi nước. Khi nấu, bánh trôi nước chìm nổi rất nhiều chứ không nằm im một chỗ. Ở đây, tác giả thật tài tình trong cách ví von. Câu trước là sắc đẹp, nhân phẩm. Đến câu thứ hai lại nói ngay về cuộc đời “bảy nổi ba chìm”. Một câu tục ngữ được sử dụng hợp lí, rất hay để nói về số phận long đong, lận đận của họ. Trong xã hội cũ, người phụ nữ không có gì cả, họ thậm chí không được quyết định số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác, vì chồng, vì con. Cuộc sống của họ long đong, lênh đênh, chìm nổi như bánh trôi nước vậy. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Ở đây, Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình, để từ rắn nát lên đầu câu nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có thế nào thì họ vẫn phải cam chịu, họ cũng không được phản kháng. “Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Đó là đạo lý trong xã hội cũ nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm. “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng.” Số phận của bà cũng vậy, làm vợ lẻ, phòng đơn gối chiếc, nghĩ về số phận bà cũng như phụ nữ xã hội đó thật đáng thương. Họ không có quyền lựa chọn, không có quyền nói, đàn ông xem phụ nữ như là một món hàng để mua vui, chà đạp lên phụ nữ. “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Câu thơ cuối tạo sự lắng đọng trong tâm trí người đọc. Dù họ có bị chà đạp đến đâu họ cũng không phản kháng. Dù phải cam chịu, nhưng những người phụ nữ vẫn luôn đẹp, đẹp từ tính cách cho đến tâm hồn, một nét đẹp đậm chất của người phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy tự hào nói lên tấm lòng son của người phụ nữ Việt, và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh những người đàn ông phải biết trân trọng những giá trị quý báu mà mình có được. “Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được sự lên án sâu sắc của tác giả đối với xã hội cũ xưa. Thành công trong bài thơ không chỉ hình ảnh, từ ngữ mà còn thể thơ. Thể thơ đường luật đúng với xã hội xưa, tạo cho ta cảm giác gần gũi khi quay trở về xã hội cũ để đồng cảm cho phụ nữ hơn. Đồng thời cũng nói lên niềm cảm thông, niềm tự hào với những đức tính quý báu của người phụ nữ Việt.

meo con
17 tháng 12 2017 lúc 20:25

rong nền văn học đồ sộ của Việt Nam, để làm nên các tác phẩm thực sự có giá trị không thể kể đến công lao của các hình thức thơ mà các nhà thơ, nhà văn đã lựa chọn làm chất liệu cho tác phẩm của mình. Nếu nói nội dung là phần hồn của bài thơ, bài văn thì hình thức thơ lại được xem là phương tiện truyền tải để những nội dung ấy, quan niệm của tác giả có thể đến được với bạn đọc. Một trong những thể thơ được xem là mang đậm màu sắc của dân tộc Việt Nam có thể kể đến là thể thơ Lục Bát.

So với nền văn học già lâu đời như nền văn học Trung Hoa, nền văn học Việt Nam có thể coi là non trẻ hơn. Nhưng qua bao thế hệ người Việt Nam luôn có ý thức trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, sau đó tiếp thu, chọn lọc một cách có sáng tạo vào Việt Nam, sự chọn lọc này hoàn toàn sáng tạo, bởi người Việt Nam ta chỉ tiếp thu những cái phù hợp nhất với quốc gia, dân tộc mình, và sự kế thừa đó không phải sao chép mà là sáng tạo. Nhìn lại quá trình tiếp thu ấy ta có thể thấy được bản lĩnh dân tộc của con người Việt Nam.

Xét về thể loại và các hình thức thơ trong văn học, người Việt Nam bên cạnh tiếp thu của người Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong hay thơ Đường Luật. Bên cạnh đó, ông cha ta cũng sáng tạo riêng cho dân tộc mình những thể thơ độc đáo, mang đậm màu sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam, như thể thơ Song thất lục bát hay thể thơ Lục bát đã trở nên vô cùng quen thuộc trong văn học Việt Nam. Trong đó, thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ lựa chọn làm chất liệu để xây dựng nên các tác phẩm văn chương của mình, cũng là xây dựng nên những bài văn mang đậm tinh thần dân tộc nhất.

Thơ lục bát là thể thơ bao gồm có hai phần câu sáu ( câu lục) và câu tám (câu bát) nối tiếp nhau. Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải đến những độc giả.

Về cách gieo vần, thơ Lục bát tuy không bị giới hạn bởi những luật lệ nghiêm ngặt như thể thơ Đường luật nhưng vẫn phải đảm bải những yếu tố cơ bản. Cụ thể là trong một bài thơ Lục bát thì câu thơ cuối của câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu của câu bát. Tương tự, câu cuối của câu bát phải hiệp vần với câu cuối của câu lục. Có thể lấy một ví dụ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu như:

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Những câu thơ trên thể hiện được tình cảm thiết tha, gắn bó của nhà thơ Tố Hữu với chiến khu Việt Bắc. Nhưng ở đây ta quan tâm đến cách gieo vần của bốn câu thơ này. Như ta thấy, câu thơ cuối của câu lục kết khúc là chữ “ta” thì trong câu thơ thứ tám của câu bát được hiệp vần bằng từ “tha”. Tương tự, câu bát kết thúc bằng vần “ông” thì câu cuối của câu lục lại được hiệp vần bằng từ “không”. Chính vì đảm bảo những quy tắc trên mà những câu thơ lục bát đọc lên rất dễ nhớ, dễ hiểu, dù đọc một lần thì người đọc cũng có thể có thể đọc lại.

Về thanh điệu của bài thơ Lục bát ta có thể thấy, chữ thứu hai và chữu thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu , hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình. Ví dụ cụ thể như trong bài ca dao sau:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Như vậy, ta có thể thấy một cách khái quát về định nghĩa cũng như những đặc điểm, những luật lệ cơ bản trong một bài thơ lục bát. Qua đó ta cũng phần nào hiểu được cách mà các nhà thơ sáng tạo ra một tác phẩm văn chương, đó là cả một quá trình, vừa thể hiện được tài năng, vừa thể hiện được tư duy nhanh nhạy của các thi sĩ.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huệ Lộc
Xem chi tiết
Trang Candytran
Xem chi tiết
Trang Candytran
Xem chi tiết
Trang Candytran
Xem chi tiết
Đặng Thùy Linh
Xem chi tiết
Trương Tiền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Đặng Thùy Linh
Xem chi tiết
Ngọc Lê
Xem chi tiết