Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 19
Số lượng câu trả lời 111
Điểm GP 8
Điểm SP 81

Người theo dõi (11)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Tick nha bạn





Câu trả lời:

Quê hương em sinh sống và phát triển lâu đời chủ yếu dựa trên hoạt động sản xuất nông nghiệp, mà cây trồng phổ biến nhất chính là cây lúa nước và các loại cây lương thực thực phẩm khác như: ngô, khoai, sắn…Nhưng, bên cạnh những loài cây lương thực thì quê hương em cũng trồng và canh tác rất nhiều loài cây khác, từ các loài cây ăn quả như: xoài, nhãn, hồng, lựu…đến các loài cây lấy gỗ, dùng để che mát như cây xoan.

Ở các vùng nông thôn, do diện tích đất đai rộng lớn, màu mỡ nên rất thuận tiện cho phát triển nghề nông nghiệp, loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân quê hương em chủ yếu là cây lúa nước, bởi sản lượng thóc lúa sau khi thu hoạch được dư thừa nhiều, nên người dân quê em đã mang đi buôn bán, trao đổi lấy những loại hàng hóa cần thiết khác, phục vụ cho cuộc sống của mình. Trong những năm gần đây, quê hương em phát triển loại hình trồng trọt mới, tức là bên cạnh những loài cây truyền thống như cây lúa, cây khoai thì người dân quê em còn trồng rất nhiều các loại cây ăn quả và các loài cây cho hiệu quả kinh tế khác, một trong số đó có cây xoan.

Trồng trọt các loài cây ăn quả hay các loài cây lấy gỗ thực ra đã xuất hiện từ lâu trong các làng quê Việt Nam, nhưng mục đích trồng trọt không giống ngày nay, nếu khi xưa việc trồng trọt cây ăn quả, cây lấy gỗ nhằm tận dụng khoảng đất trống trong khuôn viên gia đình, khuôn viên làng, trồng cây lấy bóng râm hay cung cấp cho gia đình những nguồn rau quả sạch cho bữa ăn. Thì ngày nay, khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân tăng cao, cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng cho cuộc sống, nguồn rau quả sạch từ các làng quê sẽ được vận chuyển ra các thành phố, các khu đô thị. Các loài cây lấy gỗ thì sẽ được tận dụng để làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Nhờ phát triển các loài cây khác ngoài cây lúa nước mà đời sống của người dân quê hương em cũng được cải thiện một cách rõ rệt, thu nhập của người dân cũng tăng cao, chất lượng cuộc sống tốt hơn.Cây xoan là một loài thực vật thân gỗ, được trồng khá phổ biến trong làng quê của Việt Nam, chức năng chủ yếu của cây xoan xưa kia chỉ là lấy bóng râm, che mát. Nhưng ngày nay, công dụng của cây xoan được sử dụng triệt để hơn, như lấy gỗ hay dùng làm thuốc bảo vệ thực vật…Về tên gọi thì tùy từng vùng miền mà cây xoan có những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như quê hương em gọi với tên gọi là cây xoan, thì ở những đại phương, vùng miền khác, nó có những cái tên khác như: xoan nhà, xoan trắng, thầu đâu…Những tên gọi này về cơ bản không có mấy khác biệt so với cái tên phổ thông nhất là cây xoan, những tên gọi khác chẳng qua là cụ thể hơn những đặc điểm, tính chất của cây xoan.

Như đã nói ở trên, cây xoan là một loài thực vật thân gỗ, một cây xoan trưởng thành có chiều cao từ bảy đến khoảng hai mươi mét, tùy vào điều kiện đất đai, thời gian sinh sống hay chế độ chăm sóc. Thân cây của cây xoan thường có đường kính từ hai mươi đến ba mươi cen ti mét, thân cây xoan thẳng tăp, ít những nhánh, những cành ở thân cây. Những tán cây xoan chủ yếu tập trung ở những ngọn cây, do vậy mà gỗ xoan thường được con người lựa chọn để làm nhà hay là đồ mĩ nghệ. Giống như những loài cây khác, thân cây xoan có màu nâu nhạt, không có sần sùi nhưng cũng không bóng mịn, bề ngoài của thân cây xoan là một lớp vỏ sơ, khi muốn lấy gỗ xoan thì người ta thường loại bỏ lớp vỏ sơ này sẽ lấy được phần gỗ rắn chắc, nhẵn bóng bên trong.Bộ phận khác của cây xoan chính là lá xoan, lá xoan dài, mảnh, về độ rộng lá xoan chỉ khoảng từ hai đến ba cen ti mét, còn chiều dài thì khoảng tám đến mười cen ti mét, lá xoan màu xanh đậm, bề mặt hằn rõ những lằn gân, diềm lá có hình răng cưa, những lá non thì có màu xanh nhạt. Hoa của cây xoan thường nhỏ và mọc thành chum, thành cụm, hoa xoan có màu tím nhạt hoặc màu trắng tím. Thời gian nở hoa của cây xoan là vào mùa xuân, những trận mưa xuân làm cho cây xoan phát triển xanh non mơn mởn, hoa nở rộ, nhiều cây xoan nở rộ chi chít những chùm hoa trắng tím, trông xa người ta khó có thể phân biệt được lá của nó.

Quả xoan tương đối giống với quả dâu da xoan, bởi quả xoan có kích thước khá nỏ chỉ có đường kính khoảng một cen ti mét, nở thành từng chum, một chum quả như vậy có thể có từ mười đến hai mươi quả xoan nhỏ. Khi còn non, quả xoan thường có màu xanh đậm, nhưng khi đã chín thì nó có màu vàng, điều đặc biệt là quả xoan sẽ không bao giờ rụng, kể cả khi nó già và héo đi thì nó vẫn gắn chặt với cuống quả và nằm ở vị trí ban đầu của nó. Vì vậy mà quan sát cây xoan mùa ra quả ta có thể nhận thấy rõ nét được điều thay đổi này, từ sắc xanh non khi mới nở, đến khi vàng óng lúc trưởng thành và khô héo nâu đen lúc về già.

Quả xoan già héo sẽ bị những cơn gió lớn, hoặc những con chim phán tán mà cây non mọc khắp mọi nơi, vì vậy mà cây xoan thường rất dễ trồng, dễ sống và khi xưa người dân thường không hay trồng loài cây này chủ yếu là do tự mọc và sau khi lớn thì dùng để che mát. Cây xoan cũng là loài cây được trồng phổ biến ở khắp nơi như: ở các cùng nông thôn, đồng bằn hay những vùng núi cao. Địa điểm trồng cũng thường là trong khuôn viên của ngôi nhà, những nơi công cộng như đường xá, thôn xóm, ven sông, ven đồng ruộng. Ở các khu vực thành thị thường không hay trồng loài cây này, vì vậy mà đối với nhiều người thì cây xoan còn khá lạ lẫm.

Khi xưa, người ta trồng xoan một cách tự nhiên, mục đích cũng là phục vụ cho cuộc sống chứ chưa nhằm mục đích kinh tế như ngày nay. Bởi lúc ấy người ta cũng chưa phát hiện ra những công dụng của cây xoan như sau này. Ngoài tác dụng che mát, tạo bóng râm thì cây xoan còn có thể cho gỗ, mà chất lượng gỗ cũng khá tốt. Gỗ xoan là một loại gỗ mềm nên rất dễ gia công, nếu những người thợ ngâm gỗ trước khi mang vào sử dụng thì gỗ xoan còn có thể chống mối mọt, vì vậy mà thời gian sử dụng lâu dài, gỗ chắc bền không bị mối mọt tàn phá, vì thân cây gỗ xoan thẳng tự nhiên nên khi sử dụng cũng không bị cong vênh do thời tiết như những loại gỗ khác.

Ngày trước, nếu như người ta có sử dụng gỗ xoan thì cũng dùng làm những đồ dân dụng thông thường, nhưng ngày nay, gỗ xoan đã trở thành một loại gỗ phổ biến được dùng trong xây dựng, thiết kế, sản xuất hàng gia dụng hay dùng để ốp lát, đóng thùng chứa hàng bởi độ bền của nó. Hiện nay, cây xoan được trồng như một loài cây công nghiệp phổ biến, đặc biệt có thể kể đến các vùng canh tác cây xoan với quy mô lớn và tập trung như: huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, hay tỉnh Đồng Nai, nhiều diện tích đất được quy hoạch để canh tác thành rừng xoan.

Cây xoan là một loài cây khá độc, từ lá hoa đến quả đều có độc tính khá cao, vì vậy mà có thể gây hại cho con người nếu như ăn phải. Ngày nay, lá xoan còn được dùng làm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, quả xoan trông bề ngoài tươi ngon nhưng nếu vô tình ăn phải sẽ có thể bị ngộ độc. Vì vậy mà trong sử dụng thì hết sức lưu ý. Gỗ xoan vì thế mà có khả năng chống lại mọt mối và có độ bền cao.

Dù thế nào thì cây xoan cũng là một loài cây phổ biến của Việt Nam, ngoài những mục đích đơn thuần là lấy bóng râm, che mát thì còn có thể phục vụ cho những mục đích kinh tế nhất định, mang lại lợi nhuận cho người nông dân.