Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 65
Điểm GP 7
Điểm SP 53

Người theo dõi (13)

trung nguyễn
Tôi là ...?
bê trần

Đang theo dõi (5)

Học 24h
Anh trần
Lê Anh Thư

Câu trả lời:

Ngay từ khi chiến tranh bùng nổ, Đông Dương đã trở thành đối tượng để vơ vét sức người, sức của của thực dân Pháp. Ngoài "thuế má” và các thứ thuế khác, nhân dân Việt Nam còn phải mua phiếu quốc trái và đóng tiền quyên góp các loại với một số lượng khổng lồ mỗi năm tới 450.000.000 Phơrăng, nhiều nhất so với các thuộc địa khác của Pháp.

Những chiến dịch "săn người" của chính quyền thuộc địa đã bắt hàng trăm ngàn thanh niên Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, sang chết thay cho lính Pháp trên các chiến trường Châu Âu.

Nếu đem so sánh với các thuộc địa khác của Pháp, riêng số lính thợ Đông Dương phải cung cấp đã chiếm 1/4 tổng số lính thợ trong tất cả các thuộc địa của Pháp là 183.928 người, đứng đầu các thuộc địa.

Để phục vụ cuộc chiến ở Châu Âu, trong bốn năm chiến tranh, thực dân Pháp đã khai thác ở Việt Nam hàng vạn tấn quặng kim loại quý hiếm như kẽm, chì, thiếc, kền, nhôm, ăngtimoan, 336.000 tấn nông lâm sản các loại.

Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ cho công nghiệp chính quốc vốn bị đình đốn do chiến tranh. Các ngành chế biến gỗ, rượu cồn, hóa chất... cần cho việc chế tạo vũ khí, quân nhu... đều gia tăng.

Nông nghiệp từ chỗ chuyên canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng những cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc. Cây cao su được đặc biệt chú ý khai thác, sản lượng từ 200 tấn năm 1914 tăng lên 931 tấn năm 1917. Năm 1916, chính quyền Đông Dương ra lệnh tăng diện tích trồng thầu dầu để mỗi năm có thể xuất cảng sang Pháp 3.000 tấn hạt.

Chính sách bắt dân phá lúa trồng thầu dầu, trồng bông, nạn bắt lính, bắt mua công trái, bắt uống rượu do nhà nước thực dân nấu, nạn quyên góp cho "mẫu quốc"... đã khiến cho nông nghiệp Việt Nam khốn đốn, tiêu điều. Đời sống của nông dân vô cùng bi đát. Trong suốt bốn năm chiến tranh người nông dân bị bần cùng một cách ghê gớm.

Ảnh hưởng sâu sắc nhất của chiến tranh đối với nền kinh tế Việt Nam rõ nhất là trong thương nghiệp. Do chiến tranh nên việc độc chiếm thị trường của Pháp ở Đông Dương có phần bị hạn chế. Hàng hoá từ Pháp sang Việt Nam giảm sút nghiêm trọng, từ 58 triệu Phơrăng xuống còn 30 triệu Phơrăng, trong khi đó hàng hoá xuất từ Việt Nam sang các nước khác trong khu vực lại có phần tăng lên. Nội thương và giao thông vận tải có điều kiện phát triển khiến cho tư sản Việt Nam hoạt động trong các ngành ngày càng có cơ hội để lớn lên, nằm ngoài ý muốn của thực dân Pháp.

Do đó, cơ cấu xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh đã có nhiều thay đổi.

Câu trả lời:

Tên tác phẩm Tên tác giả

Cổng trường mở ra Lý Lan
Mẹ tôi Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài
Những câu hát về tình cảm gia đình (ca dao)
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. (ca dao)
Những câu hát than thân ca dao
Những câu hát châm biếm (ca dao)
Sông núi nước Nam Lý Thường Kiệt
Phò giá về kinh Trần Quang Khải
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Trần Nhân Tông
Bài ca Côn Sơn Nguyễn Trãi
Sau phút chia li Đoàn Thị Điểm
Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương
Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan
Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến
Xa ngắm thác núi Lư Lý Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lý Bạch
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ
Cảnh khuya Hồ Chí Minh
Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh
Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh
Một thứ quà của lúa non: Cốm Thạch Lam
Sài Gòn tôi yêu Minh Hương
Mùa xuân của tôi Vũ Bằng
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tục ngữ)
Tục ngữ về con người và xã hội (Tục ngữ)
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đặng Thai Mai
Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh
Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Nguyễn Ái Quốc
Ca Huế trên sông Hương Hà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính (chèo)

Dựa vô đây mà vẽ nha................