Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hải Nguyễn

chiến tranh thế giới thứ I đã ảnh hưởng gì đến kinh tế chính trị Việt Nam?Giải thích vì sao?

ai giúp mình với mình đang cần gấp

nguyen thanh nga
10 tháng 11 2017 lúc 22:00

Ngay từ khi chiến tranh bùng nổ, Đông Dương đã trở thành đối tượng để vơ vét sức người, sức của của thực dân Pháp. Ngoài "thuế má” và các thứ thuế khác, nhân dân Việt Nam còn phải mua phiếu quốc trái và đóng tiền quyên góp các loại với một số lượng khổng lồ mỗi năm tới 450.000.000 Phơrăng, nhiều nhất so với các thuộc địa khác của Pháp.

Những chiến dịch "săn người" của chính quyền thuộc địa đã bắt hàng trăm ngàn thanh niên Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, sang chết thay cho lính Pháp trên các chiến trường Châu Âu.

Nếu đem so sánh với các thuộc địa khác của Pháp, riêng số lính thợ Đông Dương phải cung cấp đã chiếm 1/4 tổng số lính thợ trong tất cả các thuộc địa của Pháp là 183.928 người, đứng đầu các thuộc địa.

Để phục vụ cuộc chiến ở Châu Âu, trong bốn năm chiến tranh, thực dân Pháp đã khai thác ở Việt Nam hàng vạn tấn quặng kim loại quý hiếm như kẽm, chì, thiếc, kền, nhôm, ăngtimoan, 336.000 tấn nông lâm sản các loại.

Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ cho công nghiệp chính quốc vốn bị đình đốn do chiến tranh. Các ngành chế biến gỗ, rượu cồn, hóa chất... cần cho việc chế tạo vũ khí, quân nhu... đều gia tăng.

Nông nghiệp từ chỗ chuyên canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng những cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc. Cây cao su được đặc biệt chú ý khai thác, sản lượng từ 200 tấn năm 1914 tăng lên 931 tấn năm 1917. Năm 1916, chính quyền Đông Dương ra lệnh tăng diện tích trồng thầu dầu để mỗi năm có thể xuất cảng sang Pháp 3.000 tấn hạt.

Chính sách bắt dân phá lúa trồng thầu dầu, trồng bông, nạn bắt lính, bắt mua công trái, bắt uống rượu do nhà nước thực dân nấu, nạn quyên góp cho "mẫu quốc"... đã khiến cho nông nghiệp Việt Nam khốn đốn, tiêu điều. Đời sống của nông dân vô cùng bi đát. Trong suốt bốn năm chiến tranh người nông dân bị bần cùng một cách ghê gớm.

Ảnh hưởng sâu sắc nhất của chiến tranh đối với nền kinh tế Việt Nam rõ nhất là trong thương nghiệp. Do chiến tranh nên việc độc chiếm thị trường của Pháp ở Đông Dương có phần bị hạn chế. Hàng hoá từ Pháp sang Việt Nam giảm sút nghiêm trọng, từ 58 triệu Phơrăng xuống còn 30 triệu Phơrăng, trong khi đó hàng hoá xuất từ Việt Nam sang các nước khác trong khu vực lại có phần tăng lên. Nội thương và giao thông vận tải có điều kiện phát triển khiến cho tư sản Việt Nam hoạt động trong các ngành ngày càng có cơ hội để lớn lên, nằm ngoài ý muốn của thực dân Pháp.

Do đó, cơ cấu xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh đã có nhiều thay đổi.


Các câu hỏi tương tự
02.PhamThiHongAnh.8a2
Xem chi tiết
Tiểu
Xem chi tiết
Duong Thao Nghi
Xem chi tiết
nguyễn tài minh an
Xem chi tiết
Trang Bùi
Xem chi tiết
Cao Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Nga Phạm
Xem chi tiết
Phạm Khánh Toàn
Xem chi tiết
manh manh
Xem chi tiết