Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đăk Lăk , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 248
Điểm GP 7
Điểm SP 251

Người theo dõi (23)

ác ma
Đỗ Đình Hưng
Lương Khánh Ly
Trần Khánh Linh

Đang theo dõi (15)

Học 24h
Bùi Thị Vân
Linh Phương
Lightning Farron

Câu trả lời:

Sinh ra ta, không chỉ có mẹ mà còn có ba.Mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng còn ba thi âm thầm vun đắp cho gia đình đầy yêu thương của tôi.

Ba tôi có nươc da đen vì rám nắng.Đôi mắt dù đã có nhiều nếp nhăn nhưng vẫn thật sáng và đẹp.Tóc để hai mái, đen óng ánh dù vẫn dãi nắng dầm mưa.Đôi tay chắc khỏe, những quả cơ vồng lên như dãy núi, to, đều và chắc.Tính tình thì vui vẻ nhưng dứt khoát, nuông chiều nhưng nghiêm khắc, quả đúng với khuôn mặt chư điền của ba.

Ba tôi có lẽ là người vất vả nhất trong các anh em.Dù kinh tế khá ổn định, ba vẫn thức đêm đi cạo cho công ty cao su.Là công nhân, những người khác có cuộc sống an nhàn, thanh thản.Còn ba tôi vẫn phải làm thuê, làm mướn, có khi thức nguyên đêm để vác những bao mỳ nặng trịch lên xe cho người ta.Vất vả là thế nhưng ba tôi vẫn yêu đời, tin vào ngày mai tươi sáng hơn.

Ba tôi từ nhỏ đã không được đi học như bao đứa trẻ khác vì nhà nội tôi nghèo quá.Mới 10 tuổi đã phải đi làm thuê, làm ruộng trên các cánh đồng lúa.Về mặt cuộc sống thì ba tôi rất thông minh, chịu khó.Vì sức làm không biết mệt mỏi của ba đã làm các công nhân trong đội nể phục.

Ba tôi là người rất tôn trọng việc học.Vì vậy, ba luôn cố gắng cho tôi những gì tốt nhất cho việc học hành của tôi.tôi sẽ cố gắng để không làm ba thất vọng.

Tôi rất hối hận vì những lần đã cãi ba.Ba cho tôi ăn đòn vì tội hỗn.Tôi biết đó chỉ là bài học, là hành trang giúp tôi trên bước đường tương lai.Con cảm ơn ba đã đến bên con.Cảm ơn ba đã chăm sóc cho gia đình từng chút một.Con hứa sẽ học giỏi hơn, lớn khôn hơn để ba tụ hào.

~ Chúc bạn học tốt ~

Câu trả lời:

mk làm đề 3 nhé(mk tự làm và đã đọc ở lớp, tuyệt đối ko chép mạng)

Sau này khi đã ra trường, đã thành công.Có ai trong chúng ta nghĩ về "người lái đò "cho chúng ta trong suốt thời gian qua không.Hẳn là các bạn vẫn nhớ các thầy, các cô đã dẫn lối cho chúng ta trên bước đường tri thức.Mỗi người, mỗi kỉ niệm, mỗi môn học.Nhưng, tất cả đều đã tiếp sức cho chúng ta trên con đường ấy.Khi gục ngã, họ chính là người đã đỡ chúng ta lên, động viên dẫn lối.

Trong tương lai, hẳn ai cũng có công việc riêng, gia đình riêng.Nhưng các bạn cần biết rằng: chúng ta có được ngày hôm nay không chỉ là nhờ công dưỡng dục của cha mẹ, mà còn nhờ vào một phần công lao rất lớn của thầy, của cô.Các thầy, các cô-các người lái đò trên bờ sông tri thức đã dốc hết sức lực để cho chúng ta có những bài học hay, những kiến thức bổ ích.Họ cố gắng không ngừng để thực hiện lời nói của Bác Hồ kính yêu:"Dù khó khăn đến mấy cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt."

Hơn thế nữa, các thầy cô là những người cha người mẹ thứ hai đã quan tâm đến chúng ta trong những ngày còn cắp sách.Chỉ cần chúng ta bị đau ốm một chút thôi, họ đã lo lắng cho chúng ta không khác gì cha mẹ của chúng ta.Các thầy, cô là những người vẫn âm thầm cống hiến sức mình cho sự nghiệp trồng người:"Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi.Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy."Hình ảnh thầy cô gắn liền với phấn trắng bảng đen, với những bài giảng hay, những bài học, gắn liền với những cuốn sách tài liệu dày cộp mà thầy cô vẫn mang lên trường, lên lớp.

Đúng vậy, như ông tôi thường bảo, thầy cô là những"kĩ sư tâm hồn."khi mà phần lớn thời gian tuổi thơ chúng ta ngồi trên lớp.Chính cái tính các của chúng ta bây giờ ảnh hưởng rất lớn từ những bài học của thầy cô.Thầy cô còn là những"chuyên gia tâm lí."Vì vậy thầy cô hiểu chúng ta giống như cha mẹ chúng ta vậy.

Có lẽ, các bạn có thể chưa đễ ý đến niềm vui, nỗi buồn của thầy cô.Khi có một bài giảng chưa được tốt, thầy cô đều rất buồn.Bởi vì một bài giảng chưa tốt có thể làm học sinh nghĩ không được lạc quan về thầy cô.Hơn nữa, kiến thức và bài học mà thầy cô truyền cho chúng ta có ý nghĩa lớn về tương lai của chúng ta sau này.

Tôi biết có nhiều bạn học chưa được tốt thường ghét thầy cô, từ đó dẫn đến cúp tiết, bỏ học. Nhưng bạn biết không, thầy cô thường xuyên gọi chúng ta lên trả bàn là để tốt cho chúng ta.Số điểm mà thầy co cho bạn là không quan trọng, quan trọng là cách bạn tiếp thu khiến thức và sử dụng nó.Thật không may, nhiều bạn lại cho đó là nỗi buồn, sự tủi thân, ghen tị với các bạn học tốt.Và các bạn đã làm những điều không đúng đắn.Nhưng bạn không biết rằng những việc làm sai trái của các bạn là những nhát dao cứa vào lòng thầy cô.

Công lao của thầy cô thì nhiều lắm, không xuể được.Tôi xin dừng bút tại đây và mong rằng các bạn sẽ hiểu hơn về thầy cô, quý trọng những người đưa đò cho chúng ta cập bến tương lai.

~ chúc bạn học tốt ~

Câu trả lời:

Mikhail Gorbachev – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lên cầm quyền vào năm 1985, được xem là một trong những nhân tố thúc đẩy sự chấm dứt Chiến tranh lạnh. Thập niên 1980, nền kinh tế Liên Xô rơi vào tình trạng trì trệ do dầu mỏ thế giới sụt giá, nguồn thu ngoại tệ của nước này cũng sút giảm và quan trọng hơn cả là những khoản chi phí khổng lồ cho phát triển vũ khí và quốc phòng. Gorbachev đã bắt đầu những cuộc cải cách của mình nhằm vực dậy kinh tế đất nước với nhiều kế hoạch táo bạo, một trong số đó là ngừng cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây để tập trung phát triển kinh tế nội địa, tiết kiệm ngân sách và tái định hướng đầu tư các nguồn tài nguyên.

Kế hoạch cải tổ của Gorbachev cũng cho phép tăng cường tiếp xúc, quan hệ giữa công dân Liên Xô và công dân các nước phương Tây. Đây là một trong những tiền đề cho Hiệp ước kiểm soát vũ khí START I được ký kết giữa Liên Xô và Mỹ vào năm 1985. Liên Xô sau khi kết thúc việc rút quân khỏi Afghanistan năm 1989 đã đồng ý thống nhất nước Đức vào năm 1990, đồng thời tuyên bố không tiếp tục hỗ trợ và can thiệp vào các quốc gia đồng minh Đông Âu. Chiến tranh Lạnh hạ nhiệt nhanh chóng, và chính thức kết thúc khi Liên Xô tan rã năm 1991, do Gorbachev không thể kiểm soát được những cải tổ mà ông đã tiến hành.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Chiến tranh Lạnh kết thúc vào thời điểm này là điều hoàn toàn có thể đoán trước. Liên Xô thật sự đã không thể tiếp tục canh tranh với Mỹ trong cuộc đối đầu Đông – Tây kéo dài hơn 40 năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết cục này của Liên Xô:

Thứ nhất, ngay từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã chiếm ưu thế hơn Liên Xô. Ví dụ, nếu như Mỹ mất 400.000 người trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thì Liên Xô thiệt hại đến 27 triệu nhân mạng. Nền kinh tế Mỹ hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này, trong khi kinh tế Liên Xô hầu như bị hủy hoại.

Thứ hai, Liên Xô không thể theo đuổi những chi phí khổng lồ trong cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Reagan ra lệnh tăng cường khả năng quân sự của nước này những năm 1980.

Thứ ba, đề xuất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao” của Tổng thống Reagan đã chuyển dịch cuộc chạy đua vũ trang sang một cuộc đua mới về công nghệ hiện đại – điều mà Liên Xô không có lợi thế. Cùng với những bất ổn kinh tế trong nước, Liên Xô đã bị lung lay, và cuối cùng là sụp đổ. Cuộc chơi kết thúc và Mỹ, sau một đêm, đã trở thành siêu cường duy nhất của thế giới. Di sản để lại của Chiến tranh Lạnh là hàng triệu người chết trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên khắp thế giới. Chi phí quân sự Mỹ trong thời kỳ chạy đua vũ trang được ước tính đến 8.000 tỷ USD và tỉ lệ chi phí quốc phòng trên tổng GDP của Liên Xô còn cao hơn rất nhiều so với Mỹ.

Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về Chiến tranh Lạnh. Các nhà sử học “chính thống” cho rằng Liên Xô cần chịu trách nhiệm về cuộc chiến này cùng tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu. Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng hành động của Liên Xô là nỗ lực xây dựng hệ thống phòng vệ khu vực Đông Âu, trong khi Mỹ cố gắng kiến thiết một hệ thống quốc tế có lợi cho mình; và Chiến tranh Lạnh chỉ là cái cớ cho sự thống trị của Mỹ dựa trên “mối đe dọa” Xô Viết.

Khác với quan điểm cho rằng bản chất Chiến tranh Lạnh là đối kháng và căng thẳng, có tư tưởng cho rằng Chiến tranh Lạnh thật ra cũng đem lại một số lợi ích nhất định cho cả hai bên. Cuộc chiến “không tiếng súng” này cho phép cả Mỹ và Liên Xô giải quyết vấn đề nước Đức, bằng cách đóng băng các diễn biến chính trị/ xã hội ở châu Âu, cả ở phía Đông và phía Tây. Sự tồn tại của Chiến tranh Lạnh cũng hữu ích trong việc duy trì “trật tự hạt nhân” giữa các siêu cường và những vệ tinh của mình, cũng như giữa những quốc gia hạt nhân và các quốc gia phi hạt nhân.

Cuối cùng, xét ở một khía cạnh nào đó, Chiến tranh Lạnh cũng giúp củng cố một số lợi ích quốc gia. Ví dụ, với Mỹ, cuộc chạy đua vũ trang giúp gia tăng sức mạnh ngành công nghiệp quân sự, giúp Mỹ “hợp pháp hóa” tham vọng cần dự ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố an ninh quốc gia và nâng cao vai trò của tổng thống. Còn ở bên kia “Bức màn sắt”, Chiến tranh Lạnh giúp Liên Xô “hợp pháp hóa” quân sự trong xã hội dân sự và đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng trong một thời gian dài.

e trả lời có j sai mong cô và các bạn giúp đỡ