Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 42
Điểm GP 6
Điểm SP 48

Người theo dõi (36)

Đang theo dõi (2)


Câu trả lời:

Quê hương tôi ko có gì đẹp hơn buổi sáng mùa xuân, mọi vật lúc này đều có mỗi một linh hồn riêng rất đáng yêu.

Không khí của buổi sáng đầu xuân thật tuyệt, cái mùi lạnh lẽo âm u của mùa đông đã qua đi để thay cho hơi ấm của mùa xuân. Ông mặt trời dường như còn ngái ngủ, núp mik trong chiếc chăn bông mà chẳng để ý những chú chim đã dậy hót líu lo từ bao giờ. Làn sương mờ ảo lúc tờ mờ sáng còn bao phủ khắp núi đồi, làng mạc, ko khí thật mát mẻ và êm dịu. Lát sau, ông mặt trời thức dậy xua đi những làn sương rồi vươn vai chiếu những tia nắng ấm áp màu mật ong xuống khắp vạn vật.

Nghe đâu đây là tiếng cuawj mik của mầm non, cỏ cây, hòa las sâu những ngày đông giá rét. Khắp nơi nơi muôn loài cây cỏ đều chọn chỗ mik chiếc áo đẹp nhất, mùi hương thơm nhất để diện cho mùa xuân. Như hòa quyện vào mùa xuân, mọi vật lúc này đẹp hơn trước rất nhiều, từ lũy tre làng xanh ngắt, cánh đồng lúa đến bầu trời, hồ nước và những đám mây.

Nghe âm vang đâu đây là tiếng chim chiền chiện đã về, tiếng bước chân của mùa xuân tươi đẹp đã về. Ôi buổi sớm mùa xuân thật tươi đẹp biết bao!!!

​P/s: tự viết nên ko biết có hay ko, nếu có sai sót gì thì mn chỉnh sửa giúp nha!!!hihihihihihi

Hỏi đáp Ngữ văn

Câu trả lời:

Tết đến xuân về nhà nhà mọi người quây quần bên nhau gói bánh chưng, chúc nhau những điều tốt lành mong năm mới sang sẽ mang nhiều may mắn. Trong dịp Tết một điều ko thể thiếu trong mỗi gia đình là hình ảnh cây đào.

Trên mỗi cây đào là những lời chúc, những bao lì xì nho nhỏ đỏ thắm mà lũ trẻ rất thích. Những nụ hoa màu hồng chúm chím xinh xắn như đôi má cô thiếu nữ ửng hồng vì ngại ngùng, xấu hổ chen vào những chiếc lá màu xanh ngắt. Thân đào xù xì, nâu sẫm sờ vào thấy sần sùi, nhìn bề ngoài thì thân cây đào nôm có vẻ là phần xấu xí nhất của cây nhưng thực ra chất chứa bên trong là nguồn nhựa sống như một dòng yêu thương mãnh liệt đang đem hết sức để cho cây trổ lá, đơm bông. Tôi thích nhất là thân cây đào, nhiều người thắc mắc tại sao tôi lại ko thích chiếc lá, bông hoa mà lại đi thích cái gốc thân sần sùi xấu xí nhưng tôi chỉ muốn nói rằng tôi thích nó vì tình thương của nó dành cho hoa las của mik mãnh liệt như tình thương của một bà mẹ dành cho con. Nhiều lúc buồn, tôi lặng yên ôm cây mà thu thì những điều thầm kín trong lòng và mỗi lần như thế tôi lại thấy lòng mik nhẹ nhõm.

Cây đào ơi, dù những ngày Tết có trôi đi thì tôi vẫn luôn yêu người bạn thân chất chứa bao nỗi buồn, niềm vui của mik. Tạm biệt đaof nhé, hẹn Tết năm sau gặp lại!

P/s: Do bất chợt nên bài có thể ko hay lắm, mong bạn thông cảm nha!hihi

Câu trả lời:

Cảnh sắc của Việt Nam quê hương ta vô cùng tươi đẹp, đó là vẻ đẹp của non sông gấm vóc, ở mỗi thành phố, mỗi tỉnh thành lại có những vẻ đẹp đa dạng khác nhau, mang đặc trưng của vùng quê ấy. Là vùng đất nằm ở vị trí cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng sông nước Cà Mau không chỉ là một vùng địa lí của đất nước mà nó còn là một cảnh quan tươi sắc thu hút nhiều ngòi bút của thi nhân viết về nơi đây. Tiêu biểu lên trong số đó chính là tác phẩm “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là tác phẩm viết về cảnh tượng tươi đẹp và hùng vĩ của sông nước Cà Mau, đồng thời cũng thể hiện được tình cảm của tác giả Đoàn Giỏi dành cho nơi đây.

“Sông nước Cà Mau” nằm ở chương mười tám của tập truyện “Đất rừng phương Nam”của nhà văn Đoàn Giỏi. Trước hết nhà văn đã thể hiện được một ấn tượng khái quát của mình về vùng sông nước cà Mau, đó là càng đổ dần về hướng Cà Mau thì khung cảnh xung quanh được điểm tô bởi màu xanh của sắc lá, đó là những tán lá xanh ven bờ sông tạo ra một bức tranh hài hòa về màu sắc với màu nước sông cũng như màu sắc của bầu trời. Những sắc xanh của tán lá còn gợi cho người đọc liên tưởng đến sự sống tươi đẹp vùng sông nước. Ta có thể nhận thấy vị trí mà nhà văn Đoàn Giỏi quan sát đó chính là trên dòng sông, có lẽ nhà thơ đang thưởng ngoạn cảnh đẹp trên một con thuyền.

Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.

Sau đó con thuyền của nhà văn đến chợ nổi Năm Căn, đây là nơi các thuyền chở đầy những loại hoa quả, hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Đây cũng là một đặc trưng tiêu biểu của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Sông Năm Căn được miêu tả với một không gian rộng lớn, con sông này rộng đến “hàng ngàn thước”, nước ở con sông này cũng dòi dào, đặc biệt nước ở các con kênh, con rạch khác đổ vào ầm ầm như thác nước. Trong văn bản “Sông nước Cà Mau” thì sự đông vui, nhộn nhịp của chợ nổi Năm Căn thể hiện thông qua những chi tiết rất sống động, chân thực.

Đó chính là sự tấp nập, nhộn nhịp của những “túp lều lá đơn sơ”, của những “căn nhà gạch hai tầng”, “những đống gỗ cao như núi”, “những cột đáy”, “thuyền chài”, “thuyền lưới”…Sự độc đáo chỉ có ở chợ nổi vùng sông nước, đó chính là chợ họp luôn trên sông, những con thuyền chở đầy ăm ắp những loại hàng hóa, những người chủ thuyền chỉ cần đỡ sát thuyền lại với nhau là có thể trao đổi, mua bán hàng hóa từ tiêu dùng đến ẩm thực. Hơn nữa, Năm Căn còn là nơi tập trung những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều nơi khác nhau, có nhiều giọng nói cũng như trang phục khác nhau làm nên nét độc đáo của những khu chợ nổi này.

Không những rộng lớn, hùng vĩ là nơi bắt nguồn của nhiều con kênh,con rạch khác mà sông Năm Căn còn rất đa dạng và phông phú bởi nguồn thủy sản dồi dào “cá bơi hàng đàn” hình ảnh những con cá này thể hiện được sự giàu có hải sản của các con sông nhưng đồng thời nó cũng thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, êm ả của chốn sông nước mênh mông, bát ngát này. Đó cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên đất trời, các loại sinh vật, cảnh vật xung quanh cũng như hoạt động sống, hoạt động lao động của con người vùng sông nước.

Không chỉ miêu tả sông nước mà nhà văn Đoàn Giỏi còn đi vào miêu tả những cánh rừng dựng lên cao ngất như những “dãy trường thành vô tận”, đó là những khu rừng nguyên sinh vừa mang nét hoang sơ vừa mang nét huyền bí thu hút người xem, người nhìn. Ta có thể thấy ở đây nhà văn đã vô cùng tinh tế trong cảm nhận cũng như trong miêu tả lại cảnh sắc của vùng sông nước Cà Mau, theo hành trình xuôi dòng Năm Căn, nhà văn đã miêu tả tuần tự những cảnh sắc cũng như sự vật mà mình cảm nhận được nên ta thấy ở trong những trang văn này cảm xúc rất đỗi chân thực của nhà thơ.

Như vậy, tác phẩm “Sông nước Cà Mau”của nhà văn Đoàn Giỏi đã gởi ra cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về vùng sông nước Cà Mau, thông qua bức tranh ấy độc giả có thể cảm nhận được một cách trọn vẹn không gian hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên cũng như không gian náo nức, nhộn nhịp nơi chợ nổi. Cách tái hiện của nhà văn vô cùng độc đáo, xuôi theo cuộc hành trình cũng như xuôi theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà văn.

Hướng dẫn soạn bài Sông nước Cà Mau