Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Ninh Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 69
Điểm GP 10
Điểm SP 91

Người theo dõi (37)

Đang theo dõi (180)

Đỗ Thuỳ Linh
Chii Bé
Cherry Sos

Câu trả lời:

Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày……

Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem).
Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển.
Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu.
Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ.
Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Aùp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách :
- Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần
đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít,
đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp.
- Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi
mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm
nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì
chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.
- Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa
nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4
lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước.
Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
- Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới
để an toàn người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.

Câu trả lời:

ề Ếch ngồi đáy giếng

1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3 .

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài là: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi ; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến ; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúng vùng nước thẳm, cả hai đều xứng làm rể vua Hùng.

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản: "Sơn Tinh Thuỷ Tinh". Văn bản đó được viết theo thể loại: Truyện dân gian. Nội dung của văn bản gắn liền với thời đại thời đại Hùng Vương thứ mười tám trong lịch sử Việt Nam.

2. Xét về nguồn gốc , từ ''cầu hôn'' trong đoạn văn thuộc loại từ: Từ loại

3. Trong truyện , nhân dân lao động (tác giả dân gian) đã thể hiện thái độ ủng hộ nhân vật: Sơn Tinh. Vì:

+) Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

​Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 6:

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao !

Em mơ làm mây trắng

Đánh thức bao mầm xanh

Vươn lên từ đất mới

Mang cơm no áo lành

4. Xét về cấu tạo từ : non sông , gấm vóc trong đoạn thơ trên thuộc thể loại từ: Danh từ. Vì để gọi tên một vật, một sự việc, một tình trạng ...v.v..

5. Xác định danh từ trong khổ thơ thứ hai ( từ Em mơ làm mây trắng ....... Mang cơm no áo lành.):

Emlàm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao !

Emlàm mây trắng

Đánh thức bao mầm xanh

Vươn lên từ đất mới

Mang cơm no áo lành

6. Đoạn thơ trên nói về nội dung: Ước mơ của bạn nhỏ.
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nội dung đoạn thơ:

Qua đoạn thơ ta thấy được những ước mơ của một bạn nhỏ hồn nhiên, ngây thơ .Bạn mơ được làm làn mây trắng bay khắp nẻo trời cao để được ngắm nhìn non sông tươi đẹp,ngắm nhìn cảnh sắc quê hương đất nước thơ mộng của mình.Bạn mơ được làm ánh nắng ấm áp giúp cho bao mầm xanh vươn lên từ mặt đất mang lại áo cơm no ấm ,niềm hạnh phúc ,sự an ủi đến mọi người.Ước mơ của bạn giúp em thêm yêu quý vẻ đẹp quê hương đất nước và mong muốn được làm những công việc có ích cho quê hương ...

Câu trả lời:

Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến “không sử dụng bao bì ni lông”- Hoàn cảnh ra đời của bản thông điệp.
Phần 2: Tiếp theo đến “nghiêm trọng đối với môi trường”- Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và nêu giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.
Phần 3: Còn lại- Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường Trái Đất.
Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng, thuyết minh về một vấn đề khoa học tự nhiên.
II- Đọc - Hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh ra đời của bản thông điệp:
Lịch sử Ngày Trái Đất 22-4
Ông John McConnell, người đề xướng Ngày Trái Đất, đã vận động cử hành tôn vinh Trái Đất ngày 21-03-1970. Thành phố San Francisco (có nghĩa là thành phố của Thánh Francis - thánh chủ của môi trường) đã hưởng ứng, công bố ngày 21-03-1970 là Ngày Trái Đất, và sau đó Tổng thư ký Liên hiệp quốc U Thant đã công bố đó là ngày Trái Đất quốc tế. Đó là ngày mùa đông chấm dứt chuyển sang xuân, cây cối nẩy chồi ra lá mới. Nhưng sau này một bộ phận đông đảo những nhóm hàng năm cử hành Ngày Trái Đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái Đất, và họ cử hành vào ngày 22 tháng 04 hàng năm.

Ngày Trái đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Wisconsin, Mỹ phát động vào ngày 22-4-1970 với 20 triệu người tham gia. Cho đến nay, ngày này hàng năm vẫn được tổ chức kỷ niệm bằng những việc như trồng cây, dọn sạch rác và vận động cho một môi trường sạch.
Gaylord Nelson
Năm 2000, lần đầu tiên Việt Nam tham gia “Ngày Trái Đất” dưới sự chủ trì của bộ khoa học công nghệ và môi trường với chủ đề “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”
2 . Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng
a. Tâc h?i:
Ô nhiễm môi trường do đặc tính không phân hủy.
Bao bì ni lông lẫn vào đất cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật -> xói mòn.

- Bao ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải -> tăng khả năng ngập lụt ở đô thị về mùa mưa.
- Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm muỗi phát sinh -> lây truyền dịch bệnh.
- Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
- Ni lông màu có chất độc hại, đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm, gây bệnh cho não, ung thư phổi...
- Ni lông thải bị đốt, khí độc thải ra (đi-ô-xin) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người (ung thư, dị tật bẩm sinh ...)

Liệt kê các tác hại và phân tích có cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó.
Cách thuyết minh vừa mang tính khoa học lại vừa mang tính thực tế, rõ ràng, ngắn gọn nên dễ hiểu, dễ nhớ.
Nhận xét về cách thuyết minh của đoạn văn bản vừa tìm hiểu?
Chôn lấp:
Khu vực xử lí rác thải Nam Sơn – Sóc Sơn hằng ngày tiếp nhận hàng nghìn tấn rác thải, trong đó có khoảng 10-15 tấn nhựa, ni lông -> Việc chôn lấp gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, có những biện pháp nào để xử lí rác thải là bao bì ni lông?
Đốt:
Phương pháp này chưa phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên việc đốt ni lông sẽ thải ra khí độc gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Tái chế:
Phương pháp này gặp nhiều khó khăn vì giá thành tái chế đắt gấp 20 lần giá thành sản xuất bao bì ni lông mới.
b. Biện pháp hạn chế sử dụng:
- Giặt, phơi khô để dùng lại.
Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
Thay ni lông bằng giấy, lá
Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của bao bì ni lông để hạn chế sử dụng.
3. Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường Trái Đất.
Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa!
Hãy bảo vệ Trái Đất...
Hãy cùng nhau hành động: “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”
=> Câu cầu khiến với điệp từ “Hãy” có tính nhấn mạnh khẩn thiết -> có tính thuyết phục cao.
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Ni lông
Lẫn vào đất
Xói mòn
Vứt xuống cống
Tắc đường thoát nước
Cản trở sinh trưởng của thực vật
Ngập lụt đô thị
Muỗi phát sinh
Lây truyền dịch bênh
Trôi ra biển
Chết sinh vật
Ni lông màu đựng thực phẩm
Nhiễm độc - Gây bệnh nguy hiểm
Hãy cứu Trái Đất: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông

Câu trả lời:

Quê hương em hiện lên với bao hình ảnh tươi đẹp.Đồng lúa chín vàng ươm như phủ lên một dải lụa vàng trông rất đẹp.Những hàng cây xanh thắm như bao phủ tất cả mọi thứ.Những ngôi nhà mái ngói san sát vào nhau,xen vào đó là những khu vườn.Trong vườn,chim hót líu lo,hội tụ về đây như hát 1 bàn dao hưởng nghe thật êm tai.nhưng vào mùa hè thì sôi động hơn bởi có những tiếng ve sầu kêu râm ran.Chiều chiều,em ra cánh đồng thả diều cùng mấy đứa khác.Có đứa thả cao,cứ đua nhau vươn theo gió,muốn cao hơn nữa,bay xa hơn nữa.Em ngồi 1 chỗ & chú ý lắng nghe tiếng sáo thì mới cảm nhận được tiếng sáo hay như thế nào:Lúc lên cao,lúc hạ xuống,vi vu,trầm bổng.&cũng ngồi nghĩ sau này quê hương em sẽ khác biệt bây giờ rất nhiều do sự chi phối của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Sau này sẽ không có những cánh đồng vàng ươm mà sẽ được quy hoạch lại thành 1 vùng.&cũng sẽ không có những hàng cây xanh bao phủ mà là các khu công nghiệp sẽ chen lấn.Không còn những ngôi nhà cấp 4 mà là thay =các ngôi nhà biệt thự.&khi đó cũng không có những khu vườn nhỏ bé để trồng các loại cây mình yêu thích.Không có vườn thì chim chóc cũng không tìm đến &đi tìm 1 mảnh đất #.Nhưng dù sao chăng nữa em vẫn mãi luôn yêu quý nó vì đây là nơi chôn rau cắt rốn của mình mà