Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Ninh Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 69
Điểm GP 10
Điểm SP 91

Người theo dõi (37)

Đang theo dõi (180)

Đỗ Thuỳ Linh
Chii Bé
Cherry Sos

Câu trả lời:

1. Mở bài

- Nhà thơ Tố Hữu có câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

- Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả giữa “cho” và “nhận” mà đôi khi ta không nhận ra.

2. Thân bài

a) Giải thích

- Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý.

- Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn.

- Chonhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

b) Bàn luận

(1) Biểu hiện của cho và nhận

- Trong cuộc sống quanh ta, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ cần rất nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta chia ngọt sẻ bùi.

- Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi.

- Khi trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, họ trao đi rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng thứ họ nhận được là sự nhẹ nhõm và bình an trong tâm mình.

- Những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.

(2) Ý nghĩa của cho và nhận

- Cho nhận là những quy luật của tự nhiên và xã hội loài người. Trong xã hội, vấn đề này càng cần được nhận thức rõ ràng: không cho thì không thể nào nhận được.

- Chonhận xứng đáng được ngợi ca với tinh thần ta biết sống vì người khác, một người vì mọi người.

- Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái.

- Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận càng được nhận thức rõ ràng. Muốn đời sống được nâng lên, mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng. Có như vậy, bằng tài năng và sức lực, mới góp phần làm giàu cho Tổ quốc, làm giàu cho bản thân. Khi đó, cái mà ta cho cũng là cái ta nhận. Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó.

(3) Mở rộng, phản đề

- Chonhận đáng phê phán khi: những kẻ tham lam tàn nhẫn sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, kẻ tầm thường chỉ muốn nhận muốn vay mà không muốn cho, muốn trả.

- Phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân… để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Vì thế, sống, hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn học cách cho đi.

3. Kết bài

Hãy mở rộng lòng mình để cảm nhận cuộc sống. Hãy yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn để xã hội càng văn minh, để cái nắm tay giữa con người với con người thêm ấm áp.

Câu trả lời:

Trên văn đàn hợp pháp ba mươi năm đầu thế kỉ XX, Á Nam Trần Tuấn Khải là một tên tuổi để lại nhiều dấu ấn sâu đậm. Thơ Trần Tuấn Khải đã rung vào dấy đàn yếu nước thương nòi của mọi lòng người (Xuân Diệu). Là một hồn thơ yêu nước lưu hành công khai, hợp pháp, nên nội dung yêu nước trong thơ ông thường được biểu hiện một cách riêng biệt để có thể lọt qua vòng kiểm duyệt khắt khe của chính quyền thực dân lúc bấy giờ. Mượn đề tài lịch sử để kí thác tâm sự yêu nước là một cách thức biểu hiện hữu hiệu và là một thành công lớn của Trần Tuấn Khải. Trong đó có thể xem: Hai chữ nước nhà là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu cho tập Bút quan hoài I (xuất bản năm 1924). Bài thơ lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta. Nhà thơ đã mượn lời của người cha là Nguyễn Phi Khanh dặn dò con là Nguyễn Trãi để gửi gắm nỗi lòng của mình. Bài thơ mở đầu bằng một cuộc chia li đầy máu và nước mắt: Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm, Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu, Bốn bề hổ thét chim kêu, Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình. Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước. Chút thân tàn lần bước dặm khơi, Trông con tầm tã châu rơi, Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên. Nhà thơ đã chọn một bối cảnh không gian thật đặc biệt để làm nền cho cuộc chia li của hai cha con. Đó là chốn Ải Bắc heo hút, ảm đạm. Ải Bắc là một địa danh có sức gợi cảm lớn, và đối với cuộc ra đi không ngày trở lại của ông Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để rồi chia biệt vĩnh viễn đối với Tổ quốc, với quê hương: Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm, Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu, Bốn bề hổ thét chim kêu, Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình Và cảnh vật tang tóc, thê lương càng tô đậm thêm nỗi buồn đau trong lòng người hóa thành máu và lệ chia li: Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, Chút thân tàn lần bước dặm khơi. Trông con tầm tã châu rơi, Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên. Nước đã mất, nhà đã tan, hai cha con trở thành một kẻ vong quốc. Hơn nữa, tình cảnh của ông Nguyễn Phi Khanh là tình cảnh của một tù binh đang phải chịu cảnh lưu đày biệt xứ. Hình ảnh người cha già với chút thân tàn đang lê bước tới chốn lưu đày khiến người con rất đỗi đau lòng. Nguyễn Trãi những muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu. Nhưng thù nhà, nợ nước chất chồng, làm sao ông Nguyễn Phi Khanh có thể để con báo hiếu. Đối với người cha, nỗi đau mất nước đè nặng tâm hồn ông như: hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, khiến ông không thể nghĩ đến tình riêng. Người cha ngậm ngùi gạt nước mắt chia li, dằn lòng khuyên con quay trở lại tìm cách diệt thù báo quốc. Cảnh nước mất nhà tan, cha con li biệt thật đau đớn, xót xa. Bao trùm lên nỗi đau thương ấy là tình nhà nghĩa nước thiết tha, sâu đậm khiến người đọc không thể không bồi hồi, xúc động. Trong hoàn cảnh cha con chia lìa, lời khuyên của người cha trở thành lời trăn trối thiêng liêng và xúc động. Trong lời trăn trối đầy máu và nước mắt của người cha, hiện tình đất nước hiện ra đầy đau thương tang tóc: Bốn phương khói lửa bừng bừng, Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! Nơi đô thị thành tung quách vỡ, Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con, Làm cho xiêu tán hao mòn Thảm cảnh ấy gắn liền với tội ác của giặc thù, của bọn lòng lang, dạ sói: Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu. Thảm cảnh của đất nước và tội ác của quân giặc khiến người cha tột cùng đau đớn và căm uất: Thảm vong quốc kể sao xiết kể, Trồng cơ đồ nhường xé tâm can, Ngậm ngùi đất khốc giời than, Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này! Khói Nùng Lĩnh như xây khôi uất, Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu, Con ơi! Càng nói càng đau, Lấy ai tế độ đàn sau đó mà? Vượt lên trên sô phận của cá nhân là số phận của một dân tộc, một quốc gia. Vì thế nỗi đau của ông Nguyễn Phi Khanh đã trở thành nỗi đau lớn lao, cao cả: nỗi đau non nước; một nỗi đau thấu cả đất trời: Ngậm ngùi đất khóc giời than. Gắn bài thơ với hoàn cảnh ra đời của nó là bối cảnh đầu thế kỉ XX, thì những người dân Việt Nam lúc này cũng chỉ là những kẻ vong quốc đang chịu cảnh lầm than cơ cực. Nỗi đau mất nước của người xưa cũng là nỗi đau thương của cả dân tộc ta đầu thế kỉ XX. Lời thơ Trần Tuấn Khải đã tác động đến sâu thẳm trái tim yêu nước thương nòi của người dân đất Việt. Trở lại với đoạn thơ và tâm sự của ông Nguyễn Phi Khanh, ta nhận thấy hình như trong tiếng nấc xót xa cho tình cảnh đau thương của đất nước, có cả sự ngậm ngùi chua xót của một người cảm thấy mình có lỗi với nước, với dân: Cha xót phận tuổi già sức yếu Lỡ sa cơ đành chịu bó tay Nên ông càng thêm tha thiết mong mỏi con trai có thể thay mình mà phục thù, báo quốc, rửa được mối hận cho cha già: Giang sơn gánh vác sau này cậy con. Có lẽ, đây cũng là lời tâm huyết cuối cùng của người cha! Càng đọc kĩ đoạn thơ, ta càng xúc động sâu sắc trước tâm sự yêu nước mãnh liệt của người cha, cũng là tâm sự yêu nước mãnh liệt của nhà thơ. Và ta càng hiểu vì sao thơ Trần Tuấn Khải lại nhận được sự đón chào nồng nhiệt của công chúng độc giả, nhất là tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ. Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải. Bài phân tích tác phẩm của một học sinh lớp 8 trường THCS Tam Thanh – Yên Sơn – Tuyên Quang. Bài làm Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), bút hiệu Á Nam quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Là một nhà Nho tiến bộ, ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để kín đáo bộc lộ nỗi đau mất nước, thái độ căm giận bọn cướp nước cùng bè lũ tay sai và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình, đồng thời động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào. Thơ Trần Tuấn Khải được truyền tụng rộng rãi trong giai đoạn đầu thế kỉ XX, nổi tiếng nhất là những bài hát theo làn điệu dân ca như Gánh nước đêm, Anh đi anh nhớ, Hai chữ nước nhà được viết dưới hình thức thơ lục bát và song thất lục bát. Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I, quyển thứ nhất, sáng tác vào năm 1924. Mượn đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Phi Khanh, một viên quan tài giỏi của triều đình phong kiến đương thời bị giặc bắt đem sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi định đi theo để chăm sóc cha nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay về để mưu tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Đoạn trích trong sách giáo khoa gồm 36 câu là phần mỗ đầu của bài thơ dài 101 câu, nội dung kể lại cuộc chia tay đầy ý nghĩa của cha con Nguyễn Trãi đã được ghi vào lịch sử chống ngoại xâm đau thương và oanh liệt của dân tộc. Trong cảnh ngộ đau thương, Nguyễn Phi Khanh gạt lệ khuyên con trai bao điều hữu ích. Đất nước thịnh suy là lẽ thường tình. Làm trai phải biết nuốt hận, chờ thời cơ để trả nợ nước, báo thù nhà. Người cha già lực bất tòng tâm, đành gửi trọn niềm tin vào con trai, mong con nối chí lớn của mình, tiếp tục sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng đất nước. Đoạn trích có thể chia làm ba phần: Phần 1 : Từ đầu… đến lời cha khuyên: Tâm trạng đau đớn của người cha trong cảnh ngộ éo le; Phần 2: Tiếp theo… đến sau đó mà: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc. Phần còn lại : Sự bất lực của người cha và lời trao gửi tâm huyết dành cho con. Tại sao tác giả lại lấy Hai chữ nước nhà làm tựa đề của bài thơ? Tựa đề đó gắn với tư tưởng chung của bài thơ như thế nào? Nước và nhà vốn là hai khái niệm, nhưng trong hoàn cảnh riêng của hai cha con Nguyễn Trãi thời xưa (thế kỉ XV) và hoàn cảnh chung của đất nước ta vào những năm đầu thế kỉ XX thì hai khái niệm đó lại có mối liên quan không thể tách rời. Nước mất thì nhà tan. Thù nhà chỉ có thể trả được khi thù nước đã rửa. Bởi thế Nguyễn Phi Khanh muốn nhắc nhở con là hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường. Sức truyền cảm mạnh mẽ của bài thơ toát lên từ nội dung yêu nước. Tác giả đã tái hiện khá đầy đủ khung cảnh buổi chia li và tâm trạng đau thương, khắc khoải cua hai cha con Nguyễn trãi. Điều đó giống như “gảy đúng vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người”. (Xuân Diệu). Có thể coi những lời khuyên của Nguyễn Phi Khanh trong bối cảnh nước mất, nhà tan là lời trăn trối của cha với con trong giờ vĩnh biệt. Các câu cảm thán đã tạo nên âm hưởng lâm li, thống thiết. Thể thơ song thất lục bát rất phù hợp với việc diễn tả tâm trạng nặng trĩu buồn thương của nhân vật. Nội dung bài thơ không chỉ đơn thuần mang tính chất hoài cổ mà nó chất chứa tâm sự phẫn uất, đau thương của tác giả trước tình cảnh nước mất, nhà tan trong hiện tại. Vì vậy, nó làm rung động lòng người và được truyền tụng rộng rãi, đặc biệt là trong tầng lớp trí thức, thanh niên và học sinh yêu nước. Đốn câu thơ đầu là khung cảnh cuộc chia li: Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm, Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu. Bốn bề hổ thét chim kêu, Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình. Cuộc chia tay giữa hai cha con diễn ra ở biên ải phía Bắc vốn là nơi ảm đạm, heo hút, bốn bề rừng núi trập trùng, mây sâu, gió thảm, hổ thốt, chim kêu… Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây tựa điểm dừng chân cuối cùng để rồi vĩnh viễn xa lìa Tổ quốc, quê hương và những người ruột thịt. Tấm trạng đau đớn của kẻ bị lưu đày biệt xứ đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương và ngược lại, cảnh vật ấy càng như giục Cơn sầu trong lòng người vốn nặng tình non nước. Tình cảm yêu nước của tác giả đã biến những hình ảnh ước lệ và từ ngữ sáo mòn trong thơ cổ điển thành chân thực và cảm động. Dường như tác giả được trực tiếp chứng kiến cuộc chia tay đau đớn ấy và hóa thân vào cả kẻ ở lẫn người đi để thấu hiểu, đồng cảm với tâm trạng nhân vật, từ đó viết nên những dòng thơ máu hòa nước mắt: Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, Chút thân tàn lần bước dặm khơi, Trông con tầm tã châu rơi, Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên. Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định, Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay. Giời Nam riêng một cõi này, Anh hùng hiệp hữ xưa nay kém gì Hoàn cảnh của cha con Nguyễn Trãi thật éo le: cha bị giặc bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại; con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu, nhưng cha dằn lòng khuyên con trở lại để mưu tính việc đền nợ nước, trả thù nhà. Đối với cả hai cha con, nghĩa nước, tình nhà đều thiêng liêng sâu đậm. Trước cảnh nước mất, nhà tan, cha con li biệt, nỗi đau đớn xót xa trong lòng họ càng tăng lên gấp bội. Nguyễn Phi Khanh khuyên con những điều tâm huyết. Trước hết, ông nhắc nhở con về dòng giống cao quý của dân tộc Việt : Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định. Sau đó phân tích cho con hiểu về quy luật của lịch sử là các triều đại phong kiến ắt phải trải qua các giai đoạn hưng thịnh và suy vong nhưng gương anh hùng, hiệp nữ cứu nước thì xưa nay không hiếm và không kém gì những gương sáng trong lịch sử phong kiến phương Bắc. Để bảo vệ đất nước, người phụ nữ còn làm nghĩa hiệp, huống chi các bậc nam nhi?! Nguyễn Phi Khanh lấy bốn chữ Giang sơn làm trọng để giải thích cho Nguyễn Trãi – người con mà ông yêu quý và tin tưởng nhất. Trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động vô cùng, khiến người con phải khắc cốt ghi xương. Tác giả hóa thân vào Nguyễn Phi Khanh, người bị biệt xứ lưu đày, tâm tư trĩu nặng nỗi lo đời để miêu tả tình hình bi thảm của đất nước và lên án tội ác trời không dung đất không tha của quân xâm lược: Thân vận nước gặp khi biến đổi, Để quân Minh thừa hội xâm lăng, Bốn phương khói lửa bừng bừng, Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! Nơi đô thị thành tung quách vỡ, Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con, Làm cho xiêu tán hao mòn, Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu! Những câu thơ này xoáy mạnh vào nỗi nhục mất nước trong tâm can người đọc đương thời. Giặc Pháp bây giờ nào có khác chi giặc Minh thuở ấy, cũng đang gây ra bao cảnh đau thương tang tóc trên đất nước ta. Xen giữa những dòng tâm tư đắng cay, chua xót là những lời cảm thán ngậm ngùi, bi thương: Thảm vong quốc kể sao xiết kể, Trông cơ đồ nhường xé tâm can, Ngậm ngùi đất khóc giời than, Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này! Những động từ, tính từ có sức gợi cảm cao như : kể sao xiết kể, xé tâm can, thương tâm, lầm than đã phản ánh mức độ bi thảm của thực trạng mất nước lúc bấy giờ. Gây xúc động nhất là hình ảnh: Ngậm ngùi đất khóc giời than, quả là “tình cảnh cảm sầu, kể sao cho xiết” đúng như nhận định của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Tâm sự đau đớn của Nguyễn Phi Khanh được thể hiện trong bài thơ là nỗi đau lớn lao, vượt lên số phận cá nhân, trở thành nỗi đau non nước. Mỗi lời nhắn nhủ con là một tiếng than, tiếng nấc nghẹn ngào, cay đắng. Giọng thơ bi phẫn vốn là sở trường của Trần Tuấn Khải rất phù hợp với việc diễn tả tâm trạng khắc khoải, buồn thương của nhần vật Nguyễn Phi Khanh. Do đó bài thơ có sức lay động lòng người, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu đương thời. Trong những giây phút cuối cùng được sống bên con, Nguyễn Phi Khanh đã đặt ra cho Nguyễn Trãi một câu hỏi lớn, cũng là nỗi niềm băn khoăn không lúc nào nguôi trong lòng ông: Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất, Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu, Con ơi! Càng nói càng đau, Lấy ai tế độ đàn sau đó mà ? Tác già mượn hình ảnh khói núi Nùng, sóng sông Nhị (sông Hồng còn gọi là Nhị Hà) biểu tượng của kinh đô nước Đại Việt để thể hiện mức độ căm giận quân xâm lược của mình, cơ nghiệp lớn lao vững chắc của ông cha, tổ tiên gây dựng tự bao đời, nay con cháu há lại để rơi vào tay giặc dữ? Nói đến tình cảnh “lực bất tòng tâm” của Nguyễn Phi Khanh, ngòi bút tác giả như đẫm nước mắt: Cha xót phận tuổi già sức yếu, Lỡ sa cơ đành chịu bó tay, Thân lươn bao quản vũng lầy, Giang sơn gánh vác sau này cậy con. Con nên nhớ tổ tông khi trước, Đã từng phen vì nước gian lao. Bắc Nam bờ cõi phân mao, Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây… Tất cả những lời nói trên của Nguyễn Phi Khanh đều là lời gan ruột, tâm huyết trao lại cho con. Gánh nặng sơn hà, xã tắc đã uỷ thác cho thế hệ sau với tất cả niềm tin tưởng và hi vọng. Lời khuyên của cha kích thích, hun đúc chí nam nhi của con, động viên con hãy tỏ ra xứng đáng với sự nghiệp oanh liệt của tổ tông đã bao phen vì nước. Hai chữ nước nhà là bài thơ nổi tiếng của Á Nam Trần Tuấn Khải. Tác giả tái hiện cuộc chia tay giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan để thông qua đó bộc lộ cảm xúc của mình, đồng thời khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào ta. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà của tác giả đã tạo nên sức sống lâu dài cho bài thơ. Nhà thơ Xuân Diệu nhận xét rất đúng: “Hai chữ nước nhà được xem là bài thơ hay nhất đã tổng hợp các mô típ văn thơ yêu nước của Á Nam, từ giọng bi tráng đến giọng mỉa mai, từ chất căm hờn đến lời mắng mỏ, từ sự dỗi tức nguyền rủa bọn Việt gian chết tiệt đến nỗi đau thương ôm lấy bà mẹ giang san”.

Câu trả lời:

I. Use the correct verb form

1. Tourists could see fish (swim)…swimming……………… along the brook.

2. We enjoy (swim) …swimming……………… along this river.

3. The form teacher has asked Jack (write) …to write………………an essay on the Thames.

4. It sometimes may be difficult (get) ……to get…………… a taxi during rush- hours.

5. The rain has made the children (stop) … stop……………… their games.

6. She tells the driver(take) ……to take……………….. her to the railway station.

7. Does Mrs. Green have them (carry) …carry……………………those books back home?

8. The principal noticed those pupils (try) ……to try……………….. harder and harder.

9. Children have just stopped ( play) …playing…………………….. football.

10. They keep (talk) ………talking…………………… about an old friend they met yesterday.

11. Is Black Pool (visit) …visited………………………. by thousands of tourists each year?

12. We heard Mr. Brown (park) …parking…………………….. his car near the gate.

13. They’ve finished (do) …doing…………………………..their homework.

14. They had their house (paint) ……painted………………….. before Tet holiday.

15. I advised him (wait) ……to wait…………………………. for me at the airport.

16. Would you mind (help) ……helping………………………. me with this work?

17. Do you smell something (burn) …burning……………….. in the kitchen?

18. Mother requests her daughter not (come) …to come…………………back home late.

19. We shall have the grass (cut)……cut………………. tomorrow.

20. They noticed lots of sheep (graze) …grazing…………………. in green meadows.

21. Would you like (have) ……to have…………………… something to eat?

22. It started (rain) ……raining………… an hour ago. Has it stopped (rain) raining………………… yet?

23. My family is trying (decide)…to decide…………………where to go on holiday.

24. Our teacher made me (answer)…answer…………… .all the questions.

25. I’ve enjoy (meet) …meeting……………. you. I hope (see) ……to see…………….. you again.

26. I hate (see) ………seeing…………. a child (cry)……………cry…………...

27. They prefer ( play)……to play…………………… in swimming pool all day.

28. They refuse (go)……to go………………….. out on trips if it’s too hot.

29. I used (smoke)……to smoke…………… 20 cigarettes a day, but now I give up (smoke) …smoking………

30. We decided (rent)………to rent……………… a house with a swimming pool.

31. Can you help me (get) ……get………………. the dinner ready?

32. When we arrived, the people next door invited us (have)………to have……a drink with them.

33. We began (talk)……talking………………………. about next year’s holiday two months ago.

34. I remember (lock)……locking……. the door when I left but forgot (shut) …to shut……… the window.

35. He agrees (start)……to start……………………… the job as soon as possible.

36. I finished (read)……reading…………………….. the book and went to bed.

37. My teachers always expected me (do)……………to do…………………….. well in exams.

38. Let me (pay) ………pay………………………….. for the meal. You paid last time.

39=>44 lặp.lần sau bạn nên lưu ý,đăng ít thôi =.=

45. I finished (read)……reading…………………….. the book and went to bed.

46. My teachers always expected me (do)…………………to do……………….. well in exams

47. It’s difficult (get) …to get…………used to (eat) ……………eating…………… with chopsticks.

48. Gravity keeps the moon …travel……………………. around the earth instead of ……shooting……………… off into space. (travel / shoot)

49. If you go on ………letting…………… the dog ………run……… after cars, he’ll end by …being…………… run over. (let / run / be)

50. There is no point ……to worry……………………… about the bill. (worry)

51. In order …………to avoid…………… ……………infecting………… with bird flu, Ba suggested that chicken shouldn’t ………eat……………….. (avoid / infect / eat)

52. He is too ill ……to do………………. anything. (do)

53. The students were made …to study……………………. hard during the exam. (study)

54. I’d rather ……earn…………… my living by ………cleaning………… the floor than ……make…………. money by …………blackmailing………… people. (earn / clean / make / blackmail)

55. He should be advised ……to drink………………… a lot of milk. (drink)

56. We remember ……meeting………………. him before. (meet)

57. They don’t allow ……to smoke……………… in the auditorium, they don’t want …to risk………………… ……………setting……. it on fire. (smoke / risk / set)

58. That boy was used to ……collecting……………….. from school by his mother. (collect)

59. Do you know the man …standing……………………at the door ? (stand)

60. This castle is believed ……to be built…………………… hundreds of years ago. (build)

61. You should consider ……to go………………… on a picnic at the weekend. (go)

62. She didn’t enjoy ………being helped………………… by his neighbors. (help)

63. I wish you wouldn’t keep …lying………………… to me. (lie)

64. On the way home, Long often stops …to buy…………………… a newspaper. (buy)

65. I tried ……………to convince……… to take part in that competition essay. (convince)

II. Add a correct question tag to each sentence

1. You aren't afraid of snakes……are you……………?

2. Ann isn't at home……is she………… ……?

3. You don't know French…do you…………?

4. Tom didn't see her……did he………………?

5. This isn't yours…………is this……………?

6. Mary wasn't angry………was she……………?

7. Bill hasn't had breakfast……has he…………?

8. You won't tell anyone……will you……………?

9. I didn't wake you up……did I………………?

10. Tom doesn't like oysters……does he…………?

11. You don't want to sell the house……do you…………?

12. It doesn't hurt………does it…………………?

13. People shouldn't drink and drive……should they……………?

14. You aren't going alone………are you………………?

15. They couldn't pay the rent……could they………………?

16. You don't agree with Bill……do you………………?

17. There wasn't a lot to do………was there……………?

18. I needn't say anything………need I………………?

19. That wasn't Ann on the phone……was it………………?

20. You didn't do it on purpose………did you…………………?

21. This won't take long………will this………………?

22. She doesn't believe you……does she……………?

23. It didn't matter very much……did it…………?

24. Mary couldn't leave the children alone…could she……………?

25. You aren't doing anything tonight……are you………?

26. You wouldn't mind helping me with this……would you………?

27. George hadn't been there before……had he………?

28. The children weren't surprised……were they……………?

29. You wouldn't like another drink……would you…………?

30. Tom doesn't have to go to lectures…does he…………?

31. Bill hasn't got a car……has he………?

32. Bill couldn't have prevented it……could he………?

33. I needn't wait any longer……need I………?

34. There weren't any mosquitoes………were there………?

35. The fire wasn't started deliberately ……was it…………?

36. The children can read French……can't they……………?

37. He's ten years old…isn't he…………………?

38. Bill came on a bicycle……didn't he…………?

39. The Smiths have got two cars……haven't they……………?

40. Your grandfather was a millionaire………wasn't he………?

41. Tom should try again…shouldn't he…………………?

42. It could be done…couldn't it…………………?

43. Your brother's here……………isn't he……………?

44. That's him over there…isn't that…………………?

45. George can leave his case here……cant he………………?

46. This will fit in your pocket………won't this……………?

47. His wife has headaches quite often……doesn't she……………?

48. She's got lovely blue eyes……hasn't she……………?

49. The twins arrived last night………didn't they…………?

50. Mary paints portraits………doesn't she……………?

51. Bill puts the money in the bank……doesn't he………………?

52. Prices keep going up………don't they…………?

53. I've seen you before……haven't I………………?

54. Bill's written a novel……hasnt' he…………?

55. His mother's very proud of him……isn't she……………?

56. The twins used to play rugby………didn't they………………?

57. Tom might be at home now……mightn't he……………?

58. We must hurry……mustn't we…………………?

59. You'd been there before……wouldn't you………………?

60. You'd like a drink………wouldn't you……………?

61. The boys prefer a cooked breakfast……don't they……………?

62. Mary ought to cook it for them……oughtn't she………………………?

63. That was Ann on the phone…wasn't that……………………?

64. The Smiths need two cars…don't they……….……?

65. He used to eat raw fish……didn't he…….………?

66. You'd better wait for Bill……wouldn't you…………?

67. You'd come if I needed help…wouldn't you…………?

68. You could come at short notice…couldn't you……………?

69. You take sugar in tea…don't you………………?

70. But you don't take it in coffee………do you……………?

71. The lift isn't working today………is it……………

72. It never works very well………does it………………?

73. The area was evacuated at once ………wasn't it………………?

74. There was no panic ………was there……………?

75. Though everybody realized the danger……didn't they..…………?

76. There was a lot of noise……wasn't there………..……?

77. But nobody complained……do they……………?

78. Mary hardly ever cooks………does she……………?

79. She buys convenience foods……doesn't she………………?

80. She'd save money if she bought fresh food……wouldn't she……………?

81. Mr. Smith usually remembered his wife's birthdays………didn't they…………?

82. But he didn't remember this one………did he…………………?

83. And his wife was very disappointed………wasn't she………………

84. He ought to have made a note of it………oughtn't he……………?

85. Neither of them offered to help you…………did they……?

86. They don't allow pet dogs in this shop……do they……………?

87. But guide dogs can come in………can't they………………?

88. He hardly ever leaves the house………does he……………?

89. That isn't Bill driving……is that………………?

90. Nothing went wrong………did it………?

Lions are loose in this reserve………aren't they………………?

91. It'd be unpleasant to be attacked by a lion……wouldn't it…….……?

92. He is never at home on Sunday, ……is he……………?

93. It is a pity Ann didn't come with us………did dhe……………?

94. Lives were lost unnecessarily……………were they……?

95. There used to be trees here……didn't there………………

96. There isn't any point in waiting………is there…………?

97. He'll hardly come now………will he……………?

98. You’ ve already done your homework,……………haven't you………….?

99. They don’t walk regularly……………do they…………………?