Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX
_ 1/9/1858: thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam. _ Về chính trị:
Chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề.
Tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
Chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với các chế độ cai trị riêng => chia để trị, nhằm làm suy yếu sức mạnh của dân tộc ta.
Thẳng tay đàn áp phong trào của dân ta trong biển máu. _ Về kinh tế: bóc lột kinh tế
Nông nghiệp: cướp ruộng đất lập đồn điền, xây dựng 1 số cơ sở nông nghiệp, không phát triển nông nghiệp nhưng thu đủ địa tô
Khai thác tài nguyên: than Quảng Ninh, ...
Xây dựng giao thông, bến cảng phục vụ khai thác.
Công nghiệp: phát triển một số ngành phục vụ việc khai thác (xi măng Hải Phòng, điện Yên Phụ, ...).
Ngân hàng và cho vay nặng lãi (1914: mỗi người dân nợ cả gốc lẫn lãi là 23,3 đồng Đông Dương).
Trăm thứ thuế vô lý.
⇒ Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá Pháp (độc quyền rượu cồn, thuốc phiện, ...)
⇒ Tuy chính sách khai thác tạo nên những chuyển biến mới cho nền kinh tế Việt Nam (giống cây mới: hồ tiêu, ...; công trình kiến trúc: cầu Long Biên, Nhà Hát Lớn,...; trung tâm kinh tế; ngành kinh tế mới;...) nhưng vẫn mang lại những hậu quả nặng nề (kinh tế phát triển què quặt và lệ thuộc vào tư bản Pháp).
_ Về văn hoá: chính sách văn hoá giáo dục mang tính thực dân, nô dịch
• Lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.