Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Sơn La , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 48
Điểm GP 3
Điểm SP 47

Người theo dõi (5)

Đang theo dõi (19)


Câu trả lời:

Ariel đã thay đổi toàn bộ công việc giặt giũ nhàm chán, sự đổi mới trở thành một phần cốt lõi trong cuộc sống.

Vào những năm 60, Ariel lần đầu tiên ra mắt trên thị trường thế giới. Đó là thời điểm mà nhiều người tin rằng họ có thể mang lại nhiều sự khác biệt trong cuộc sống – thời điểm mà những thách thức, chủ nghĩa lý tưởng và tầm nhìn được chuyển hóa thành hành động. Sản phẩm Ariel đã tạo nên một cuộc cách mạng thay đổi vai trò truyền thống của các phụ nữ trong nước.

Kể từ năm 1968, Ariel đã liên tục đổi mới công nghệ trong các sản phẩm bột giặt. Các sản phẩm này từng bước cải thiện độ sạch và độ trắng với sức mạnh làm sạch vượt trội, cùng với sản phẩm nước giặt Ariel ra mắt trên thị trường với công nghệ nén đột phá giúp hòa tan tốt hơn, hiệu quả hơn, giúp tẩy sạch vết bẩn cứng đầu.

Với sự cải tiến và sáng tạo không ngừng, Ariel hiện đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các bà nội trợ. Nhận thức thực tế các vấn đề về môi trường hiện đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, chúng tôi cam kết không ngừng mang đến các giải pháp công nghệ bảo vệ môi trường bền vững.

Ariel, nhãn hiệu giặt nổi tiếng của tập đoàn P&G đã đến VN từ tháng 5/2013 và giới thiệu bột giặt Ariel mới với công thức đặc biệt kết hợp hiệu quả 3 công nghệ: làm sạch sâu, loại bỏ vết bẩn và làm sáng, giúp đánh tan các vết bẩn cứng đầu chỉ trong 1 bước giặt. Đồng thời, nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học enzyme, bột giặt Ariel mới giúp cho việc giặt giũ không làm hại tới môi trường và bảo vệ da tay người sử dụng. Ariel làm cho công việc giặt giũ của người phụ nữ Việt Nam nhẹ nhàng hơn, giúp cuộc sống người phụ nữ Việt nam tốt đẹp hơn.

Câu trả lời:

cho mình lút đúng nha ahihi

1.Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1939) ở Mĩ

Trong khi giai cấp tư sản của Mĩ đang hết lời ca ngợi sự phồn vinh của nền kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy bất ngờ bùng nổ vào tháng 10-1929, chấm dứt thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Ooc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ.

Năm 1932, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng số ngân hàng) phải đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản…Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.

2.Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính và chính trị-xã hội, đượcgọi chung là Chính sách mới.

Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp.

Về đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Từ năm 1934, Chính phủ Ru-dơ-ven đã tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.

Sau 16 năm theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tháng 11-1933, Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm này xuất phát từ những lợi ích của Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.

Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.