Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nam Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 434
Điểm GP 30
Điểm SP 423

Người theo dõi (73)

Hải Đăng
than ly
Nghiem Vu

Đang theo dõi (3)

Đức Huy
Ngân Đại Boss

Câu trả lời:

(1) Điệp từ " nhóm " được nhắc lại 4 lần trong đoạn thơ vừa nhấn mạnh công việc khó nhọc cần mẫn của bà hằng ngày vừa tạo nhạc điệu cho câu thơ. (2) Từ " nhóm " được nhắc lại với 2 nét nghĩa.(3) Nghĩa thực là cho lửa bén vào chất đốt cháy lên thành ngọn lửa. (4)Bếp lửa cũng được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: bà nhóm bếp lửa mỗi ngày là nhóm lên niềm yêu thương ấp iu, nồng đượm, nhóm lên niềm tin, ước mơ, khát vọng tuổi thơ của cháu. (5)Bà là người nhóm lên niềm vui, sự sống, tình yêu thương chi chút dành cho cháu : " nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ". (6)Sau 8 năm cùng bà nhóm lửa, người cháu đã hiểu được rằng bà không chỉ là người có công lao trong việc chăm sóc, bảo ban cháu mà còn là người đem đến cho cháu bao điều hay lẽ phải, sự hiểu biết, chắp cánh ước mơ cho cháu. (7) Hình ảnh người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, vì vậy mà nhà thơ cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa giản dị, thân thuộc mà trở nên kì diệu, thiêng liêng. (8) Như vậy từ ngọn lửa của bà cháu đã hiểu ra rằng: bà không chỉ là người nhóm lửa, là người giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

Câu trả lời:

_" Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa "
--> Thảm cỏ non xanh trải rộng tới chân trời là gang màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền non xanh ấy điểm xuyến một vài bông hoa lê màu trắng tinh khôi. Sự phối hợp màu sắc làm cho bức tranh trở nên hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên mới mẻ, tinh khôi. Bầu trời khoáng đạt, mênh mông " xanh tận chân trời " . Từ " điểm " đã làm ch bức tranh không tĩnh tại mà thêm sinh động, có hồn. Từ " trắng " vốn là tính từ nhưng "trắng điểm" đã trở thành một động từ, người đọc tưởng như bông hoa lê đang bừng lên sắc trắng.
_ " Phương thảo liên thiên bích
Chi lê sổ điểm hoa "
--> Cỏ thơm liền với trời xanh, trên cành lê có mấy bông hoa. Câu thơ cổ TQ chỉ nói đến cành lê điểm vài bông hoa mà không nói đến màu sắc của bông hoa. Thơ Nguyễn Du có chứ " trắng " trở thành điểm nhấn , làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Nghệ thuật đảo ngữ " trắng điểm " vừa ngắt nhịp cho câu thơ, vừa làm nổi bật vẻ tươi tắn, thanh khiết, tinh khôi của bông hoa lê. Bức tranh xuân là sự hòa quyện nhẹ nhàng và tinh tế. Chữ " điểm " làm cho cảnh vật trở nên có hồn, sinh động mà không tĩnh tại
=> Nguyễn Du đã sử dụng những ngôn từ giàu chất tạo hình gợi cảm. Ông đã để lại một bức tranh khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, giàu sức sống. Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc thầy trong cây bút miêu tả cảnh. Đọc thơ Nguyễn Du người đọc càng thêm kính phục tài năng điêu luyện của ông.

Câu trả lời:

“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là một bầu không gian lưu trữ tình đặc sắc. Nó phong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm “Bảo kính cảnh giới” chứa đựng những nét độc đáo, thấp thoáng niềm tâm sự của tác giả. Đó là bài thơ " Cảnh ngày hè " - một trong những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi .

Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn ( Thiết Bạc - Hải Dương ) . Đây có thể nói là quãng thời gian nhàn dỗi nhất trong cuộc đời của một vị đại quan.
Mở đầu bài thơ có thể nói là những giây phút hiếm hoi trong cuộc đời của Nguyễn Trãi . Câu thơ mở đầu đã giới thiệu về hoàn cảnh sống và tâm trạng của nhà thơ trong những ngày cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn :
" Rồi hóng mát thưở ngày trường "
Hình thức câu thơ đặc biệt , chỉ có sáu tiếng ngắt nhịp 1/2/3 . Đây là một sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong thể thơ thất ngôn đường luật nhấn mạnh sự nhàn rỗi , đồng thời gợi lên tư thế ung dung , thanh nhàn của nhân vật trữ tình. Một ngày như thế có thể không nhiều trong cuộc đời của một vị đại quan. Ông vốn là một người thân nhàn mà tâm không nhàn. Tâm hồn Ức Trai lúc nào cũng rộng mở trước thiên nhiên, ông từng tự nhủ : " Non nước cùng ta đã có duyên" . Cái duyên ấy đã cho ra đời một bức tranh lộng lẫy về thiên nhiên trong ngày hè. Tác giả ngồi hóng mát trong cảnh " ngày trường ". Đây là một cảm giác về thời gian của một người sống trong cảnh nhàn rỗi , thấy ngày dường như dài ra. Với Nguyễn Trãi - một vị đại quan , 1 con người luôn bận rộn thì cảm giác đó sẽ càng rõ hơn. Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ khi đất nước đang gặp nhiều khó khăn mà một vị đại quan " ưu thời vẫn thế " như Nguyễn Trãi lại rơi vào tình cảnh rỗi rãi như thế chắc chắn có nhiều uẩn khúc. Từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
" Hòe lục đùn đùn tán lợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Khi hòa mình vào thiên nhiên ở nơi thôn dã , xa lánh trốn quan trường , mọi buồn phiền đều tan biến . Bằng những cảm nhận tinh thế , Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh ngày hè rực rỡ , tràn đầy sức sống . Có thể thấy đây là bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu . Đây là những hình ảnh thiên nhiên rất đặc trưng của ngày hè : hòe , thạch lựu , hồng liên. Hình ảnh cây hòe với những tán lá xòe rộng làm nền cho bức tranh với màu xanh bạt ngàn của lá. Trên nền xanh đậm của những cánh tán lá hòe là màu đỏ rực rỡ đem lại vẻ đẹp tươi sáng cho bức tranh ngày hè. Nguyễn Trãi rất tinh tế trong việc phối hợp màu trong bức tranh. Tác giả đem chất họa vào trong thơ khiến cho từng đường nét , màu sắc phải nổi lên thành hình , thành khối. Nét độc đáo của đoạn thowncofn thể hiện ở việc tác giả sử dụng những động từ mạnh như : đùn đùn , giương , phun , tiễn . Ở đây Nguyễn Trãi đề cao ý thức sử dụng từ ngữ tiếng việt. Những từ cổ đậm chất sống lại mang giá trị biểu đạt cao như : đùn đùn , tiễn. Những tán lá hòe đua nhau xòe rộng vươn lên cao nhờ sức sống nội tại mãnh liệt trào lên cành, lên lá. Từ láy " đùn đùn " diễn tả rõ nét sức sống kì diệu ấy. Nhà thơ rất tinh tế và tài hoa khi lựa chọn từ ngữ để miêu tả chính xác những gì mình đang nhìn thấy, cảm thấy ở sự vật. Nói về sự phát triển mạnh mẽ của cây thạch lựu, tác giả chọn động từ " phun " . Động từ này thường để diễn tả một áp suất mạnh như nước nhưng Nguyễn Trãi lại đưa vào thơ mình để chỉ hoa nở tạo một ma lực cho ngôn từ. Hình ảnh thơ dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi dường như đang cựu quậy, trỗi dậy sức sống mãnh liệt từ bên trong. Sức sống trong cây thạch lựu phun trào kết thành hững chùm hoa đỏ như những bó hoa lửu lộng lẫy , nồng nàn. Từ " phun" kết hợp với từ " thức " thiên về diễn tả trạng thái tinh thần của sự vật. Câu thơ của Nguyễn Trãi không chỉ gợi dáng vẻ lung linh rạng rỡ mà còn gợi sức sống tràn trề , mãnh liệt của cây, hoa. Cây đang ở thời khắc viên mãn nhất , cường tráng nhất . Nhìn vào hình ảnh thơ và sự quan sát tinh tế của tác giả , chúng ta có thể đoán thời gian miêu tả cảnh ngày hè có lẽ là tiết chính hạ, khi sự vật đang căn tràn nhựa sống, đang cháy hết mình, dâng cho đời những gì tinh túy nhất. Hình ảnh thơ không mới nhưng cách cảm nhận của Nguyễn Trãi rất độc đáo và mới mẻ, nói về hoa lựu Nguyễn Du viết :

" Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông "
Những câu thơ của N.Du nghiêng về miêu tả sắc đỏ của hoa , còn thơ của Nguyễn Trãi lại tập trung miêu tả sức sống của cảnh vật khiến cho bức tranh càng trở nên sinh động hơn.
Cảnh ngày hè càng thêm cuốn hút hơn khi điểm vào đó hương thơm ngày ngạt của hoa sen toát lên vẻ thanh khiết, dịu nhẹ, xua đi cái nóng oi ả của ngày hè. Hoa sen cũng đang ở độ viên mãn nhất, tỏa ngát hương thơm. Chữ " đã " được đặt giữa câu thơ vừa thể hiện sự chuyển biến mau lẹ của tọa vật , vừa cho thấy sự ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình. Một thoáng reo vui khi thấy sen hồng nở rộ , một thoáng bùi ngùi kho thời gian trôi nhanh. Nhà thơ đã đặt cả hồn mình vào thiên nhiên , thức nhọn giác quan để cảm nhận thiên nhiên nên mới có được những vần thơ ấy. Cách ngắt nhịp linh hoạt của đoạn thơ cũng tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc về những ngày hè tươi đẹp, sâu đậm ,linh hoạt. Nguyễn Trãi làm thơ khi tuổi đã xế chiều , bất mãn với trốn quan trường nên về quê ở ẩn song vẫn có được cái nhìn tươi vui , lạc quan ấy. Thật đáng quý . Niềm vui ấy càng được thể hiện rõ nét hơn qua bức tranh cuộc sống ngày hè :

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

Cuộc sống nơi thôn dã được gợi lên qua hình ảnh quen thuộc : chợ cá làng Ngư Phủ , tiếng ve , lầu tịch dương. Với những âm thanh tươi vui , rộn rã và việc đảo hai từ láy tượng thanh lên đầu câu đã làm cho bưc tranh ngày hè thêm sôi động nhưng vẫn giữ được vẻ yên bình vốn có của đời sống thôn quê. Tiếng " lao xao " nơi chợ cá của làng ngư phủ trong một buổi chiều thật ấm áp, điều đó cho thấy cuộc sống của con người nơi đây đã đầy đủ, nhộn nhịp. Tiếng ve là nét đặc trưng của mùa hè vang lên inh ỏi nhưng không chói gắt bởi cách so sánh tài tình " tiếng ve như tiếng đàn " . Những chú ve đang tấu lên những nốt nhạc , khúc hát hân hoan mừng cuộc sống ấm no , hạnh phúc của nhân dân. Tâm hồn nhà thơ đang tràn ngập một niềm vui. Chỉ khi được thả hồn với thiên nhiên , được nghe " tiếng đời lăn náo nức " thì Nguyễn Trãi mới thấy lòng mình thanh thản, hân hoan đến thế. Việc sử dụng hai cụm từ Hán Việt : " Làng ngư phủ " và " lầu tịch dương " khiến cho bức tranh nhuốm màu cổ kính , nhờ đó vẻ thanh bình, yên ả của làng quê đươc tô đậm

Trước cảnh thiên nhiên cuộc sống sôi động, trong lòng nhà thơ bỗng rấy lên bao cảm xúc . Cảm xúc ấy được dồn nén trong 2 câu thơ kết:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương".

Chúng ta có thể thấy lại một lần nữa Nguyễn Trãi nhắc đến tiếng đàn nhưng không phải là nói về âm thanh quen thuộc mà là tiếng đàn mơ ước và khát vọng. Ức Trai ao ước có được cây dàn của vua Thuấn để đàn một khúc nam phong- mong cho gió thuận để dân làm được nhiều của cải . Câu thơ nhắc đến điển tích Ngu Cầm , là tiếng đàn của Ngu Thuấn, l triều đại lí tưởng của TQ . Xã hội thanh bình , nhân dân ấm no , hạnh phúc đã thể hiện khát vọng của N. Trãi về một cuộc sống thái bình , ấm no cho nhân dân. Khát vọng đo được thể hiện đậm nét qua câu thơ cuối bài . Đây là một câu thơ đặc biệt chỉ có 6 tiếng trong thể thơ đường luật với cách ngắt nhịp 3/3 trái lệ thường tạo nên sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ . Khát vọng hòa bình , hạnh phúc cho nhân dân là khát vojnng suốt cuộc đời của vị đại quan này , chưa bao giờ con người vĩ đại ấy hết lo cho dân , cho đất nước cho dù bây giờ ông đang cáo quan về ở ẩn :
" Bui một tấm lòng chung lẫn hiếu

Mặt trăng khuyết , nhuộm trăng đen "

Chữ " hiếu " N.Trãi nhắc tới trong thơ của mình không chỉ là hiếu với vua mà là hiếu với dân. Đó là tư tưởng thân dân tiến bộ theo quan điểm của N. Trãi. Ông luôn lấy dân làm gốc , coi trọng dân. Trong đại cáo bình ngô , ông từng viết :

" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo "
Tư tưởng này không mới . Đó là sự tiếp nối quan điểm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn : " Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ làm gốc ". Tư tưởng ấy thể hiện một nhân cách lớn - nhân cách cao đẹp .

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.


Câu trả lời:

Bài 1:
" Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe , thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim ."
- Đoạn kết của bài thơ cho thấy chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau .
-Càng gần thắng lợi càng nhiều gian lao. đấy là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu trên những chiếc xe vận tải quân sự : không kính , không mui , không đèn , thùng xe xước . Đó là những khó khăn trong cuộc chiến đấu của người lính , là sự tàn khốc của bom đạn kẻ thù nhưng các anh vẫn cầm chắc tay lái để tiến vào miền Nam an toàn . Điệp từ " không " được nhắc lại 3 lần cùng phép liệt kê đã nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt , nhiệm vụ của các anh ngày càng khó khăn hơn.

- Từ " vẫn " là từ khẳng định nhiệm vụ của các anh là trên hết, không có khó khăn , gian khổ nào ngăn cả được bước chân các anh , không kẻ thù nào cản trở xe ta đi vì người lính vẫn nêu cao ý chí , quyết tâm chiến đấu .
- Cách kết thúc bài thơ bất ngờ nhưng cũng giàu sức thể hiện : mặc cho bom rơi , đạn nổ , mực cho gió mưa quất vào buồng lái , mặc cho muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm nhưng chiếc xe vẫn chạy : " chỉ cần trong xe có 1 trái tim "
+) Một trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ - chỉ người lính lái xe Trường Sơn
+) Một trái tim cũng được hiểu theo nghĩa hoán dụ- nghĩa là trái tim yêu nước, ý chí quyết tâm không lùi bước trước kẻ thù , trước mọi khó khăn gian khổ. Người lính lái xe vẫn tiến lên phía trước vì miền Nam ruột thịt. Đó là trái tim yêu nước mang lí tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
=> Hình ảnh " trái tim " hội tụ đầy đủ phong cách của người lính lái xe có trái tim nồng cháy- 1 lẽ sống đẹp và thiêng liêng. Trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang , trái tim sục sôi ý chí quyết tâm , giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhà thơ đã tô đậm cái không để làm nổi bật cái có , góp phần khắc họa rõ chân lí thời đại : bom đạn chiến tranh có thể làm méo mó , hủy hoại giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gãy những tinh thần cao đẹp.

- Đoạn thơ còn thể hiện sự tương phản đối lập giữa hình ảnh những chiếc xe tàn tạ và ý chí quyết tâm của người lính.

Bài 2:

" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "

ND: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn xuống và cảnh người dân làng chài bắt đầu hành trình một ngày lao động mới
* Khung cảnh hoàng hôn trên biển đẹp , độc đáo , hùng vĩ và đầy sức sống
- Với đôi mắt quan sát tinh xảo , trí tưởng tượng phong phú , trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện , Huy Cận đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh về cảnh hoàng hôn xuống thật huyền ảo và nên thơ :

" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "

- Biển khơi vốn dữ dằng, bí ẩn nay lại trở thành không gian đầy bao dung ,ấm áp , thân thuộc như ngôi nhà cung để đón đợi con người .
- Cảnh mặt trời mọc và đêm xuống trên biển không hề nặng nề tối tăm mà gợi cảm giác gần gũi ấm cúng vì tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh liên tưởng trong hai câu thơ đầu vừa thực lại vừa mới mẻ , thú vị :
+) Mặt trời lúc hoàng hôn đang từ từ lặn xuống biển , bớt đi cái nắng chói chang , mặt trời như hòn lửa khổng lồ đủ cho ngôi nhà vũ trụ không rơi vào sự lạnh lẽo . Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi cả đất trời đã về đêm yên tĩnh và lặng lẽ .
+) Qua biện pháp ẩn dụ liên tưởng , cùng với nghệ thuật nhân hóa :" sóng cài then " , " đêm sập cửa ". Những lượn sóng dài như những chiếc then cài đang cài then cửa , đêm tối bao trùm trời đất như 2 cánh cửa vĩ đại đang sập lại , vũ trụ như một ngôi nhà lớn mà bà mẹ tạo hóa đã ban tặng cho con người
=> Bằng trí tưởng tượng phong phú , tác giả đã đưa thiên nhiên vũ trụ về gần với con người , vũ trụ bao la trở nên gần gũi với con người , biển cả kì vĩ tráng lệ như thần thoại
* Cảnh người dân lao động
- Hoàng hôn xuống có sự đối lập giữa vũ trụ với con người : đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi yên tĩnh thì người dân làng chài Quảng Ninh lại bước vào một ngày lao động mới

+) Chữ " lại " cho thấy đây là công việc hằng đem của đoàn thuyền , công việc diễn ra thường xuyên liên tục , mặt khác chưa " lại " thể hiện sự đối lập : " đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi còn con người bắt đầu một hành trình lao động mới . "
+) Công việc của họ đã trờ thành quy luật , vậy mà họ không nhàm chán, ngược lại họ vui vẻ , hân hoan , hào hứng :" câu hát căng thuyền cùng gió khơi " . Tác giả tạo nên 1 hình ảnh thơ khỏe mà lạ , có sự gắn kết 3 sự vật hiện tượng : cánh buồm , gió khơi và câu hát của người đánh cá .
- Câu hát là niềm vui , sự phấn trấn của người lao động . Câu hát như có sức mạnh vô hình để cùng ngọn gió thổi căng cánh buồm đưa thuyền lướt nhanh ra khơi, đã thể hiện khí thế của người dân đánh cá mạnh mẽ , lạc quan , yêu đời ,yêu lao động , tiếng hát của những con người làm chủ thiên nhiên tươi đẹp.
- Ta liên tưởng đến trong câu thơ của Tế Hanh cũng nói đến khí thế hăng say của người dân lao động trong khi đánh cá:
" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió "
- NT : Với giọng thơ náo nức, các phép tu từ so sánh, nhân hóa , ẩn dụ liên tưởng , hình ảnh thơ lãng mạn đã tập trung thể hiện tâm trạng hân hoan của người dân ra khơi đánh cá.




Câu trả lời:

Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh. Ông là nhà văn có trường viết truyện ngắn, nổi bật với đề tài vieesrt về cuộc sống ở chốn làng quê. Các tác phẩm của ông hầu như viết về nông thôn và người nông dân. Truyện ngắn " Làng " được ông viết năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra trên cả nước. Nhân vật chính trong truyện - Ông Hai , một người nông dân phải đi tản cư nhưng có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên với cách mạng . Có thể nói thành công lớn nhất của Kim Lân trong tuyện ngắn Làng là xây dựng thành công diễn biến tâm lí của nhân vật ông hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông Hai nghe được tin làng chợ Dầu yêu quý của ông theo Tây từ người đàn bà tản cư nói ra , ông dằn vặt , đau đớn , đấu tranh quyết liệt để lựa chọn con đường đi cho đúng. Cú sốc tinh thần " cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được." Ông xấu hổ như chính mình vừa làm cái điều nhục nhã ấy nên ông giả vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng : " ông cúi gằm mặt mà đi ", ông tránh ánh mắt của mọi người và tiếng chửi rủa của mọi người :" cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát ". Tất cả những gì ông giữ trong tim giờ đây đều sụp đổ. Càng nghĩ ông càng cảm thấy tủi thân. Về đến nhà thái độ cư xử của ông khác hẳn ngày thường: "ông nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi. Nhìn lũ con, nước mắt ông cứ trào ra." Ông thương con đến trào nước mắt " chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? " . Ông thấy nhục nhã và ghê tởm những người ông từng coi là anh em, ông chửi làng:" Chúng mày ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước thế này hả ?" . Tình yêu làng đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng, buộc ông phải lựa chọn giữa làng và nước. Nếu lúc trước , ông tự hào về làng mình bao nhiêu thì giờ đây ông xấu hổ trốn tránh bấy nhiêu. Cái tin đồn quái ác kia trở thành nỗi ám ảnh, nỗi sợ vô hình đè nặng lên tâm tư ông. Sau tiếng chửi làng, ông thấy day dứt, lương tâm dằng xé. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc và thấy họ không thể nào theo giặc vì họ toàn là người yêu nước, đã quyết tâm sống chết với giặc thì làm sao có thể cam tâm làm việc đó. Thế rồi ý nghĩ chợt đến và qua nhanh. Nỗi tủi hổ, xót xa đã trở thành những cuộc tự chất vấn, , dằn vặt , giằng xé trong ông :" không có lửa làm sao có khói, mà thằng Chánh Bệu thì đích thực là người làng rồi , ai người ta hơi đâu bịa tạc ra chuyện đó ". Ông vẫn phải tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông đau đớn khi nghĩ về tương lai : " Ai người ta làm ăn buôn bán với, người ta ghê tởm cái giống Việt gian". Nỗi tủi hổ ấy có lúc bùng lên thành những cơn nóng giận. Ông sinh ra cáu gắt với vợ con, ông không dám ra khỏi nhà , suốt mấy ngày ông chỉ đóng cửa quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Một đám đông xúm lại ông cũng để ý , răm ba tiếng cười nói ông cũng chột dạ. Chỉ nghe thấy tiếng "tây" ," cam-nhông " , " Việt Gian " là ông lại sợ, sợ người ta lại để ý đến mình. Tác giả đã diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh của một con người coi danh dự của làng là danh dự của mình. Dù đã đi theo kháng chiến, ông không thể dứt bỏ tình cảm sâu nặng của mình với làng quê. Ông càng tủi hổ, đau đớn. Khi mụ chủ có ý đuổi gia đình ông ra khỏi nhà, ông không biết nhờ vào đâu, bế tắc, tuyệt vọng. Cái đau đớn, nhục nhã ấy chính là lòng yêu nước , yêu làng của ông . Bao nhiêu ý nghĩ ấy đẩy ông vào tình huống khó xử , buộc ông phải lựa chọn : " Hay là quay về làng ?" . Rồi ông lại nghĩ :" Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ". Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước. Cuối cùng ông đưa ra một quyết định dứt khoát :" Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" . Ông Hai căm thù làng vì làng phản bội cách mạng. Tình yêu nước rộng lớn bao trùm tình yêu làng quê. Kim Lân đã rất thành công khi tạo ra tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Từ đó ca ngợi tình yêu làng , yêu nước của dân tộc Việt Nam trên mọi miền tổ quốc.

Câu trả lời:

" Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư "

_ Vẫn còn đó câu hỏi trời xanh " nỗi hờn kim cổ " ai gây nên ? Mối hận từ xưa đến nay không thể hỏi trời . Mối hận mà Nguyễn Du nhắc tới trong thơ chính là nỗi bất hạnh của những người có tài sắc, tài tử. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Du trăn trở về " nỗi hờn kim cổ " . Nguyễn Du và các văn sĩ tài hoa xưa nay ý thức rất rõ về điều đó nên họ viết như một sự chấp nhận đến đau đớn :
" Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng "
_ Câu thơ của Nguyễn Du còn ám ảnh người đọc bởi tiếng nói tri âm . Nguyễn Du không chỉ thấu hiểu , cảm thương cho số phận của nàng mà còn đau nỗi đau của nàng bởi lẽ nhà thơ tự nhận mình là người mang nỗi oan kì lạ vì nết phong nhã. Nguyễn Du cũng là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh , Thúy Kiều , Đạm Tiên,... Hơn 10 năm gió bụi đã cho ông hiểu sâu sắc về cuộc đời một tiếng nói tri âm , đã kết nối những con người đồng cảnh ngộ : " Người đời sau thương người đời nay , người đời nay thương người đời xưa , hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả ngày xưa nay vậy "
_ Kép lại bài thơ là lời tự vấn của Nguyễn Du :
''Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ."

_ Hai câu thơ tưởng như là không ăn nhập với nội dung bài thơ . Nỗi âu lo của Nguyễn Du tưởng chừng lạc lõng :" Không biết ba trăm năm sau ai sẽ là người khóc cho Tố Như ?" . Ba trăm năm là một con số ước lệ , chỉ khoảng thời gian dài trong tương lai. Đến đây người đọc mới thấu hiểu tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du . Ông không chỉ thương cho Tiểu Thanh - người đời trước mà còn thương cho mình - người đời nay và còn thương cho bao người đời sau. Câu hỏi tu từ vừa là dự cảm , vừa là lời khẳng định sẽ có người khóc cho ta như ta đã từng khóc cho nàng Tiểu Thanh bởi lẽ vẫn còn đó nỗi hờn kim cổ chưa có lời giải đáp . Chính cái tấm lòng từ bi ái bác ấy của Nguyễn Du mà người đời không hết lời ngợi ca: " Nguyễn Du là con người có mắt trông thấu 6 cõi , có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời. "
_ Việc Nguyễn Du đưa tên chữ của mình vào trong bài thơ là một hiện tượng lạ vì văn học trung đại luôn đề cao tính phi ngã nhờ đó bài thơ đã khẳng định bản lĩnh của người nghệ sĩ, Nguyễn Du không tự đề cao mình mà trực tiếp bày tỏ tấm lòng xót thương những người cùng hội cùng thuyền , những người đồng bệnh tương liên.
_ Có thể nói Nguyễn Du là một bậc kì tài trong thiên hạ, điều này được người đời khẳng định và ngợi ca. Chưa cần tới 300 năm mà thế hệ sau đã thấu hiểu tấm lòng của nhà thơ. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã nói hộ tấm lòng của bao người dân Việt Nam qua những vần thơ thổn thức nhớ thương :
" Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày . "