Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 37
Số lượng câu trả lời 33
Điểm GP 0
Điểm SP 8

Người theo dõi (19)

bạn này
HA HAI DUONG
Trang Linh

Đang theo dõi (8)

Kien Nguyen
Nhung Đinh
Lê Dung
ncjocsnoev
Lê Nguyên Hạo

Ki bo

Chủ đề:

Tập làm văn lớp 8

Câu hỏi:

Đề : Tuổi học trò thường gắn với những kỉ niệm thân thương với bạn bè.Em hãy kể lại câu chuyện khó phai đó.Từ đó rút ra bài học có ý nghĩa với bạn thân.

BÀI LÀM :

Hôm nay,ngồi soạn lại sách vỡ cũ,trong chồng sách rớt ra một tấm ảnh đã ố vàng.Ồ,thì ra là tấm hình tập thể lớp cô Tâm – cô giáo cũ của tôi.Mặt sau tấm ảnh vẫn còn rõ nét chữ quen thuộc của cô đề tặng.Cảm động và bồi hồi,những kỉ niệm tươi đẹp không thể phai nhòa của tuổi học trò bỗng hiện lên thật rõ ràng.Đặc biệt đó chính là màn biểu diễn Văn nghệ nhiều cảm xúc vào lớp Năm.

Vào ngày Nhà giáo Việt Nam , nhà trường sẽ tổ chức một biểu diễn Văn nghệ tưng bừng để chúc mừng , lớp nào cũng được tham gia.Tin loan ra và học sinh nào ai cũng háo hức.Nhưng không chỉ háo hức , lớp tôi còn rất lo lắng vì phải có ít nhất hai tiết mục tham dự mà tiết mục này phải qua vòng sơ khảo mới được biểu diễn .Hôm ấy,cô chủ nhiệm thông báo lớp Năm ba chúng tôi được phân công chuẩn bị tiết mục thời trang và ca hát.

Thông báo vừa đọc,cả lớp đã râm ran lên.Với một lớp lười Văn nghệ như chúng tôi thì nhiệm vụ này chẳng “dễ xơi” chút nào.Trong khi đó thì chưa đến hai tuần nữa thôi thì chúng tôi đã phải lên sàn tổng duyệt.Đứa nào cũng tìm cách chối đây đẩy khi được phân công thiết kế váy áo hay làm “người mẫu”.Cuối cùng,cô giáo đã phân công trách nhiệm này cho Lớp phó Văn Thể Mỹ và bốn bạn tổ trưởng phụ trách. Là một tổ trưởng , tôi chỉ có thể mồm chữ o , mắt chữ a ngán ngẩm mà đảm nhận nhiệm vụ “bất khả thi” này.Trong khi đó,những bạn còn lại thì động viên chúng tôi một cách “xốc hông” kèm theo một nụ cười “nham nhở” :

- Cố lên đi,được dịp trổ hoa tay đấy…Sướng thế còn gì

- Với tài năng của mọi người , không đoạt giải nhất thì hơi uổng đấy!

Một tuần trôi qua nhanh chóng,kèm theo hàng chục cuộc cãi vã bởi vì “bất đồng quan điểm về nghệ thuật” giữa chúng tôi.Trong khi Duy Tôn – người bạn đồng nhiệm vụ thiết kế với tôi không mấy hứng thú với việc sử dụng phế liệu ***** bìa , bìa cactong vì rất kém thẩm mỹ , trong khi tôi lại đề cao việc sử dụng phế liệu vì vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường.Cuối cùng,vì nhận được nhiều sự ủng hộ của các bạn trong lớp nên bạn đành xuống nước chiều theo ý tôi.Tuy nhiên,tình hình không mấy khả quan như việc chiếc váy được dính cơ man là máy bay giấy của tôi sau vài phút mặc vào đã bị te tua,thế là tôi phải ngồi dán lại mệt nghỉ.Có lẽ hai bộ thời trang được làm bằng bao tải và đính lên những lon bia và những chiếc nơ kết bằng dây nilon là bền bỉ nhất.Hài hước nhất chính là chiếc váy bằng giấy được cắt theo kiểu tua rua mà theo bình luận của cả lớp thì trông không khác gì…cây lau nhà.

Trước ngày tổng duyệt , chúng tôi đã vô cùng tự hào khi trưng bày những sản phẩm thời trang hết sức độc đáo của hai tổ trước cả lớp.Ai cũng trầm trồ , không ngờ “lớp mình lại giỏi thế”.Tôi và các bạn tổ trưởng nhìn nhau cười toe toét khi có dịp được “nở mũi” trước cả lớp. Nhóm biểu diễn văn nghệ do lớp phó văn thể mỹ cùng Ngọc Thảo – tổ trưởng tổ Bốn đảm nhiệm cũng hăng say luyện tập bài hát “Giấc mơ thần tiên” do nữ ca sĩ Miu Lê trình bày. Cả nhóm gồm ba thành viên hát chính và hai bạn nhảy phụ họa.Tuy nhiên , nhóm Văn nghệ còn gặp phải đối mặt với một vấn đề khó nhằn không kém là không có áo nhóm để biểu diễn. Ấy mà “trong cái khó ló cái khôn”, mọi người quyết định sẽ mặc luôn đồng phục học sinh , vừa tiện lợi vừa thể hiện được chất trong trẻo đúng theo chủ đề bài hát.Cả lớp hồi hộp chờ buổi tổng duyệt hôm sau.

Buổi sáng ngày tổng duyệt,cả phần trình diễn thời trang hay ca hát thì chúng tôi đều hoàn thành vô cùng xuất sắc và nhận được nhiều lời khen “có cánh” của ban giam khảo.Tuy nhiên , chúng tôi còn gặp phải một tin dữ : lớp Năm một chẳng những cùng tiết mục với chúng tôi mà còn thiết kế tận mười bộ trang phục rất mốt.Thế là không khí xung quanh trùng xuống. Cả lớp phập phòng,hồi hộp chờ đợi kết quả , ai cũng chấp tay cầu nguyện cho tiết mục của chúng tôi.

Thế là lớp tôi đã được duyệt tiết mục.

Đến ngày biểu diễn trước toàn trường , cả lớp lại mong chờ đến phản ứng của khán giả.Khi ở sau sân khấu , kể cả nhóm Văn nghệ hay thời trang đều rung cầm cập vì lần này chúng tôi không chỉ biểu diễn trước giám khảo mà là trước hàng trăm ánh mắt của các bạn học sinh khác.Phút hai MC giới thiệu đến tiết mục của lớp,những “người mẫu” nghiệp dư khéo léo bước nối đuôi nhau lên sân khấu.Cả hội trường náo nhiệt hẳn lên,đầy sôi động.Một loạt tràng cười vang lên , các bạn cười rung ghế , cười vỡ cả bụng ,… Tiết mục ca múa của lớp được mọi người yêu thích không kém.Mọi người trong hội trường đều lắc lư và vài người còn ngân nga theo giai điệu của bài hát.Cô Tâm đứng gần đó ngước lên nhìn các bạn biểu diễn rồi bất giác mỉm cười tự hào vì những ca sĩ của lớp đã hoàn thành rất tròn vai.Kết thúc màn diễn,cả lớp chúng tôi mừng quá,bá vai nhau chia sẻ niềm vui hiếm hoi này.

Tôi phủi bụi trên tấm ảnh , cất cẩn thận vào tập hình – cất một kỷ niệm khó quên năm cuối cấp Tiểu học.Đến bây giờ,dư âm của màn biểu diễn ấy vẫn sôi lên trong tim tôi mỗi khi nhắc đến.Không phải vì sự độc đáo hoặc giá trị nghệ thuật của màn diễn đâu mà bởi vì nó là sự chia sẻ và cộng tác đầu tiên của chúng tôi khi học cùng nhau.Tuổi học trò sẽ nhanh chóng trôi qua, kỉ niệm ấy đã nhắc nhở tôi cần phải trân trọng những người bạn tốt quanh mình và biết đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng một tập thể lớp tiến bộ.

[Các bạn nhân xét bài văn này giúp mình nhé ! Mình đang cần gấp.Mình cám ơn nhiều]

Câu trả lời:

Dân tộc Việt Nam bề dày lịch sử 400 năm dựng nước và giữ nước đã tích lũy cho mình biết bao truyền thống tốt đẹp .Trong đó , lòng nhân ái , yêu thương con người chính là biểu hiện cao quý của dân tộc ta . Vì vậy , nhằm khuyên nhủ con cháu về lòng nhân đạo ấy ông bà ta đã đúc kết ra câu tục ngữ :
Lá lành đùm lá rách
Trước hết , chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ trên . Lá lành là gì ? Lá rách là gì ? . Lá lành là những chiếc lá nguyên vẹn , xanh tốt .Ngược lại ,lá rách là những chiếc lá bị rách nát , sâu thủng . Từ "đùm bọc" có nghĩa là sự chở che , đùm bóc , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. "Lá lành đùm lá rách" nghĩa là những chiếc lá "lành" phải che chở , đùm bọc cho những chiếc lá "rách".Bởi vì lá rách là chiếc lá dễ bị tổn thương , chỉ cần một chút gió mạnh mưa dông , chiếc lá ấy cũng có thể rơi xuống lìa cành . Như vậy , lá rách nhờ có được lá lành đùm bọc , chở che thì mới có thể chống chọi được nắng mưa , gió bão , tạo thành một tán cây rậm rạp , đâm chồi nảy lộc.Từ hình ảnh cây cỏ bình dị ấy , ta liên hệ đến mối quan hệ giữa người với người trong xã hội . Lá lành ta liên hệ đến những con người may mắn có được một cuộc sống ấm no,hạnh phúc,khỏe mạnh.Lá rách lại là biểu tượng về những con người bất hạnh,ốm đau,hoạn nạn.Lấy biểu tượng “lá lành đùm lá rách” , nhân dân ta đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần tương thân tương ái,vượt qua hoạn nạn khó khăn , cùng xây dựng một xã hội ấm no,hạnh phúc.
Vậy tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải lá lành đùm lá rách . Bởi trong cuộc sống , hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường , lúc may mắn lúc hoạn nạn khó khăn , lúc thành công,lúc thất bại . Nhưng nhờ có tinh thần tương thân tương ái,chúng ta mới có thể vượt qua những gian khó ấy . Như ta đã thấy , những năm gần đây , đất nước ta đã gánh chịu biết bao thiên tai nặng nề . Điển hình như trận lũ lụt vừa qua ở miền Trung đã để lại nhiều hậu quả kinh khủng.Ruộng đất,hoa màu,nhà cửa,thức ăn đều bị những cơn bão lũ cuốn đi hết . Những lúc ấy , đồng bào ta trên cả nước đều rất xót thương , họ đã kịp thời chia buồn và cứu trợ để đồng bào miền Trung có thể thoát qua cơn nguy khốn.Từ hàng trăm , hàng triệu đồng cứu trợ của những nhà hảo tâm cho đến vài nghìn lẻ của những bạn học sinh tiết kiếm tiền quà vặt mỗi ngày để đóng góp. Đó chính là những tấm lòng hảo tâm biết yêu thương và chia sẻ với nỗi đau đó. Tuy lớn hay nhỏ thì đó điều là những việc làm hết sức thiết thực , thể hiện tình yêu thương con người,cử chỉ toàn dân cao đẹp,cùng tạo nên sức mạnh giúp người dân miền Trung vượt qua gian khó.
Thương yêu,đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau còn là lẽ sống của mỗi người,nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để đi tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Minh chứng tiêu biểu như nạn đói ở nước ta vào mùa xuân năm Ất Dậu – một sự kiện mà khó ai quên được trong lịch sử nước ta.Nếu không có sự nhường cơm sẻ áo của đồng bào,nạn đói năm ấy còn khủng khiếp hơn.Những nhà tư sản lớn đã ra sức đóng góp của cải vật chất để cứu đói cho bà con nhân dân.Nhờ những tấm lòng nhân ái ấy mà nhân dân ta mới có thể cùng vượt qua hoạn nạn,xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay.Chúng ta còn cần phải biết “lá lành đùm lá rách” để cùng nhau sẻ chia những khó khăn trong đời sống. Điều đó được thể hiện qua những phong trào gây quỹ giúp đỡ trẻ em bị chất độc màu da cam,trẻ em cơ nhỡ hay những chương trình thiện nguyện ý nghĩa trên ti-vi như “Vượt lên chính mình” , “Lục lạc vàng” , “Vì bạn xứng đáng” . Những phong trào,chương trình,sự kiện ấy đều được nhân dân ta hưởng ứng quyết liệt.Một cây bút , một quyển vở ,một chiếc áo,.. gửi tặng đều nói lên tấm lòng yêu thương đẹp đẽ,làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn,gắn bó.
Qua những lý lẽ trên,chúng ta có thể thấy rằng tình yêu thương , nhân ái là một điều không thể thiếu trong xã hội.Tuy nhiên , trong xã hội ngày nay có một bộ phân nhỏ không có lòng nhân ái , vô nhân đạo , thờ ơn , ích kỉ , sống hẹp hòi hay thực hiện lòng nhân ái với mục đích vụ lợi . Chúng ta cần phê phán những hành động ấy.Trong đời sống này,chúng ta cần phải biết quan tâm,giúp đỡ,cùng dựa vào nhau trên tình nghĩa. Bởi lẽ,nếu ai sống cô đơn,ích kỉ mà được hạnh phúc thực sự bao giờ. Đồng thời, sự quan tâm giúp đỡ ấy đừng làm theo kiểu bố thí ,ban phát lòng thương hại , vì nếu như thế thì chẳng khác gì những kẻ thờ ơ , vô cảm trước cảnh đời khốn khổ của người khác. Và ngược lại,người nhận được sự giúp đỡ không nên ỷ lại,biếng nhác mà phải nổ lực phấn đấu để vươn lên hoàn cảnh , giúp đỡ người khác.
Quả thật,lời dạy của ông bà ta thật sâu sắc , có tác dụng động viên ,khuyên nhủ mọi người hướng về lòng thương người cao đẹp.Nếu đất nước ta mọi người luôn thực hành theo câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” thì dù gặp khó khăn gì thì chúng ta cũng có thể đồng lòng vượt qua. Kiến xây đất nước thêm văn minh,nhân đạo thì mọi người mới được ấm no hạnh phúc.
Tóm lại,sau khi tìm hiểu được câu tục ngữ trên,em đã rút được bài học là truyền thống tương thân tương ái vô cùng quan trọng và quý báu của dân tộc ta.Là một học sinh,trước tiên em sẽ học tập lối sống tiết kiệm,tránh tiêu xài phung phí vào những thứ không cần thiết để tham gia đóng góp ở lớp,ở trường,giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn,phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” cao đẹp.

Câu trả lời:

Dân tộc Việt Nam bề dày lịch sử 400 năm dựng nước và giữ nước đã tích lũy cho mình biết bao truyền thống tốt đẹp .Trong đó , lòng nhân ái , yêu thương con người chính là biểu hiện cao quý của dân tộc ta . Vì vậy , nhằm khuyên nhủ con cháu về lòng nhân đạo ấy ông bà ta đã đúc kết ra câu tục ngữ :
Lá lành đùm lá rách
Trước hết , chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ trên . Lá lành là gì ? Lá rách là gì ? . Lá lành là những chiếc lá nguyên vẹn , xanh tốt .Ngược lại ,lá rách là những chiếc lá bị rách nát , sâu thủng . Từ "đùm bọc" có nghĩa là sự chở che , đùm bóc , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. "Lá lành đùm lá rách" nghĩa là những chiếc lá "lành" phải che chở , đùm bọc cho những chiếc lá "rách".Bởi vì lá rách là chiếc lá dễ bị tổn thương , chỉ cần một chút gió mạnh mưa dông , chiếc lá ấy cũng có thể rơi xuống lìa cành . Như vậy , lá rách nhờ có được lá lành đùm bọc , chở che thì mới có thể chống chọi được nắng mưa , gió bão , tạo thành một tán cây rậm rạp , đâm chồi nảy lộc.Từ hình ảnh cây cỏ bình dị ấy , ta liên hệ đến mối quan hệ giữa người với người trong xã hội . Lá lành ta liên hệ đến những con người may mắn có được một cuộc sống ấm no,hạnh phúc,khỏe mạnh.Lá rách lại là biểu tượng về những con người bất hạnh,ốm đau,hoạn nạn.Lấy biểu tượng “lá lành đùm lá rách” , nhân dân ta đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần tương thân tương ái,vượt qua hoạn nạn khó khăn , cùng xây dựng một xã hội ấm no,hạnh phúc.
Vậy tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải lá lành đùm lá rách . Bởi trong cuộc sống , hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường , lúc may mắn lúc hoạn nạn khó khăn , lúc thành công,lúc thất bại . Nhưng nhờ có tinh thần tương thân tương ái,chúng ta mới có thể vượt qua những gian khó ấy . Như ta đã thấy , những năm gần đây , đất nước ta đã gánh chịu biết bao thiên tai nặng nề . Điển hình như trận lũ lụt vừa qua ở miền Trung đã để lại nhiều hậu quả kinh khủng.Ruộng đất,hoa màu,nhà cửa,thức ăn đều bị những cơn bão lũ cuốn đi hết . Những lúc ấy , đồng bào ta trên cả nước đều rất xót thương , họ đã kịp thời chia buồn và cứu trợ để đồng bào miền Trung có thể thoát qua cơn nguy khốn.Từ hàng trăm , hàng triệu đồng cứu trợ của những nhà hảo tâm cho đến vài nghìn lẻ của những bạn học sinh tiết kiếm tiền quà vặt mỗi ngày để đóng góp. Đó chính là những tấm lòng hảo tâm biết yêu thương và chia sẻ với nỗi đau đó. Tuy lớn hay nhỏ thì đó điều là những việc làm hết sức thiết thực , thể hiện tình yêu thương con người,cử chỉ toàn dân cao đẹp,cùng tạo nên sức mạnh giúp người dân miền Trung vượt qua gian khó.
Thương yêu,đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau còn là lẽ sống của mỗi người,nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để đi tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Minh chứng tiêu biểu như nạn đói ở nước ta vào mùa xuân năm Ất Dậu – một sự kiện mà khó ai quên được trong lịch sử nước ta.Nếu không có sự nhường cơm sẻ áo của đồng bào,nạn đói năm ấy còn khủng khiếp hơn.Những nhà tư sản lớn đã ra sức đóng góp của cải vật chất để cứu đói cho bà con nhân dân.Nhờ những tấm lòng nhân ái ấy mà nhân dân ta mới có thể cùng vượt qua hoạn nạn,xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay.Chúng ta còn cần phải biết “lá lành đùm lá rách” để cùng nhau sẻ chia những khó khăn trong đời sống. Điều đó được thể hiện qua những phong trào gây quỹ giúp đỡ trẻ em bị chất độc màu da cam,trẻ em cơ nhỡ hay những chương trình thiện nguyện ý nghĩa trên ti-vi như “Vượt lên chính mình” , “Lục lạc vàng” , “Vì bạn xứng đáng” . Những phong trào,chương trình,sự kiện ấy đều được nhân dân ta hưởng ứng quyết liệt.Một cây bút , một quyển vở ,một chiếc áo,.. gửi tặng đều nói lên tấm lòng yêu thương đẹp đẽ,làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn,gắn bó.
Qua những lý lẽ trên,chúng ta có thể thấy rằng tình yêu thương , nhân ái là một điều không thể thiếu trong xã hội.Tuy nhiên , trong xã hội ngày nay có một bộ phân nhỏ không có lòng nhân ái , vô nhân đạo , thờ ơn , ích kỉ , sống hẹp hòi hay thực hiện lòng nhân ái với mục đích vụ lợi . Chúng ta cần phê phán những hành động ấy.Trong đời sống này,chúng ta cần phải biết quan tâm,giúp đỡ,cùng dựa vào nhau trên tình nghĩa. Bởi lẽ,nếu ai sống cô đơn,ích kỉ mà được hạnh phúc thực sự bao giờ. Đồng thời, sự quan tâm giúp đỡ ấy đừng làm theo kiểu bố thí ,ban phát lòng thương hại , vì nếu như thế thì chẳng khác gì những kẻ thờ ơ , vô cảm trước cảnh đời khốn khổ của người khác. Và ngược lại,người nhận được sự giúp đỡ không nên ỷ lại,biếng nhác mà phải nổ lực phấn đấu để vươn lên hoàn cảnh , giúp đỡ người khác.
Quả thật,lời dạy của ông bà ta thật sâu sắc , có tác dụng động viên ,khuyên nhủ mọi người hướng về lòng thương người cao đẹp.Nếu đất nước ta mọi người luôn thực hành theo câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” thì dù gặp khó khăn gì thì chúng ta cũng có thể đồng lòng vượt qua. Kiến xây đất nước thêm văn minh,nhân đạo thì mọi người mới được ấm no hạnh phúc.
Tóm lại,sau khi tìm hiểu được câu tục ngữ trên,em đã rút được bài học là truyền thống tương thân tương ái vô cùng quan trọng và quý báu của dân tộc ta.Là một học sinh,trước tiên em sẽ học tập lối sống tiết kiệm,tránh tiêu xài phung phí vào những thứ không cần thiết để tham gia đóng góp ở lớp,ở trường,giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn,phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” cao đẹp.

[Đây là bài văn của mình , bạn tham khảo thử nhé ! Tuy không hay lắm nhưng bạn có thể lấy ý]

Ki bo

Chủ đề:

Tập làm văn lớp 7

Câu hỏi:

Đất nước Việt Nam ta bề dày 400 năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tích lũy cho mình biết bao đức tính tốt đẹp . Trong đó , tính cẩn thận chính là đức tính quan trọng nhất . Đức tính ấy đã được ông bà ta lưu truyền đến nay .

Trước hết , chúng ta hãy tìm hiểu câu nói trên . Vậy cẩn thận là gì ? Cẩn thận là sự thận trọng trong mọi việc để tránh gây ra sai xót , thận trọng từ trong học tập , trong công việc , trong lối hằng ngày , trong từng lời ăn tiếng nói và cách đối nhân xử thế với mọi người . Cẩn thận chính là một đức tính đẹp , thể hiện một con người sáng suốt,có lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác . Một người cẩn thận sẽ biết mình nên ăn cái gì và không nên ăn cái gì , ăn bao nhiêu là đủ ; biết ăn nói lịch sự , cư xử đúng mực với mọi người ; tỉ mỉ trong công việc .

Vậy tại sao tính cẩn thận lại là một đức tính quý báu và cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay ? Bởi sự cẩn thận là một truyền thống đạo lí quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.Tính cẩn thận thể hiện nét đẹp , sự ý tứ của mỗi cá nhân trong xã hội và thái độ tôn trọng người khác . Xưa nay , ông bà ta cũng có câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để khuyên nhủ con cháu phải biết cẩn thận , khéo léo trong lời ăn tiếng nói , tránh làm mất thiện cảm của người khác . Một người mà không có tính cẩn thận sẽ nay quên cái này , mai lại quên cái khác ; ăn mặc hớ hênh , lượm thượm , lôi thôi , thể hiện sự thiếu tôn trọng bản thân mình và người đối diện . Mặc khác , tính cẩn sẽ đem đến sự an toàn, cho ta cuộc sống hạnh phúc vô ưu vô lo . Bởi chẳng phải những tai nạn thương tâm đằng sau nó đều bắt nguồn từ chính sự bất cẩn , ẩu tả của con người ? Nhìn những mẫu tin tức về các tai nạn trong cuộc sống , ta có thể thấy rõ điều đó. Nếu lơ đễnh không cẩn thận chỉ trong tích tắc khi tham gia giao thông , chúng ta có thể gây ra biết bao hậu quả nặng nề . Hay những trường hợp trẻ em bị lạc , bắt cóc chỉ vì vài phút bất cẩn của những bậc phụ huynh . Nhưng nếu chúng ta có tính cẩn thận ,cảnh giác , biết ngó trước nhìn sau kĩ càng , đặc biệt là khi lái xe thì tai họa sẽ không thể nào đến với chúng ta .

Tính cẩn thận không chỉ cho ta sự an toàn mà cẩn thận còn dẫn đến những thành công trong việc học tập . Sự cẩn thận sẽ tiếp thêm động lực cho ta tìm tòi , khám phá những điều hay lẻ phải . Ông Cao Bá Quát chính là một tâm gương tiêu biểu cho tính cẩn thận . Hồi nhỏ , chữ của ông Cao Bá Quát vốn xấu như "gá bới" dù ông nổi tiếng với năng khiếu văn thơ lỗi lạc . Nhưng nhờ sự kiên trì rèn luyện , tối nào ông cũng cẩn thận , nắn nót viết những mười trang chữ rồi mới chịu đi ngủ.Kết quả , chữ viết của ông đã đẹp lên đáng kẻ , đẹp tựa "rồng bay phượng múa" . Bởi thế , nếu không có sự cẩn thận ngày đêm luyện chữ thì làm sao ông Cao Bá Quát có được những nét chữ tuyệt đẹp ấy. Ngày nay, tính cẩn thận cũng được mọi người đề cao. Tiêu biểu như những cuộc thi viết chữ đẹp ở Tiểu học thì bạn nào vừa viết cẩn thận , vừa nắn nót thì nhất định sẽ đạt được giải cao . Đồng thời, nhờ có tính cẩn thận mà ta sẽ luôn đạt điểm cao trong những bài kiểm tra nhờ làm bài cẩn thận , trình bày sạch sẽ và thói quen kiểm tra lại ; biết giữ gìn tập vở , đồ dùng học tập ngăn nấp , sạch sẽ và đẹp mắt .

Đâu chỉ cần thiết trong việc học tập , sự cẩn thận còn là thước đo sự thành công trong công việc . Những cây lúa vàng ươm thơm ngon đều là thành quả tuyệt vời của những bác nông dân ngày ngày trên đồng cẩn thận chăm sóc . Còn những người lao động trí óc cần phải cẩn thận , tránh thói “chưa làm vòng đã lo ăn thịt” thì mới đạt được kết quả tốt đẹp . Như những người bác sĩ , kĩ sư , giáo viên phải luôn chăm chỉ học hỏi , cẩn thận trong công việc của mình để phấn đấu cho sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta . Ngược lại , nếu không có tính cẩn trọng , bất cẩn , ẩu tả thì sẽ gây ra những hậu quả xấu cho gia đình,xã hội. Điển hình như bê bối hàng nghìn cuốn sách được bán nhan nhản ở các tiệm sách bị xuất bản lỗi , xuất hiện nhiều chi tiết thô tục , ảnh hưởng thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam ta : truyện cổ tích “Rùa và Thỏ” xuất hiện ngôn từ thô tục, truyện Thạch Sanh sai nội dung . Điều đó đã ảnh hưởng lớn tới hình ảnh đất nước,dân tộc của ta. Dù những cuốn sách ấy có hơn năm , sáu người chịu trách nhiệm sản xuất nhưng chính sự bất cẩn , thiếu trọng đọc giả đã gây ra những hậu quả khó sữa chữa .

Qua những lý lẽ trên , ta thấy rằng tính cẩn thận là một điều không thể thiếu trong xã hội ngày nay . Vì thế , chúng ta phải rèn luyện tính cẩn thận cho bản thân mình. Cẩn thận ngay từ trong việc nhỏ nhất,từ việc ăn, uống,nói,bước đi và làm việc.Cha ông ta xưa cũng đã dạy:học ăn,học nói,học gói,học mở . Chúng ta học cách ăn uống lịch sử , lời nói lễ phép,ăn mặc lịch sử cũng như đang học cách cẩn thận . Đồng thời , chúng ta phải biết sửa chữa thói ẩu tả , xuề xòa . Bởi vì đó không phải là lợi ích cho bản thân ta và xã hội.

Tóm lại , đức tính giản dị có vai trò to lớn trong mọi lĩnh vực và cuộc sống hằng ngày . Là một học sinh , em sẽ rèn luyện cho mình tính cẩn trọng , sửa thói bất cẩn , ẩu tả để luôn đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

[Các bạn giúp mình nhận xét về bài này nha ! Mình cám ơn nhiều]