Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 37
Số lượng câu trả lời 33
Điểm GP 0
Điểm SP 8

Người theo dõi (19)

bạn này
HA HAI DUONG
Trang Linh

Đang theo dõi (8)

Kien Nguyen
Nhung Đinh
Lê Dung
ncjocsnoev
Lê Nguyên Hạo

Ki bo

Chủ đề:

Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Câu hỏi:

Đề : Gỉai thích câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách"

Bài làm

Đất nước Việt Nam trải qua bao năm tháng chiến tranh và dựng xây đất nước , đã đúc kết được bao truyền thống tốt đẹp . Trong đó , tình yêu thương con người chính là biểu hiện cao quý của dân tộc ta . Vì vậy , nhằm khuyên nhủ con cháu về lòng nhân đạo ấy ông cha ta đã đúc kết ra câu tục ngữ :

“Lá lành đùm lá rách”

Trước hết , chúng ta cần phải “bóc” từng lớp nghĩa của chúng . Đầu tiên , từ “đùm” có nghĩa là đùm bọc , yêu thương và che chở . Những chiếc lá “lành” phải che chở cho những chiếc lá “rách” . Bởi lá rách là chiếc lá dễ bị tổn thương nhất trên cây. Chỉ cần một chút gió mạnh mưa giông, chiếc lá ấy cũng có thể rớt xuống lìa cành. Như vậy , lá rách” nhờ có được “lá lành” dùm bọc, chở che thì mới có thể chống chọi được nắng mưa , gió bão , tạo thành một tán cây rậm rạp , che nắng che mưa cho con người .Từ hình ảnh cây cỏ bình dị ấy , ta liên hệ với mối quan hệ giữa người với người trong xã hội . Lá lành – những chiếc lá nguyên vẹn , xanh tốt chính là biểu tượng nói về con người may mắn có được một sống ấm no , đủ đầy , khỏe mạnh . Lá rách – những chiếc lá bị rách , bị sâu thủng lại là biểu tượng về những con người bất hạnh , ốm đau , hoạn nạn , … Lấy biểu tượng “lá lành đùm lá rách”, nhân dân ta nhằm nhắc nhở mọi người biết yêu thương, đùm bọc đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua hoạn nạn khó khăn, cùng nhau xây dựng một xã hội ấm no , hạnh phúc như một cái cây xanh tốt , sinh sôi nảy nở .

Thế vì sao chúng ta phải biết “Lá lành đùm lá rách” , bởi vì sao ? Vì trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường , khi thành công khi thất bại , khi may mắn khi bất hạnh . Nhưng nhờ có tinh thần tương thân tương ái , chúng ta mới có thể vượt qua những gian khó ấy , tạo nên những phép mầu kì diệu trong cuộc sống .Như ta đã thấy, những năm gần đây , đất nước ta đã ghánh chịu biết bao thiên tai nặng nề . Điển hình là gió bão và lũ lụt ở miền Trung đã gây ra bao hậu quả nghiêm trọng. Nhà cửa , bệnh viện , gia súc đều bị những cơn bão lũ cuốn đi hết . Những lúc ấy , đồng bào ta trên cả nước đều rất quan tâm , chia buồn và kịp thời cứu trợ . Có người đã đóng góp hàng trăm , hàng triệu đồng nhưng cũng có vài nghìn tiết kiệm của các em học sinh . Tuy lớn hay nhỏ thì đó đều là những việc làm hết sức thực tế , thể hiện tình yêu thương con người , đồng bào cao đẹp , cùng tạo nên kì tích giúp người dân miền Trung vượt qua khó khăn . Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong lịch sử nước ta , đã có một sử kiện mà không ai có thể quên được : “Nạn đói vào mùa xuân năm Ất Dậu” . Nếu không có sự nhường cơm sẻ áo của đồng bào, nạn đói năm ấy có thể còn khủng khiếp hơn . Những nhà tư sản lớn đã ra sức đóng góp của cải để cứu đói cho bà con nhân dân . Nhờ những tấm lòng nhân ái ấy mà nhân dân ta mới có thể cùng nhau vượt qua hoạn nạn , dựng xây một đất nước tốt đẹp như ngày nay . Chúng ta còn cần phải có biết “lá lành đùm lá rách” để cùng nhau sẻ chia những khó khăn trong đời sống. Điều đó được thể hiện qua việc làm cụ thể : săn sóc cụ già , giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư . Những phong trào ấy đều được nhân dân ta hưởng ứng quyết liệt . Một cây bút, một quyển vở, một chiếc áo… gửi tặng đều nói lên tấm lòng yêu thương đẹp đẽ, làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn, gắn bó.

Qua những lý lẽ trên , chúng ta thấy rằng tinh thần “lá lành đùm lá rách” là một điều không thể nào thiếu trong đời sống xã hội . Trong cuộc sống này , chúng ta cần phải biết quan tâm , giúp đỡ , cùng dựa vào nhau trên tình yêu thương . Nào ai sống biệt lập, sống cô đơn, ích kỉ mà được hạnh phúc thực sự bao giờ ? Tuy nhiên , sự giúp đỡ , san sẻ ấy nên xuất phát từ trái tim chứ không phải là sự thương hại , giả dối . Ngược lại , những người nhận sự giúp đỡ của người khác không nên ỷ lại mà phải nỗ lực phấn đấu để thoát khỏi khó khăn , hoạn nạn rồi giúp đỡ người khác .Qủa thật , lời dạy của ông bà ta thật sâu sắc , có tác dụng động viên mọi người cùng hướng về tình yêu thương con người sâu sắc , cao đẹp . Nếu đất nước ta mọi người luôn thực hành theo câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” thì dù gặp bất cứ gian khó nào ta cũng có thể đồng lòng vượt qua . Đất nước được xây dựng văn minh , giàu mạnh . Mọi người đều được hạnh phúc ấm no .

Tóm lại , sau khi tìm hiểu được câu tục ngữ này , em đã rút được kết luận là truyền thống tương thân tương ái là thứ vô cùng quý báu của dân tộc ta. Là một học sinh , trước tiên em sẽ học tập lối sống giản dị , tiết kiệm , tiêu xài vào những thứ không cần thiết để tham gia đóng góp ở trường lớp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn , phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” cao đẹp.

[Ngày mai mình nộp rồi ! Các bạn giúp mình nhận xét và sửa cho bài hay hơn nha . Cám ơn trước ^^]

Ki bo

Chủ đề:

Tập làm văn lớp 7

Câu hỏi:

Các bạn giúp mình nhận xét 2 đoạn văn này nha ~

Đề 1 : Từ văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" , viết đoạn văn từ 8-10 câu về người cha già dân tộc - Hồ Chí Minh

Sau khi đọc xong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" qua ngòi bút của nhà văn Phạm Văn Đồng , sự giản dị của Bác đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng em . Sự giản dị chính là nét đẹp của một nhân cách , nó biểu hiện một đức tính khiêm tốn cao đẹp . Và Bác chính là một tấm gương sáng của lối sống giản dị . Dù là một vị chủ tịch nhưng đời sống của Người vô cùng giản đơn : bữa cơm chỉ có vài ba món , căn nhà sàn luôn lồng gió và chỉ có vỏn vẹn vài phòng . Ôi ! Đời sống của Bác thật thanh bạch và tao nhã biết bao . Không chỉ giản dị trong đời sống mà mối quan hệ với mọi người của Bác lại càng giản dị hơn . Bác là người yêu thương nhân dân , mỗi lúc rãnh rỗi , Bác thường viết thư thăm hỏi các đồng chí , đến chơi với các cháu thiếu nhi . Từng bài viết , lời nói của Bác đều muốn quần chúng nhân dân hiểu được , nhớ được và làm được như câu "Không có gì quý hơn độc lập , tự do" . Là một học sinh còn trên ghế nhà trường , em sẽ noi gương theo Bác , luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách nói , cách viết giản dị , khiêm tốn . Bởi vì , chỉ có giản dị thì chúng ta mới hòa đồng và được mọi người nể phục , yêu thương.

Đề 2 : Từ nội dung văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" viết 1 đoạn văn 8-10 câu nêu suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước

Trong những bài văn đã học ở lớp , bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" qua ngòi bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Cũng như bao truyền thống khác , lòng yêu nước là một nét đẹp trong văn hoá lâu đời của nước ta , nó được thể hiện từ xưa đến nay . Từ xưa , khi nước nhà bị giặc ngoại xâm giày xéo , nhân dân ta đã dũng cảm hi sinh tất cả đề giành lại chủ quyền đất nước độc lập , tự do . Trong lịch sử nước ta đã có những tấm gương anh hùng như thế : Hai Bà Trưng không nề hà phận nữ nhi mà phất cờ nổi dậy , hay tướng quân Lê Lợi dù gặp bao trắc trở vẫn quyết giành lại nền độc lập dân tộc . Đến thời kỳ chống Mỹ , đã có bao người anh hùng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước : anh Phần Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai , cậu bé "Lượm" đã mất khi đi truyền thư , chị Võ Thị Sáu , anh Lý Tự Trọng . Ngày nay , xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo mọi người đều thay đổi , riêng lòng yêu nước của nhân ta vẫn không bao giờ phai mờ . Tinh thần ấy được thể hiện qua hình ảnh những con người ngày đêm cống hiến xây dựng bảo vệ Tổ quốc . Từ những người nông dân tay lắm chân bùn ngày ngày làm ra hạt lúa , hạt gạo phục vụ cho nhân dân đến những người thầy , người cô miệt mài giảng dạy , mài dũa học sinh nên người để đóng góp cho đất nước . Hay những người lính hải đảo phải xa người thân để ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường , em sẽ noi theo những tấm gương vĩ đại ấy mà chăm chỉ học tập , rèn luyện bản thân để mai đây đóng góp xây dựng đất nước .

Ki bo

Chủ đề:

Bài viết số 5 - Văn lớp 7

Câu hỏi:

[Các bạn giúp mình nhận xét bài văn này và góp ý để mình sửa bài cho hoàn chỉnh nhé ^^]

Đề bài : Chứng minh : "Có công mài sắt có ngày nên kim"

Trên thế gian này , ai mà chẳng muốn đạt được thành công dù nhỏ hay lớn ? Nhưng con đường đi đến sự thành công luôn luôn gian nan vất vả,chông gai như thách thức sự kiên trì của con người . Chính vì thế , ông cha ta đã khuyên nhủ : “Có công mài sắt , có ngày nên kim” để giáo dục , động viên con cháu thế hệ sau .

Trước hết , chúng ta cần hiểu rõ nghĩa của câu tục ngữ . “Kim là gì ?”, “Làm sao để làm rèn nên kim ?” . Trong chúng ta , ai hẳn cũng biết cây kim dùng để may vá quần áo . Cây kim chỉ thon nhỏ hơn cây tăm một chút , phần cuối có một cái lỗ để luồn sợi chỉ qua . Tưởng chừng nó chỉ là một sản phẩm nhỏ từ sắt nhưng quá trình làm nên nó vô cùng công phu . Người thợ phải dùng sức mình mà tôi luyện , mài dũa thành sắt lớn , để rồi thành sắt ấy trở thành một cây kim hữu ích và hoàn hảo . Quá trình ấy không những đòi hỏi sự khéo léo mà quan trọng chính là sự cố gắng , kiên trì của người thợ mài . Sâu xa hơn nữa , ông cha ta đã nhẹ nhàng khuyên bảo con cháu : Lòng kiên trì chính là chìa khóa mở cửa thành công . Việc khó khăn gì chỉ cần có kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Khối sắt to lớn ấy chính là hình ảnh ẩn dụ của những công việc to lớn trong cuộc sống,còn kim chính là kết quả mà ta đạt được

Thật vậy , vị lãnh đạo vĩ đại của nước ta – Chủ tịch Hồ Chí Minh – người giải phóng dân tộc Việt Nam ta khỏi ách nô lệ tàn bạo – đã lên đường cứu nước với hai bàn tay trắng . Người đã trải qua bao gian khó , chông gai nhưng với đức tính bền bỉ , nghị lực , người thanh niên Nguyễn Tất Thành năm ấy đã không hề bỏ cuộc mà con kiên trì hơn trên con đường cứu nước , giải phóng đồng bào Việt Nam . Và Người đã làm được , đồng bào ta đã có được sự độc lập tự do , sự no ấm đủ đầy . Ngày nay , chúng ta vẫn tự hào mỗi khi nhắc đến tên vị Chủ tịch vĩ đại , đầy quyết tâm và nghị lực của Việt Nam . Hay một ví dụ khác nữa chính là cụ ông người Nhật “Kimura” cùng cây táo kì diệu của ông . Ông Kimura là một người nông dân bình thương với ước muốn trồng nên những cây táo không cần phân bón hóa học và thuốc trừ sâu . Nhưng mọi chuyện không hề suôn sẻ khi những cây táo của ông đều bị dịch bệnh tấn công chết yểu . Tài sản của ông cũng đội nón ra đi theo mỗi cây táo chết , mảnh ruộng duy nhất cũng bị gán nợ , mọi người đều gọi ông là “Kimura thất bại” . Nhưng với sự kiên trì , phấn đấu không ngừng , cây táo ở vườn nhà ông đã cho ra 7 bông hoa , rồi sau đó là một vườn táo nặng trĩu quả . Chính sự kiên trì , bên bì năm ấy mới có được một Kimura thành công của hôm nay cùng những quả táo kì diệu không cần nông dược ấy . Đó là những tấm gương sáng về lòng kiên trì mà chúng ta nên học hỏi

Lòng kiên trì còn giúp ta vượt qua những thứ tưởng chừng không được . Sự nghị lực , ý chí có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những mảnh đời kém may mắn khác – những người tàn tật . Chúng giúp họ vượt qua gian khổ , như chiếc đòn bẩy tiếp sức cho họ tiến lên phía trước để giành lấy vinh quang . Họ tuy là những người phải chịu thiệt thòi hơn bao người khác nhưng chính họ cũng sẽ là người vẽ nên kì tích và đạt được thành công rực rỡ . Thầy Nguyễn Ngọc Ký là một người bị khuyết tật . Năm 4 tuổi , một trận sốt nặng đã khiến thầy bị liệt cả hai tay . Năm bảy tuổi , thầy bắt đầu tập viết bằng chân . Ngày nào , thầy cũng chăm chỉ học tập và cố gắng khắc phục khuyết điểm của mình . Và giờ đây , thầy Nguyễn Ngọc Ký đã đạt được nhiều giải thưởng xuất sắc và trở thành một Nhà giáo Ưu tú mẫu mực . Còn nữa , một VĐV bơi lội bị khuyết tật tên Nguyễn Hồng Lợi . Anh Lợi khi sinh ra đã không được lành lặn : không có một đôi chân bình thường để chạy nhảy như bao đứa trẻ khác và teo một bên tay . Và sau đó , anh bắt đầu tập bơi như một sở thích , nhưng hơn thế , anh còn muốn đi thi các giải bơi lội . Tính đến nay , anh Lợi đã mang về hơn 9 huy chương vàng , 8 huy chương bạc từ các cuộc thi trên khắp cả nước . Đó thực sự là những câu chuyện đầy cảm hứng và là những tấm gương sáng ngời của Việt Nam .

Trong học tập , lòng kiên trì , bền bỉ cũng quan trọng không kém .Mạc Đĩnh Chi vì gia đình khó khăn nên cậu luôn phải làm việc vất vả. Tuổi còn nhỏ nhưng ngày nào cậu cũng phải vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ . Đến tận khuya , cậu mới có thời gian học tập . Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ . Với ngọn đèn đom đóm ấy , Mạc Đĩnh Chi đã chăm dùi mài kinh sử và trở thành một vị quan lớn trong triều đình . Hay ông Cao Bá Quát viết chữ rất xấu , xấu như “gà bới” dù mặc dù ông nổi tiếng với tài thơ ca , đối đáp thông mình và tài họa hiếm ai bằng . Thế nên ông quyết tâm luyện lại chữ . Tối nào , ông cũng phải viết mười trang chữ rồi sau đó mới chịu đi ngủ . Sau quá trình rèn luyện kiên trì , chữ của Cao Bá Quát đã đẹp hơn , “rồng bay phượng múa” . Không phải lúc nào , thiên tài cũng là bẩm sinh , có những người phải kiên trì học tập mới có được . Nhà phát minh thiên tài Edison cũng đã từng nói : “Thiên tài là từ 1% thông minh và 99% mồ hôi” . Thật vậy , “Ông hoàng phát minh Edison với hơn 1300 phát minh vĩ đại” luôn đội sổ thời đi học . Ông luôn bị ăn trứng ngỗng môn Toán và bị bạn bè chê cười . Hay Niu-tơn – nhà vật lý vĩ đại của thế giới đã từng đội sổ và xếp gần cuối trường học . Nhưng các ông ấy đã đứng lên , cố gắng học hỏi , học hỏi nhiều hơn nữa , tất cả đều nhờ vào lòng kiên trì , bền bỉ .

Hay cả thơ văn cũng minh chứng cho lí lẽ “có công mài sắt có ngày nên kim”

" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Ông cha ta đã thật khéo léo khi nhẹ nhàng khuyên bảo con cháu qua hình ảnh cây kim . Để đạt được thành công , mọi người chúng ta hãy vạch rõ mục đích và làm theo nó . Trong quá trình ấy còn cần có sự bền bì , kiên nhẫn thực hiện nó , rồi một ngày nào đó chúng ta “rèn nên kim” , mở ra con đường đi đến thành công . Cậu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” là một bài học quý báu do thế hệ trước truyền lại , chúng ta cần học hỏi và thực hành theo lý lẽ ấy.