Người đòi nợ thuê, ngoài vấn đề thuận tay phải ra thì tâm lý sẽ muốn con nợ còn sống để lấy lại số tiền. Nhìn vào toàn cảnh trong nhà, có tivi, có ghế sofa rất đẹp nên phần nào cho thấy ông lão cũng không đến nỗi nghèo lắm.
Ông còn sống một mình nên cũng không lý gì để phải mang khoản nợ lớn đến mức bỏ mạng cả. Người đưa thư không quen biết nạn nhân nên động cơ duy nhất chỉ là vì nảy sinh lòng tham, nhưng nếu cướp thì sao lại bỏ lại ví? Hơn nữa, nếu là người đưa thư vì tâm lý cướp sẽ đâm lén sau lưng, nhưng nhìn vết đâm thấy đây là một vết đâm chí mạng, chuyên nghiệp và kiểu đối mặt. Một người đưa thư liệu có được "kĩ năng" này? Thêm nữa, người đưa thư thường ở ngoài cửa, có chăng nữa thì vào nhà uống nước như trong hình thì ông lão phải nằm gần cửa, nếu lôi vào nhà thì vết máu sẽ loang ra sàn. Giả thuyết anh đưa thư giết người bị loại bỏ.
Chúng ta cũng thấy hiện trường vụ án có bình hoa vỡ, ly nước đổ và ti vi bị lệch giống như một vụ xô xát. Nhưng nhìn kĩ sẽ thấy ông lão vẫn nằm ngay ngắn, quần áo chỉnh tề và sàn nhà vẫn nguyên vẹn. Thêm nữa, nạn nhân bị đâm ở vùng bụng, máu không bị loang rộng hay vương vãi nhỏ giọt.
Mà theo logic thì người bị đâm sẽ có xu hướng ôm tay vào chỗ bị đâm chứ không duỗi thẳng như thế, đặc biệt với một nhát dao ở vùng bụng thì chưa thể khiến nạn nhân chết ngay được. Ý kiến này cho rằng ông lão rất có thể đã bị trói lại hoặc bị trúng thuốc mê, sau đó mới bị đâm.
Giả định này khá logic vì ông lão có thể bị trúng thuốc mê làm đổ cốc nước, đi loạng choạng sau đó làm vỡ bình hoa. Hiện trường đổ vỡ cũng có thể được cố tình dựng lên. Sau đó ông lão mới bị đâm một nhát "gọn nhẹ" như thế, mà câu hỏi đặt ra là sao không đâm lên tim? vì chỉ cần đâm ở bụng là nạn nhân sẽ chết vì mất máu cấp trong tình trạng bị đánh thuốc mê. Tên đòi nợ thuê đến có thể là vì cô con gái nợ nần nhiều dẫn đến ý đồ sát hại bố mình để nhận tiền bảo hiểm hoặc thừa hưởng tài sản.