Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Trị , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 27
Số lượng câu trả lời 46
Điểm GP 2
Điểm SP 43

Người theo dõi (26)

Đang theo dõi (34)


Câu trả lời:

Thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng. Trăng trong thơ của ông cũng hết sức đa dạng, phong phú và thường rất giàu hàm nghĩa. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cũng viết về trăng. Nhưng cũng như một số bài thơ khác, trăng ờ đây chỉ là một phương tiện để nhà thơ bày tỏ một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình cảm quê hương. Sự sắc sảo của Lý Bạch trong việc thể hiện nỗi nhớ nhà đã khiến ngay cả chúng ta cũng trào dâng trong lòng tình yêu thương da diết.

Đọc nguyên tác bài thơ:

Sàng tiễn minh nguyệt quạng
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

Chúng ta cứ ngỡ đây là một bài Đường thi tuyệt cú. Nhưng không, bài thơ của Lý Bạch là một bài cổ thơ, một lối thơ rất tự do về vần điệu và âm luật. Điều đáng chú ý là bài thơ ra đời khi tác giả đang sống ly hương. Vì thế bài thơ khởi hứng từ nỗi lòng của người lữ thứ.

Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.

Hai câu thơ tả cảnh mà vẽ cả tư thế của nhân vật trữ tình. Người đọc băn khoăn không biết điều gì đã khiến cho nhà thơ trằn trọc hết đứng lại ngồi, rồi lại nằm mà vẫn không ngủ được. Đầu giường tác giả tràn ngập ánh trăng. Trăng phủ tràn trên mặt đất ngỡ là sương đêm phủ. Hai từ "nghi thị" (ngỡ là) rất hay. Nó hướng về cảnh mà thực lại đang tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi thêm chút khắc khoải của lòng người. Vậy là trăng đến mà không chia sẻ được. Nó chỉ là cho cái nỗi nhớ kia da diết hơn, não ruột hơn thêm. Tác giả nhìn trăng mà thực là đang đưa mắt kiếm tìm trong xa xăm, vô tận một chút hương sắc gì của quê hương. Hai câu thơ chưa tả trực tiếp mà đã gợi ra sâu sắc nỗi sầu của kẻ xa quê.

Đến hai câu thơ cuối thì nỗi nhớ quê mới thực sự như dòng nước ào ạt ùa về:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương,

Hai hành động dường như đối lập nhau nhưng lại gắn kết hài hòa cùng hướng về một đích. Nhân vật trữ tình đang cố tìm một thứ gì để xua tan đi nỗi nhớ quê. Và dường như thật may bởi trăng đang đến và chia sẻ. Thế nhưng "ngẩng đầu" nhìn vầng trăng đang vằng vặc, thì nỗi nhớ trong lòng của kẻ tha thương lại ngập tràn đầy. Tình thương của tác giả đến đây lắng lại và ngưng đọng sâu xa: cúi đầu nhớ cố hương;

Đêm thanh tĩnh và lòng người cũng tĩnh. Trăng rất sáng, rất đẹp, rất trong và lòng người cũng vậy. Cảnh đẹp nhưng lòng người chẳng thể vui hay nói đúng hơn "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Cảnh làm cho người nặng thêm nỗi nhớ, nỗi sầu. Hai câu thơ lời ít nhưng ý tứ dàn trải mênh mông. Nỗi lòng là của tác giả mà cũng lại là của tất cả mọi người. Nó gợi vẻ thật sâu sắc nỗi lòng của những ai đã và đang sống xa quê. Nó làm cồn lên một cái gì đó thật lớn lao và tha thiết.

Bài thơ của Lý Bạch thật buồn. Nỗi buồn da diết và ngưng đọng. Thử hỏi chúng ta ai có thể sống mà không cần đến quê hương? Ai có thể xa quê mà không nhớ? Bài thơ của Lý Bạc một lần nữa dạy ta thêm một bài học nhân nghĩa ở đời. Bài học ấy sâu sắc đúng như lời triết lý của nhà thơ Chế Lan Viên:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.Thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng. Trăng trong thơ của ông cũng hết sức đa dạng, phong phú và thường rất giàu hàm nghĩa. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cũng viết về trăng. Nhưng cũng như một số bài thơ khác, trăng ờ đây chỉ là một phương tiện để nhà thơ bày tỏ một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình cảm quê hương. Sự sắc sảo của Lý Bạch trong việc thể hiện nỗi nhớ nhà đã khiến ngay cả chúng ta cũng trào dâng trong lòng tình yêu thương da diết.

Đọc nguyên tác bài thơ:

Sàng tiễn minh nguyệt quạng
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

Chúng ta cứ ngỡ đây là một bài Đường thi tuyệt cú. Nhưng không, bài thơ của Lý Bạch là một bài cổ thơ, một lối thơ rất tự do về vần điệu và âm luật. Điều đáng chú ý là bài thơ ra đời khi tác giả đang sống ly hương. Vì thế bài thơ khởi hứng từ nỗi lòng của người lữ thứ.

Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.

Hai câu thơ tả cảnh mà vẽ cả tư thế của nhân vật trữ tình. Người đọc băn khoăn không biết điều gì đã khiến cho nhà thơ trằn trọc hết đứng lại ngồi, rồi lại nằm mà vẫn không ngủ được. Đầu giường tác giả tràn ngập ánh trăng. Trăng phủ tràn trên mặt đất ngỡ là sương đêm phủ. Hai từ "nghi thị" (ngỡ là) rất hay. Nó hướng về cảnh mà thực lại đang tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi thêm chút khắc khoải của lòng người. Vậy là trăng đến mà không chia sẻ được. Nó chỉ là cho cái nỗi nhớ kia da diết hơn, não ruột hơn thêm. Tác giả nhìn trăng mà thực là đang đưa mắt kiếm tìm trong xa xăm, vô tận một chút hương sắc gì của quê hương. Hai câu thơ chưa tả trực tiếp mà đã gợi ra sâu sắc nỗi sầu của kẻ xa quê.

Đến hai câu thơ cuối thì nỗi nhớ quê mới thực sự như dòng nước ào ạt ùa về:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương,

Hai hành động dường như đối lập nhau nhưng lại gắn kết hài hòa cùng hướng về một đích. Nhân vật trữ tình đang cố tìm một thứ gì để xua tan đi nỗi nhớ quê. Và dường như thật may bởi trăng đang đến và chia sẻ. Thế nhưng "ngẩng đầu" nhìn vầng trăng đang vằng vặc, thì nỗi nhớ trong lòng của kẻ tha thương lại ngập tràn đầy. Tình thương của tác giả đến đây lắng lại và ngưng đọng sâu xa: cúi đầu nhớ cố hương;

Đêm thanh tĩnh và lòng người cũng tĩnh. Trăng rất sáng, rất đẹp, rất trong và lòng người cũng vậy. Cảnh đẹp nhưng lòng người chẳng thể vui hay nói đúng hơn "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Cảnh làm cho người nặng thêm nỗi nhớ, nỗi sầu. Hai câu thơ lời ít nhưng ý tứ dàn trải mênh mông. Nỗi lòng là của tác giả mà cũng lại là của tất cả mọi người. Nó gợi vẻ thật sâu sắc nỗi lòng của những ai đã và đang sống xa quê. Nó làm cồn lên một cái gì đó thật lớn lao và tha thiết.

Bài thơ của Lý Bạch thật buồn. Nỗi buồn da diết và ngưng đọng. Thử hỏi chúng ta ai có thể sống mà không cần đến quê hương? Ai có thể xa quê mà không nhớ? Bài thơ của Lý Bạc một lần nữa dạy ta thêm một bài học nhân nghĩa ở đời. Bài học ấy sâu sắc đúng như lời triết lý của nhà thơ Chế Lan Viên:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.Thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng. Trăng trong thơ của ông cũng hết sức đa dạng, phong phú và thường rất giàu hàm nghĩa. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cũng viết về trăng. Nhưng cũng như một số bài thơ khác, trăng ờ đây chỉ là một phương tiện để nhà thơ bày tỏ một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình cảm quê hương. Sự sắc sảo của Lý Bạch trong việc thể hiện nỗi nhớ nhà đã khiến ngay cả chúng ta cũng trào dâng trong lòng tình yêu thương da diết.


Đọc nguyên tác bài thơ:

Sàng tiễn minh nguyệt quạng
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

Chúng ta cứ ngỡ đây là một bài Đường thi tuyệt cú. Nhưng không, bài thơ của Lý Bạch là một bài cổ thơ, một lối thơ rất tự do về vần điệu và âm luật. Điều đáng chú ý là bài thơ ra đời khi tác giả đang sống ly hương. Vì thế bài thơ khởi hứng từ nỗi lòng của người lữ thứ.

Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.

Hai câu thơ tả cảnh mà vẽ cả tư thế của nhân vật trữ tình. Người đọc băn khoăn không biết điều gì đã khiến cho nhà thơ trằn trọc hết đứng lại ngồi, rồi lại nằm mà vẫn không ngủ được. Đầu giường tác giả tràn ngập ánh trăng. Trăng phủ tràn trên mặt đất ngỡ là sương đêm phủ. Hai từ "nghi thị" (ngỡ là) rất hay. Nó hướng về cảnh mà thực lại đang tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi thêm chút khắc khoải của lòng người. Vậy là trăng đến mà không chia sẻ được. Nó chỉ là cho cái nỗi nhớ kia da diết hơn, não ruột hơn thêm. Tác giả nhìn trăng mà thực là đang đưa mắt kiếm tìm trong xa xăm, vô tận một chút hương sắc gì của quê hương. Hai câu thơ chưa tả trực tiếp mà đã gợi ra sâu sắc nỗi sầu của kẻ xa quê.

Đến hai câu thơ cuối thì nỗi nhớ quê mới thực sự như dòng nước ào ạt ùa về:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương,

Hai hành động dường như đối lập nhau nhưng lại gắn kết hài hòa cùng hướng về một đích. Nhân vật trữ tình đang cố tìm một thứ gì để xua tan đi nỗi nhớ quê. Và dường như thật may bởi trăng đang đến và chia sẻ. Thế nhưng "ngẩng đầu" nhìn vầng trăng đang vằng vặc, thì nỗi nhớ trong lòng của kẻ tha thương lại ngập tràn đầy. Tình thương của tác giả đến đây lắng lại và ngưng đọng sâu xa: cúi đầu nhớ cố hương;

Đêm thanh tĩnh và lòng người cũng tĩnh. Trăng rất sáng, rất đẹp, rất trong và lòng người cũng vậy. Cảnh đẹp nhưng lòng người chẳng thể vui hay nói đúng hơn "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Cảnh làm cho người nặng thêm nỗi nhớ, nỗi sầu. Hai câu thơ lời ít nhưng ý tứ dàn trải mênh mông. Nỗi lòng là của tác giả mà cũng lại là của tất cả mọi người. Nó gợi vẻ thật sâu sắc nỗi lòng của những ai đã và đang sống xa quê. Nó làm cồn lên một cái gì đó thật lớn lao và tha thiết.

Bài thơ của Lý Bạch thật buồn. Nỗi buồn da diết và ngưng đọng. Thử hỏi chúng ta ai có thể sống mà không cần đến quê hương? Ai có thể xa quê mà không nhớ? Bài thơ của Lý Bạc một lần nữa dạy ta thêm một bài học nhân nghĩa ở đời. Bài học ấy sâu sắc đúng như lời triết lý của nhà thơ Chế Lan Viên:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.