HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Vật A có tần số góc riêng ω0 dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực F = F0cos(ωt) (F0 không đổi, ω thay đổi được). Trong cùng một môi trường dao động, biên độ dao động của vật A cực đại khi
A. ω = 0,5ω0.
B. ω = 0,25ω0.
C. ω = ω0.
D. ω = 2ω0.
Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đọan ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ
C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức
D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức
Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương; biên độ A và chu kỳ dao động T. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kỳ và biên độ của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản.
A. Chu kỳ tăng; biên độ giảm
B. Chu kỳ giảm biên độ giảm
C. Chu kỳ giảm; biên độ tăng
D. Chu kỳ tăng; biên độ tăng
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A. 10 30 cm/s
B. 20 6 cm/s
C. 40 2 cm/s
D. 40 3 cm/s
Một sóng trên mặt nước, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau thì cách nhau một đoạn thẳng
A. một phần tư bước sóng
B. hai lần bước sóng.
C. nửa bước sóng
D. bước sóng.
Xét một vectơ quay O M → có những đặc điểm sau:
+ Có độ lớn bằng 2 đơn vị chiều dài.
+ Quay quanh O với tốc độ góc 1 rad/s.
+ Tại thời điểm t = 0 vectơ O M → hợp với trục Ox bằng 600 theo chiều dương lượng giác.
Hỏi vectơ quay O M → biểu diễn phương trình của dao động điều hòa nào ?
Một con lắc đơn dài 100 cm, một quả nặng hình cầu khối lượng m = 200g mang điện tích q = 5.10-6 C. Lấy g=10m/s2, Đặt con lắc vào vùng không gian có điện trường đều E → (có phương trùng phương trọng lực, trọng trường không đổi) thì chu kì dao động của con lắc là 1,8 giây. Độ lớn của điện trường có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 93,827.103 V/m.
B. 487,400.103 V/m.
C. 488,889.103 V/m.
D. 93,142.103 V/m.