Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 15
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (2)

AESRDTFY
lahfguig

Đang theo dõi (5)

乇尺尺のレ
vuaditvit
rứhgtfyy
AESRDTFY

Câu hỏi mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 12)  

Quan sát hình 1 (trang 6), bản đồ hoặc lược đồ địa phương, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên ở địa phương theo gợi ý sau:

 

  Hướng dẫn giải 

Thành phố Hà Nội - Tham khảo:

- Vị trí địa lý: Hà Nội Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
- Địa hình: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
- Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. 
- Sông, hồ: hiện có 9 con sông chảy qua thủ đô, gồm Hồng, Đuống, Đà, Nhuệ, Cầu, Đáy, Cà Lồ, Tích và Tô Lịch. Trừ sông Tô Lịch nằm trong nội đô, 8 con sông còn lại đều chảy qua nhiều tỉnh, thành khác.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)   Thảo luận (1)Câu hỏi mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 13)  

Hoạt động kinh tế ở mỗi địa phương rất đa dạng. Quan sát bản đồ hoặc lược đồ địa phương em, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về hoạt động kinh tế ở địa phương theo gợi ý sau:

  Hướng dẫn giải 

Tỉnh Nghệ An - Tham khảo:

- Nông nghiệp: Nghệ An có các nông sản như: Ngô, khoai, mía, cam, sắn, chè, lúa... Hoạt động trồng trọt chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Tân Kỳ. Hoạt động thủy sản tập trung ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
- Công Nghiệp: Địa phương có các ngành công nghiệp như công nghiệp cơ khí chế tạo, hoá chất, ván ép, bia, vật liệu xây dựng, dệt may. Một số trung tâm công nghiệp có thể kể đến như Khu Công Nghiệp Bắc Vinh, Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu Công nghiệp Hoàng Mai I,...
- Dịch vụ: Địa phương có các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, khách sạn-nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)   Thảo luận (1)Câu hỏi mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 13)  

Căn cứ vào Tài liệu giáo dục địa phương và tình hình thực tế nơi em sinh sống, em hãy:

- Cho biết môi trường của địa phương em hiện nay như thế nào.

- Nêu những giải pháp của em để có thể bảo vệ môi trường tốt hơn.

  Hướng dẫn giải 

Tham khảo:

Hiện nay, môi trường ở thành phố em sinh sống khá là ô nhiễm. Lượng khí thải từ xe cộ nhiều, không khí có nhiều bụi mịn, hiện tượng vứt rác xuống ao, hồ, sông vẫn còn. Để có thể bảo vệ môi trường tốt hơn, em nghĩ mọi người nên có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân thay vào đó là sử dụng phương tiện công cộng như xe bus, hoặc đi xe đạp và xe điện.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)   Thảo luận (1)Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 13)  

Hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt lại thông tin về tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống với các nội dung theo gợi ý dưới đây:

  Hướng dẫn giải 

Tham khảo:

Tỉnh Nghệ An

Vị trí địa lý: Nghệ An là một tỉnh ven biển nằm ở gần cực bắc khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lãnh thổ lớn nhất Việt Nam. Phía bắc giáp Thanh Hóa, phía nam giáp Hà Tĩnh, phía đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Lào.

Đặc điểm tự nhiên:

- Khí hậu: Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. 
- Địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển.
- Sông, hồ: Nghệ An có nhiều sông và hồ lớn
Hoạt động kinh tế: 

- Nông nghiệp: Nghệ An có các nông sản như: Ngô, khoai, mía, cam, sắn, chè, lúa... Hoạt động trồng trọt chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Tân Kỳ. Hoạt động thủy sản tập trung ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
- Công Nghiệp: Địa phương có các ngành công nghiệp như công nghiệp cơ khí chế tạo, hoá chất, ván ép, bia, vật liệu xây dựng, dệt may. Một số trung tâm công nghiệp có thể kể đến như Khu Công Nghiệp Bắc Vinh, Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu Công nghiệp Hoàng Mai I,...
- Dịch vụ: Địa phương có các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, khách sạn-nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)   Thảo luận (1)Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 13)  

Em hãy tìm hiểu về một ngành kinh tế đặc trưng của địa phương em theo gợi ý dưới đây:

- Tên ngành kinh tế.

- Tình hình sản xuất và phân bố hiện nay của ngành.

- Ngành kinh tế hiện nay có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

  Hướng dẫn giải 

Tham khảo:

- Tên ngành kinh tế: công nghiệp.

- Tình hình sản xuất hiện nay:

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Ở Hà Nội có nhiều khu công nghiệp lớn, như: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.

+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,...

+ Hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế, như: san lấp ao hồ, giảm diện tích cây xanh, công viên,... để phục vụ phát triển hạ tầng.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)   Thảo luận (1)Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 13)  

Em hãy sưu tầm một số hình ảnh thể hiện những đặc trưng cơ bản về tự nhiên, kinh tế ở địa phương và giới thiệu với cả lớp.

  Hướng dẫn giải 

Tham khảo

  

1. MỘT SỐ LOẠI HOA VÀ CÂY CẢNH PHỔ BIẾNloading...Hoa mai.hoc24

Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở nước ta như:

- Hoa đào, hoa mai.

- Hoa sen, hoa cúc.

- Cây vạn niên thanh.

- Cây lưỡi hổ, cây nha đam,...

2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH

* Hoa quỳnh anh vàng:

- Đặc điểm:

+ Hoa có màu vàng, hình chuông, cánh loe rộng ở miệng.

+ Mỗi hoa có từ 4 đến 6 cánh, mép cánh tròn, mềm, mỏng.

- Ý nghĩa: Biểu tượng của sự thành công.

loading...Hoa quỳnh anh vàng.hoc24

* Cây trầu bà:

- Đặc điểm:

+ Cây thân leo, nhiều rễ.

+ Lá gần giống hình trái tim, có màu xanh bóng, thân dài ở phần dưới.

- Ý nghĩa: Biểu tượng của sự phát triển thịnh vượng.

loading...Cây trầu bà.hoc24

* Hoa sữa:

- Đặc điểm:

+ Hoa kết thành từng chùm, mỗi hoa có năm cánh.

+ Màu trắng, vàng, hồng hay xanh nhạt.

+ Mùi thơm nồng nàn, nhất là lúc về đêm.

- Ý nghĩa: Tượng trưng cho mùa thu Hà Nội.

loading...Hoa sữa.hoc24

* Hoa mười giờ:

- Đặc điểm:

+ Hoa thường nở rộ vào lúc 10 giờ sáng.

+ Hoa có nhiều màu như tím, đỏ, vàng, cam,....

+ Khi nở, cánh hoa xòe tròn, nhị hoa vàng óng.

- Ý nghĩa: Tượng trưng cho sự quyết đoán, chân thành.

loading...Hoa mười giờ.hoc24

* Hoa sứ (hoa dại):

- Đặc điểm:

+ Hoa có năm cánh.

+ Màu trắng, đỏ, hồng.

+ Mùi thơm ngào ngạt, thường nở vào mùa xuân cho đến mùa hè.

- Ý nghĩa: Biểu tượng của sức sống và những điều tốt lành.

loading...Hoa sứ (hoa đại).hoc24

* Cây lưỡi hổ:

- Đặc điểm:

+ Cây có màu xanh đậm.

+ Lá cứng, dày, trông như ngọn giáo, viền lá màu vàng tươi mọc lên đều đặn.

- Ý nghĩa: Tượng trưng cho sự may mắn.

loading...Cây lưỡi hổ.hoc243. LỢI ÍCH CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH

Lợi ích của một số loại hoa và cây cảnh:

- Hoa lục bình:

+ Hoa có thể được sử dụng để chế biến thành những món ăn có lợi cho sức khỏe.

- Cây dương xỉ:

+ Cây được trồng để làm cảnh, thanh lọc không khí trong nhà, văn phòng,...

- Hoa cúc họa mi:

+ Khi đã phơi khô, hoa được dùng để pha trà, giúp giải nhiệt cho cơ thể, làm đẹp da,...

- Cây sống đời:

+ Lá cây thường được dùng để chữa bỏng, cầm máu, giúp làm lành vết sẹo,...

=> Hoa và cây cảnh có thể được dùng để:

- Làm đẹp cho không gian sống.

- Làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu.

- Giúp thanh lọc không khí,...

    Lý thuyếtTrắc nghiệmGiải bài tập SGKHỏi đáp