Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 310
Số lượng câu trả lời 217
Điểm GP 108
Điểm SP 146

Người theo dõi (8)

miumiu -_-
Nhờn.
_Khánh Huyền_
Jackson Williams

Đang theo dõi (1)

HT.Phong (9A5)

Câu trả lời:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

THÍ NGHIỆM TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT VÀ TRỒNG CÂY BẰNG THỦY CANH, KHÍ CANH

 

Thứ … ngày … tháng … năm …

Nhóm:…                Lớp:…                   Họ và tên thành viên:…

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm

a. Chứng minh sự hút nước ở rễ.

b. Chứng minh sự vận chuyển nước trong thân.

c. Chứng minh sự thoát hơi nước ở lá.

d. Kiểm tra ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

e. Quan sát thành phần cấu tạo của khí khổng dưới kính hiển vi.

g. Chứng minh một số loài cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất.

2. Kết quả và giải thích

a. Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nguyên nhân nào?

- Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nước đã được rễ cây hấp thụ.

b. Vì sao cánh hoa và bên trong thân chuyển sang màu mực?

- Nước và một số chất tan trong nước được rễ cây hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Do đó, khi cho cành hoa vào cốc nước nhỏ thêm mực, mạch gỗ sẽ vận chuyển dòng nước màu mực lên các bộ phận khác của cây dẫn đến cánh hoa và mạch gỗ chuyển sang màu mực.

c. Vì sao túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước?

- Túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước do chậu (2) vẫn còn lá, lá thực hiện quá trình thoát hơi nước; hơi nước thoát ra bị túi nylon giữ lại.

d. Vì sao trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước?

- Trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước vì:

+ Chậu (1) bị tưới thiếu nước, lượng nước thoát ra ngoài cao hơn lượng nước hấp thụ được nên xảy ra hiện tượng mất cân bằng nước, làm cho một số lá cây có biểu hiện héo.

+ Chậu (2) được tưới với lượng nước hợp lí, lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra, nên cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

+ Chậu (3) bị tưới thừa nước, cây bị úng nước khiến cho lượng oxygen trong đất giảm không đủ để cung cấp cho bộ rễ thực hiện hô hấp, làm cho rễ không thực hiện được chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, nên cây có biểu hiện bị úng nước.

e. Thành phần cấu tạo của khí khổng: (1): …, (2): …, (3): …, (4): …

(1): tế bào hạt đậu, (2): lỗ khí, (3): lục lạp, (4): tế bào biểu bì.

g. Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ yếu tố nào?

- Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ nước và dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng các chất khoáng hòa tan trong dung dịch trồng cây.

h. Trả lời các câu hỏi đã đặt ra khi quan sát trồng cây khí canh.

- Kĩ thuật trồng cây khí canh được tiến hành như thế nào?

+ Kĩ thuật trồng cây khí canh: Cây được trồng trong môi trường không khí có chứa thể bụi dinh dưỡng ở dạng phun sương. Nhờ vào những bụi thể dinh dưỡng, rễ cây hấp thụ và nuôi dưỡng cây sinh trưởng phát triển.

+ Các dụng cụ, hóa chất được sử dụng để trồng cây khí canh: Hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng, giá đỡ, hệ thống cảm biến, đài phun nước, vòi phun nước,…

+ Tiến hành trồng cây khí canh bằng các bước: Trồng cây vào rọ trồng, cố định cây trong rọ bằng xơ dừa → Đặt rọ đã trồng cây vào bình trồng cây → Bổ sung dung dịch dinh dưỡng vào bình trồng cây sao cho dung dịch để vòi phun sương hoạt động mà không ngập rễ cây → Đặt bình trồng cây ra ngoài sáng, theo dõi sự sinh trưởng của cây trong ba tuần bằng cách đo chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, đếm số lá cây sau mỗi 3 ngày.

- Trồng cây khí canh có những ưu điểm gì?

+ Năng suất cao và đảm bảo được chất lượng rau trồng.

+ Tiết kiệm diện tích, tiết kiệm nước.

+ Rễ cây nhận được nhiều oxygen hơn.

+ Dễ dàng bảo trì hệ thống khí canh.

3. Kết luận

a. Rễ thực hiện chức năng hút nước.

b. Mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước lên các bộ phận của cây.

c. Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây.

d. Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

e. Quan sát được thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi.

g. Có thể trồng cây không cần đất theo phương pháp thủy canh hoặc khí canh.

Câu trả lời:

- Galilei (1564 – 1642): Cha đẻ của phương pháp thực nghiệm.

+ Galileo đã được gọi là "cha đẻ của thiên văn học quan sát", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của phương pháp khoa học" và "cha đẻ của khoa học hiện đại".

+ Galileo nghiên cứu tốc độ và vận tốc, trọng lực và rơi tự do, các nguyên lý của thuyết tương đối, quán tính và chuyển động của đường đạn và cũng hoạt động trong khoa học và công nghệ ứng dụng, mô tả các tính chất của cân bằng và "cân bằng thủy tĩnh".

+ Ứng dụng trong quân sự: ông đã phát minh ra thấu kính nhiệt kế và các loại la bàn quân sự.

+ Ứng dụng trong thiên văn học: sử dụng kính thiên văn để quan sát các thiên thể một cách khoa học; xác nhận các pha của Sao Kim bằng kính thiên văn, quan sát bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, các vành đai của Sao Thổ và phân tích các dấu vết.

- Newton (1642 – 1727): Người tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn.

+ Isaac Newton là một nhà toán học, vật lý học, thiên văn học,… người Anh, được nhiều người công nhận là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, là nhân vật chủ chốt trong cuộc cách mạng khoa học. Cuốn sách của ông Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1687, thiết lập cơ học cổ điển.

+ Newton cũng có những đóng góp cơ bản cho quang học và chia sẻ công việc của mình với Gottfried Wilhelm Leibniz cho sự phát triển của vô cực.

+ Trong Principia, Newton đã xây dựng các định luật chuyển động và vạn vật hấp dẫn đã hình thành nên quan điểm khoa học thống trị cho đến khi nó được thay thế bằng thuyết tương đối.

+ Newton đã sử dụng mô tả toán học của mình về lực hấp dẫn để suy ra các định luật Kepler về chuyển động của hành tinh, tính toán thủy triều, quỹ đạo sao chổi, tuế sai điểm phân và các hiện tượng khác.

- Einstein (1879 – 1955): Người tìm ra thuyết tương đối và công thức \(E=m.c^2\)

+ Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Đức, được nhiều người công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại.

+ Einstein được biết đến là người đã phát triển lý thuyết tương đối, nhưng ông cũng có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển lý thuyết cơ học lượng tử. Thuyết tương đối và cơ học lượng tử là hai trụ cột của vật lý hiện đại. Công thức tương đương khối lượng - năng lượng của nó E = mc², xuất phát từ thuyết tương đối, được mệnh danh là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới".

+ Công việc của ông cũng được biết đến có ảnh hưởng đối với triết học khoa học.

+ Ông nhận giải Nobel Vật lý năm 1921 "vì những đóng góp của ông cho vật lý lý thuyết, và đặc biệt là vì ông đã khám phá ra quy luật của hiệu ứng quang điện", một giai đoạn then chốt trong sự phát triển của lý thuyết lượng tử. Những thành tựu trí tuệ và sự độc đáo của ông đã khiến "Einstein" đồng nghĩa với "thiên tài".