Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (3)

Kiều Vũ Linh
Hà Đức Thọ
Quang Nhân

Vi Nguyễn

Đọc hiểu văn bản Anh hai và trả lời các câu hỏi:
– Ăn thêm cái nữa đi con! – Ngán quá, con không ăn đâu! – Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng! – Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi! Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đì. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai: – Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chăng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. – Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít. – Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi! (Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn ”, NXB Hội nhà văn 1994)
Đọc hiểu văn bản Anh hai và trả lời câu hỏi :
1. Tình huống gay cấn trong truyện ngắn là gì?
2. Câu nói của nhân vật người anh "Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi" có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của truyện?
3. Câu "Bụi đời đã dính, chẳng chịu cho đi" đặc sắc vì sao?
4. Qua câu chuyện, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa tình yêu thương trong cuộc sống.

Vi Nguyễn

Đề số 10:  Đọc văn bản sau:

HƠI ẤM Ổ RƠM

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:         

– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

 

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gày gò

 

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no

Riêng cái ấm nồng nàn như lửa

Cái mộc mạc lên hương của lúa

Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.

                     (Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973) 

Chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 7:

Câu 1. Văn bản trên viết theo thể thơ nào?

A. Bảy chữ

C. Tự do

B. Tám chữ

D. Thất ngôn Đường luật

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Nhân vật tôi

B. Nhân vật người mẹ

C. Tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng

D. Chủ thể ẩn

Câu 3. Ý nào không nói đúng hoàn cảnh mà nhân vật tôi gõ cửa nhà bà mẹ?

A. Đêm khuya bị lỡ đường

B. Ngoài trời lạnh

C. Đi qua một vùng đồng chiêm

D. Gặp ngôi nhà tranh rộng rãi

Câu 4. Đâu là lời nói của người mẹ trong bài thơ?

A. Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

B. Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

C. Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 5.  Câu thơ Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Nhân hoá và So sánh

Câu 6. Dòng thơ nào nói lên trực tiếp tâm trạng của nhân vật tôi khi được nằm trong hơi ấm ổ rơm?

A. Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

B. Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

C. Riêng cái ấm nồng nàn như lửa

D. Cái mộc mạc lên hương của lúa

Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của bài thơ?

A. Đề cập đến ý nghĩa hơi ấm ổ rơm của người mẹ cưu mang người chiến sĩ trong đêm khuya lỡ đường.

B. Đề cập đến hình bóng người mẹ nghèo vùng đồng chiêm đã cưu mang người chiến sĩ.

C. Đề cập đến kỉ niệm về đêm lỡ đường của người chiến sĩ.

D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ nghèo cưu mang người chiến sĩ và lòng biết ơn của người chiến sĩ.

Thực hiện yêu cầu từ câu 8  đến câu 10:

Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “hương mật ong của ruộng”?

Câu 9. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ.

Câu 10. Từ sự thao thức của nhân vật trữ tình, anh/ chị có suy nghĩ gì về cách ứng xử khi nhận được một ân tình? Viết câu trả lời trong đoạn văn ngắn