Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 43
Điểm GP 10
Điểm SP 0

Người theo dõi (2)

Jackson Williams
9323

Đang theo dõi (1)


ngôn ngữ @ là 

Ngôn ngữ là một hệ thống giao tiếp có cấu trúc được sử dụng bởi con người. Cấu trúc của ngôn ngữ được gọi là ngữ pháp, còn các thành phần tự do của nó được gọi là từ vựng. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chính của con người, có thể tồn tại ở dạng lời nói, ký hiệu hoặc chữ viết. Nhiều ngôn ngữ sở hữu hệ chữ viết có chức năng ký âm hoặc ký hiệu lời nói để sau này có thể kích hoạt lại. Trong số các hệ thống giao tiếp ở động vật, ngôn ngữ của con người độc đáo ở nhiều điểm như: nó không phụ thuộc vào một phương thức truyền tải duy nhất nào, nó khác biệt rất lớn giữa từng nền văn hóa và từng giai đoạn lịch sử, và nó có phạm vi biểu đạt rộng hơn nhiều so với các hệ thống khác.[1]

Ngôn ngữ con người có tính năng sản (productivity, tức là khả năng tạo ra vô số từ mới chỉ dựa trên các yếu tố cơ bản) và tính dịch chuyển (displacement, tức là khả năng nhắc đến thứ nằm ngoài ngữ cảnh hiện tại), đồng thời nó phải dựa trên quy ước xã hội và sự học tập tiếp thu.

Số lượng ngôn ngữ trên thế giới dao động trong khoảng từ 6.000-7.000, phụ thuộc vào chỉ tiêu phân biệt giữa ngôn ngữ và phương ngữ của từng tác giả.[2] Ngôn ngữ tự nhiên có thể là khẩu ngữ, thủ ngữ hoặc cả hai; tuy vậy, bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể được mã hóa bằng phương tiện thứ cấp được tiếp nhận bởi thính giác, thị giác hoặc xúc giác; ví dụ như văn bản, biển báo, chữ nổi hoặc huýt sáo. Nói cách khác, ngôn ngữ của con người độc lập khỏi phương thức biểu đạt, còn ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ viết là các phương thức lưu giữ hoặc mã hóa tiếng nói tự nhiên hoặc cử chỉ của con người.

Khi được sử dụng như một khái niệm chung, ngôn ngữ có thể được hiểu là (1) khả năng nhận thức để tiếp thu và sử dụng các hệ thống giao tiếp phức tạp, hoặc (2) tập hợp các quy tắc tạo nên các hệ thống giao tiếp đó, hoặc (3) tập hợp các ngữ lưu (utterance) có thể được tạo ra từ những quy tắc đó. Tất cả các ngôn ngữ đều phải dựa vào quá trình thiết hiệu (semiosis) để liên hệ dấu hiệu (sign) với một ý nghĩa (meaning) cụ thể. Khẩu ngữ, thủ ngữ và ngôn ngữ xúc giác đều có hệ thống âm vị (phonology) quy định sự kết hợp các biểu tượng (symbol) để tạo thành chuỗi gọi là từ hoặc hình vị; và một hệ thống cú pháp quy định sự kết hợp các từ và hình vị để tạo thành ngữ đoạn (phrase) và ngữ lưu.

Môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học. Các xem xét phản biện về ngôn ngữ (chẳng hạn triết học ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy điển hình như khẳng định 'ngôn từ đại diện cho kinh nghiệm', v.v) đã được thảo luận từ thời của các triết gia Gorgias và Plato của Hy Lạp cổ đại. Các nhà tư tưởng sau đó như Rousseau (1712 – 1778) thì cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ cảm xúc, trong khi Immanuel Kant (1724 – 1804) lại cho rằng ngôn ngữ có nguồn gốc từ suy nghĩ luân lý và logic. Các triết gia thế kỷ 20 như Ludwig Wittgenstein (1889 – 1951) cho rằng triết học chẳng qua chỉ là nghiên cứu ngôn ngữ. Hai học giả quan trọng nhất có công tạo dựng nên ngành ngôn ngữ học hiện đại là Ferdinand de Saussure và Noam Chomsky.

Ngôn ngữ được cho là đã dần dần tách ra từ hệ thống giao tiếp linh trưởng tiền khởi, khi các hominin sơ khai lĩnh hội khả năng hình thành lý thuyết tâm trí (theory of mind) và tính ý hướng (intentonality) chung.[3][4] Sự phát triển các đặc điểm này trùng hợp với sự gia tăng khối lượng não và nhiều nhà ngôn ngữ học coi cấu trúc của ngôn ngữ đã tiến hóa để phục vụ các chức năng giao tiếp và chức năng xã hội cụ thể. Ngôn ngữ được xử lý ở nhiều khu vực trực thuộc não bộ, chủ yếu là vùng Broca và Wernicke. Con người thụ đắc ngôn ngữ thông qua giao tiếp xã hội từ thời thơ ấu; trẻ em thường nói trôi chảy vào khoảng 3 tuổi. Ngôn ngữ và văn hóa phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, bên cạnh công dụng giao tiếp, ngôn ngữ còn có những công dụng xã hội như biểu thị bản sắc nhóm, phân tầng xã hội, giải trí và chải chuốt xã hội (social grooming).

Ngôn ngữ biến đổi và đa dạng hóa theo thời gian; lịch sử diễn tiến của ngôn ngữ có thể được phục nguyên (reconstruction) thông qua phương pháp so sánh lịch sử nhằm tìm ra điểm chung giữa các ngôn ngữ hiện đại và suy luận ra được đặc điểm mà ngôn ngữ tổ tiên chung của chúng đã sở hữu. Một nhóm ngôn ngữ có nguồn gốc từ một tổ tiên chung được gọi là một ngữ hệ; ngược lại, một ngôn ngữ mà chưa được chứng minh có bất kỳ mối quan hệ nào với các ngôn ngữ đồng đại hoặc lịch đại thì được gọi là ngôn ngữ biệt lập. Hiện vẫn có những ngôn ngữ chưa được nghiên cứu phân loại và đôi khi có các ngôn ngữ giả mạo bị báo cáo nhầm hoặc do sự cố tình lừa đảo. Giới học thuật hiện nay nhất trí cho rằng 50-90% ngôn ngữ còn được nói vào đầu thế kỷ 21 có lẽ sẽ "tuyệt chủng" vào năm 2100.[5][6][7]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Việt, "ngôn ngữ" là phiên âm Hán-Việt của cặp Hán tự 言語 (bính âm Quan thoại chuẩn: yányǔ). Trong giai đoạn tiếng Hán trung cổ, hai chữ này được phát âm là /ŋɨɐn ŋɨʌX/,[chú thích 1] và trong giai đoạn tiếng Hán thượng cổ, 言 và 語 được phục nguyên lần lượt là *ŋan và *ŋaʔ theo nhà ngôn ngữ học Thượng Phương (2003).[8] Schuessler (2007) cho rằng 言 (OC: *ŋan) là danh từ phái sinh của động từ 語 (OC: *ŋaʔ, nghĩa là 'nói') vì có kèm hậu tố *-n.[9] Một từ nữa dùng để chỉ ngôn ngữ nói trong tiếng Việt là "tiếng", bắt nguồn từ "tiếng" của tiếng Việt trung đại (thế kỷ 17)[10] và là một từ mượn có gốc Hán trung cổ, 聲 (MC: ɕiᴇŋ) 'âm thanh'.

Trong tiếng Anh, "language" 'ngôn ngữ' được vay mượn từ language 'ngôn ngữ' của tiếng Pháp cổ (âm Pháp cổ là lanˈɡʷadʒə), bắt nguồn từ lingua 'lưỡi' của tiếng Latin, chính nó lại bắt nguồn từ *dn̥ǵʰwéh₂s 'lưỡi, lời nói, ngôn ngữ' của tiếng Ấn-Âu nguyên thủy.[11]