Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 33
Số lượng câu trả lời 56
Điểm GP 1
Điểm SP 42

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (1)


Đọc truyện Chào Mào và Sáo Sậu sau đây và trả lời các câu hỏi: “Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu… Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát. Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo: - Bữa mai ngày lành tháng tốt, em cất nhà mới. Chị có rảnh sang giúp em một tay. - Ấy chết! Mai lại đúng vào ngày tôi phải ra thành phố đăng ký dự thi. Mỗi năm chỉ mở một kì thi hát, tôi không thể bỏ được. Cô thông cảm nhé. Sự thật thì đến cuối mùa thu mới hết hạn đăng ký, nhưng Sáo Sậu ngại làm giúp hàng xóm nên nói thác ra như thế. Sáng hôm sau, Sáo khoá trái cửa nằm nhà, đánh một giấc say sưa đến tận chiều tối. Được mọi người chung tay giúp sức, chả mấy nỗi nhà của Chào Mào đã dựng xong. Hôm ăn mừng tân gia, Chào Mào lại sang mời Sáo: - Chị nghỉ tập hát một ngày, sang bên em dự tiệc với mọi người cho vui. Thấy nói có tiệc tùng, Sáo Sậu đến ngay. Chào Mào thật thà đôn hậu nên chẳng nghĩ xa nghĩ xôi gì. Nhưng mấy cô Giẻ Quạt, Liếu Điếu vừa nhác thấy Sáo đã chao chát: - Hôm nay, cô Sáo không đi thi hát à? - Xóm Vườn Nhãn quê mùa này buồn chết đi được. Hát hay như cô Sáo, dọn quách ra thành phố mà ở. Ngoài ấy quanh năm tha hồ đình đám hội hè. Biết mọi người cạnh khoé, Sáo Sậu cúi gằm mặt suốt bữa ăn. Mấy ngày sau, càng nghĩ càng xấu hổ, Sáo lặng lẽ dọn nhà lên vách núi cao chót vót. Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt mọi người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm. Có ai trong xóm hiểu được điều đó không?

                                                  (Chào Mào và Sáo Sậu trích “Xóm bờ giậu” - Trần Đức Tiến)

Câu 1. Hãy chỉ ra những căn cứ để xác định “Chào Mào và Sáo Sậu” là truyện đồng thoại.

Câu 2.  Hai lần Chào Mào sang gặp Sáo, Sáo đã có cách ứng xử thế nào? Cách ứng xử đó cho em thấy điều gì ở Sáo?

Câu 3. Nhà văn Trần Đức Tiến đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa? Em hãy nêu hiệu quả của biện pháp đó.

Câu 4.  Qua câu chuyện, em rút ra được những bài học nào cho bản thân?

Câu trả lời:

Tham khảo:

Ở trên vỉa hè trước cổng nhà em, có một cây bàng cao lớn lắm.

Cây cao phải hơn bốn mét, cao hẳn lên trên cột đèn đường cơ. Thân cây to như cái cột nhà, cứng cáp và vững chãi lắm. Phía dưới cây là một bộ rễ khổng lồ. Nó chỉ lộ một đoạn nhỏ trên mặt đất thôi mà cũng đủ khiến mọi người phải trầm trồ. Nhờ bộ rễ ấy, mà cây có thể hiên ngang chống chọi lại với bao mưa gió bão bùng, không sợ bị quật ngã. Vì lớn tuổi rồi, nên lớp vỏ của thân cây thô ráp và sần sùi lắm. Có thể nhìn rõ từng đường vân nứt nẻ như ruộng đồng tháng 8 vậy. Lấy tay chạm vào, cứ cảm thấy nhồn nhột khó tả.

Cây bàng có tán lá rất to, nhờ vào hệ thống các cành nhánh to dài và chi chít. Cành thấp nhất cũng cách mặt đất đến hơn hai mét cơ. Lá bàng to như bàn tay của bố, tròn tròn ở trên đầu. Chiếc lá xanh mướt, mỗi khi đến mùa thu sẽ chuyển đỏ vàng rồi rụng xuống đất. Cây bàng thông minh lắm. Bởi vì phần tán hướng ra lòng đường thường bị cưa bớt để tránh ảnh hưởng tầm nhìn của chiếc cầu vượt bắc qua. Nên cây nghiêng hẳn về phía nhà em. Tán lá to xanh um che rợp cả phần sân nhà em, nên bố chắc cần phải dựng mái che ở trước nhà. Bố bảo vì cây biết mình quý nên mới nghiêng sang nhà mình như thế. Chính vì vậy, chiều chiều em lại mang nước ra tưới cho cây bàng. Vừa tưới vừa mong cho cây luôn khỏe mạnh và xanh tốt.

Em quý cây bàng trước nhà mình lắm. Vì với em, cây như một người bạn thầm lặng luôn có mặt trong những buổi chơi cùng bè bạn. Cây luôn đứng ở đó chào tạm biệt em đi học và đón em trở về nhà. Thật là một người bạn tuyệt vời.