HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu, CuO, MgO, Fe3O4, FeO và Fe2O3 ( trong đó oxygen chiếm 21,782% về khối lượng của hỗn hợp). Cho 20,2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3, thu được dung dịch Y (không chứa NH4NO3) và 0,9916 lít (đkc) hơn hợp khí Z gồm N2 và NO. Tỉ khối của Z so với H2 là 14,625. Tính khối lượng muối có trong dung dịch Y
Hỗn hợp X gồm Fe, Cu, CuO, Fe3O4, FeO và Fe2O3 (trong đó oxygen chiếm 20% về khối lượng của hỗn hợp). Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 3,09875 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đkc). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 28,75 gam kết tủa. Tính giá trị m.
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau theo phương pháp ion-electron a) Mg + NaNO3 + HCl → MgCl2 + NaCl + NO + H2O
b) Zn + NaNO3 + NaOH → NH3 + Na2ZnO2 + H2O
c) CuS + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2SO4 + H2O
d) FeS + HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + H2SO4 + H2O
e) H2S + KMnO4 + H2SO4 → S + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong mỗi phản ứng
a) HCl + KMnO4 → Cl2↑ + KCl + MnCl2 + H2O
b) Fe(OH)2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + H2O
c) FeS + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + H2O
d) FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 + H2O
e) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
h) Fe3O4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
i) M + HNO3 → M(NO3)m + NO2 + H2O
k) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Để m gam bột Fe trong không khí sau một thời gian thu được chất rắn A nặng 12 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 2,479 lít khí NO duy nhất sinh ra (đkc) và thu được dung dịch chỉ chứa muối Fe duy nhất.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính m.
c) Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có khối lượng 6 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:8. Cho X vào 1 lượng dung dịch HNO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì được một phần chất rắn Y nặng 4,32 gam, dung dịch muối sắt và khí NO. Tính lượng muối sắt tạo thành trong dung dịch
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối ammonium) và 4,958 lít (đkc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, N2O, và NO2 (trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với hydrogen là 17,625. Tính số mol HNO3 phản ứng.
Hòa tan hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại X, Y, Z trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch M chứa m gam muối sulfate trung hòa và 11,1555 lít SO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m.
Cho 7,2 gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được 0,9916 lít khí X duy nhất (đkc). Cô cạn dung dịch thu được 46,4 gam chất rắn khan. Xác định công thức khí X.
Cho 30,3 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn và Fe tác dụng vừa đủ với 90 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,14 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 19,714. Tính giá trị m.