1. Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
1. Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột.
2. Theo bạn, cần lưu ý những điều gì khi đọc hiểu văn bản thuộc các thể loại dưới đây (có thể dùng bảng để tóm lược các điều cần lưu ý)?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảitham khảo!
___
Theo tôi, cần lưu ý những điều khi đọc hiểu văn bản thuộc các thể loại văn nghị luận, thơ, truyện:
a. Văn nghị luận
- Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận.
- Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
b. Thơ:
- Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong thơ.
- Hình thức nghệ thuật của thơ: ngôn ngữ, vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ.
c. Truyện
- Cốt truyện
- Thông điệp của truyện
- Tư tưởng của truyện
- Đặc điểm, tính cách nhân vật
- Ngôi kể, điểm nhìn
- Các đặc điểm hình thức: cách kể, cách miêu tả, biểu cảm, lối hành văn, giọng điệu,...
(Trả lời bởi Thanh An)
3. Nhận xét về tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và cho biết chất "hùng văn" của tác phẩm này chủ yếu toát ra từ đâu.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm: yên dân (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc) và trừ bạo (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược).
- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy những hạt nhân cơ bản từ nhân nghĩa của Nho giáo, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần thời đại.
THAM KHẢO!
(Trả lời bởi Thanh An)
4. Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp bạn hiểu thêm những gì về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi? Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết này
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTHAM KHẢO!
- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:
+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.
+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.
- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ → tính liên kết cao.
(Trả lời bởi Thanh An)
5. Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (theo Nguyễn Hữu Sơn), nêu một số điểm khác biệt giữa:
a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?
b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTHAM KHẢO!
a.
(Trả lời bởi Thanh An)
Phương diện
Văn bản nghị luận văn học
Văn bản nghị luận xã hội
Đối tượng nghị luận
Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học.
Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.
Phạm vi nghị luận
Gói gọn trong tác phẩm văn học.
Bao quát các vấn đề trong cuộc sống.
Mục đích nghị luận
Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học.
Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống.
Lí lẽ và dẫn chứng
Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học.
Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học.
6. Nhận xét về cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thúy sơn hoặc Bảo kính cảnh giới - bài 43.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cách quan sát của tác giả vô cùng tỉ mỉ kết hợp bởi nhiều giác quan khác nhau: thị giác, khướu giác, thính giác...
- Tác giả dùng điểm đặc trưng để gợi ra khung cảnh ngày hè tươi đẹp
- Cảnh sinh hoạt được hiện lên tràn đầy sức sống, vui vẻ và sôi nổi
(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
7. Chỉ ra một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,... tạo âm điệu thể hiện niềm thương nhớ giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTHAM KHẢO!
____
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
+ Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).
+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.
+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.
- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm:
+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.
+ Gieo vần: vần chân liền.
+ Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
(Trả lời bởi Thanh An)
8. Nhận xét về cách sử dụng vai kể, điểm nhìn của hai trong số các văn bản truyện sau đây: Đất rừng phương Nam, Giang, Buổi học cuối cùng, Dưới bóng hoàng lan,..
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Đất rừng Phương Nam:
+ Vai kể: điểm nhìn
+ Điểm nhìn: cậu bé An trực tiếp thuật lại câu chuyện của mình.
--> Khiến hình ảnh thiên nhiên trở nên gần gũi thân thuộc qua từng trang viết
- Dưới bóng hoàng lan:
+ Vai kể: Người kể chuyện
+ Điểm nhìn: nhân vật Thanh
--> Tạo sự hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện và bao quát được hết toàn cảnh của sự việc
(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
9. Từ một số tác phẩm truyện và trích đoạn chèo/ tuồng đã học, hãy chỉ ra ít nhất 3 điểm khác nhau về cách xây dựng nhân vật giữa hai thể loại này (có thể sử dụng mẫu bảng sau, làm vào vở):
STT | Nhân vật trong tác phẩm truyện | Nhân vật trong tác phẩm chèo |
1 |
|
|
2 |
| |
3 |
|
|
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
10. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thứ. (2) Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại. (3) Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... (4) Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn. (5) Đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. (6) Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng thông qua việc đọc sách. (7) Ngoài ra, chúng ta còn có thể cải thiện khả năng viết của mình thông qua việc đọc sách. (8) Thêm vào đó, khi đọc sách thường xuyên, bạn sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
a. Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu (2) và sửa lại cho đúng.
b. Có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như thế nào để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn?
c. Chỉ ra lỗi liên kết trong đoạn trích trên và sửa lại cho đúng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Lỗi dùng từ: lặp từ "sách"
Sửa: Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thức. Bởi đó là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại.
b. Có thể viết gọn lại trong 2 câu như sau: Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng thông qua việc đọc sách, cải thiện khả năng viết. Và hơn hết khi đọc sách thường xuyên thì ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
c.
Lỗi liên kết giữa (4) và (5)
Sửa: Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn. Đồng thời, đọc sách giúp chúng ta phát triển thêm kĩ năng ngôn ngữ.
(Trả lời bởi Đỗ Tuệ Lâm)