Trong bảng tuần hoàn, một số tính chất của nguyên tử và đơn chất biến đổi theo xu hướng nào trong một chu kì trong một nhóm A? Vì sao?
Trong bảng tuần hoàn, một số tính chất của nguyên tử và đơn chất biến đổi theo xu hướng nào trong một chu kì trong một nhóm A? Vì sao?
Dựa vào Bảng 6.1, cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố: Li, Al, Ar, Ca, Si, Se, P, Br
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSố electron lớp ngoài cùng của nguyên tố:
`@ Li: 1`
`@Al: 3`
`@Ar: 8`
`@Ca: 2`
`@Si: 4`
`@Se: 8`
`@P: 5`
`@Br: 7`
(Trả lời bởi 2611)
Nêu vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố có Z = 8; Z = 11; Z = 17 và Z = 20. Xác định số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố đó.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Ô
Chu kì
Nhóm
Số electron hóa trị
Z = 8
8
2
VIA
6
Z = 11
11
3
IA
1
Z = 17
17
3
VIIA
7
Z = 20
20
4
IIA
2
Chú ý:
Với các nguyên tố nhóm A, số electron hóa trị = số thứ tự của nhóm.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về bán kính nguyên tử của
a) lithium (Z = 3) và potassium (Z = 19).
b) calcium (Z = 20) và selenium (Z = 34).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Lithium và potassium nằm cùng một nhóm IA trong bảng tuần hoàn.
=> Bán kính nguyên tử của lithium nhỏ hơn bán kính nguyên tử của potassium.
b) Calcium và selenium nằm cùng một chu kì 4 trong bảng tuần hoàn.
=> Bán kính nguyên tử của calcium lớn hơn bán kính nguyên tử của selenium.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự độ âm điện tăng dần là Ca, Mg, P, S. Hãy giải thích sự sắp xếp này dựa trên sự biến đổi độ âm điện theo chu kì và nhóm A.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ca (Z =20), Mg (Z = 12), P (Z = 15) và S (Z = 16) cùng nằm ở chu kì 2
- Trong một chu kì, khi số electron lớp ngoài cùng tăng, điện tích hạt nhân tăng thì lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng nên độ âm điện tăng.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Almelec là hợp kim của aluminium với một lượng nhỏ magnesium và silicon (98,8% aluminium; 0,7% magnesium và 0,5 % silicon). Almelec được sử dụng làm dây điện cao thế do nhẹ, dẫn điện tốt và bền. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy:
a) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về bán kính nguyên tử các nguyên tố hóa học có trong almelec.
b) Cho biết thứ tự giảm dần về độ âm điện của các nguyên tố hóa học có trong almelec.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Mg (Z = 12 ), Al (Z = 13) và Si (Z = 14) cùng nằm ở chu kì 3 => bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: Si, Al, Mg.
b) Mg (Z = 12 ), Al (Z = 13) và Si (Z = 14) cùng nằm ở chu kì 3 => độ âm điện của các nguyên tố theo thứ tự giảm dần: Si, Al, Mg.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
1. So sánh tính kim loại của sodium và magnesium
Chuẩn bị: kim loại Na; Mg dung dịch phenolphthalein; nước; cốc thủy tinh.
Tiến hành:
- Lấy hai cốc thủy tinh, mỗi cốc có chứa khoảng 200 ml nước, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch phenolphtalein.
- Cho một mẩu nhỏ Na vào cốc (1), một dây Mg và cốc (2).
Lưu ý:Hầu hết các kim loại kiềm phản ứng với nước mãnh liệt, chỉ sử dụng các kim loại kiềm với lượng nhỏ; cần làm sạch bề mặt dây Mg trước khi cho vào cốc (2).
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
2. So sánh mức độ phản ứng của sodium và magnesium với nước.
2. So sánh tính phi kim của chlorine và iodine
Chuẩn bị: Hình ảnh hoặc video phản ứng của nước chlorine với dung dịch potassium iodide.
Tiến hành: Quan sát hình ảnh hoặc xem video phản ứng của nước chlorine với dung dịch potassium iodide.
Câu hỏi: So sánh tính phi kim của chlorine và iodine.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. So sánh tính kim loại của sodium và magnesium
1. Phương trình hóa học2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
2. Ở điều kiện thường:
- Sodium phản ứng mãnh liệt với nước, tạo dung dịch màu hồng và tỏa nhiệt.
- Magnesium không phản ứng với nước.
2. So sánh tính phi kim của chlorine và iodine
- Hiện tượng: Dung dịch không màu chuyển thành màu nâu của Iodine
=> Cl đẩy được I ra khỏi dung dịch KI => Tính phi kim của iodine yếu hơn chlorine
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắp xếp các nguyên tố Ba, Mg, Ca, Sr theo thứ tự giảm dần tính kim loại và giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trong một nhóm, tính kim loại tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- Các nguyên tố Ba, Mg, Ca và Sr đều nằm ở nhóm IIA => Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính kim loại Ba, Sr, Ca, Mg.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Trong các nguyên tố O, F, Cl Se, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là
A. O.
B. F.
C. Se.
D. Cl.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Nguyên tố O và F nằm cùng một chu kì 2 => tính phi kim theo thứ tự tăng dần O, F
- Nguyên tố O và Se nằm cùng một nhóm => tính phi kim theo thứ tự tăng dần Se, O
- Nguyên tố F và Cl nằm cùng một nhóm => tính phi kim theo thứ tự tăng dần Cl, F
=> Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất trong các nguyên tố O,F, Cl, Se là F
Đáp án:B
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
So sánh và giải thích được xu hướng biến đổi một số tính chất của các nguyên tố theo vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Để so sánh được xu hướng biến đổi một số tính chất của các nguyên tố, ta cần nắm được: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:
+ Bán kính nguyên tử: giảm dần trong một chu kì, tăng dần trong một nhóm A.
+ Độ âm điện: tăng dần trong một chu kì, giảm dần trong một nhóm A.
+ Tính kim loại: giảm dần trong một chu kì, tăng dần trong một nhóm A.
+ Tính phi kim: tăng dần trong một chu kì, giảm dần trong một nhóm A.
- Giải thích:
+ Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng. Bán kính giảm là do lực hút tăng và ngược lại, bán kính tăng do lực hút giảm.
+ Độ âm điện phụ thuộc vào lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.
+ Tính kim loại và phi kim phụ thuộc vào bán kính và lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)