BÀI 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Những chiếc cân xách tay hoạt động dựa trên nguyên tắc: Đàn hồi của lò xo. 

+ Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. Khi độ biến dạng của lò xo trong chiếc cân tăng (giảm) n lần thì khối lượng của vật cần cân cũng tăng (giảm) n lần. 

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 168)

Hướng dẫn giải

- Ban đầu lò xo có chiều dài l0. 

- Sau đó, người ta treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo, chiều dài lò xo lúc đó là lsau . 

- Vậy lò xo dãn ra một đoạn  \(\Delta l=l_{sau}-l_0\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 169)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Nhận xét mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và khối lượng vật treo: 

- Khối lượng vật treo tỉ lệ thuận với độ dãn của lò xo: Khi khối lượng của quả nặng tăng lên 2, 3 lần thì độ dãn của lò xo cũng tăng lên 2, 3 lần. 

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 169)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Thao tác sử dụng đúng khi thực hiện các phép đo lực: 

+ Bước 1: Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.

+ Bước 2: Hiệu chỉnh lực kế.

+ Bước 3: Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế.

+ Bước 4: Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

+ Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 170)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Học sinh tự thưc hiện thí nghiệm và đọc kết quả trên số chỉ gần nhất với kim chỉ thị. 

Ví dụ: 

Lần đo

Lực kéo

1

2,5 N

2

2,6 N

3                                         

2,4 N                            

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi luyện tập (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 169)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 50g là:        

15 – 12 = 3 cm

- Khi treo vật có khối lượng 50g thì lò xo dãn 3 cm.

    => Khi treo vật có khối lượng 100g thì lò xo dãn ? cm.

- Vì độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo do đó khi treo vật có khối lượng 100 g thì lò xo dãn ra một đoạn là: Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

Vậy chiều dài của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100g là: 12 + 6 = 18 (cm)

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (2)

Câu hỏi vận dụng (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 170)

Hướng dẫn giải

Học sinh tự thưc hiện thí nghiệm và đọc kết quả trên số chỉ gần nhất với kim chỉ thị. 

Ví dụ: lực nâng hộp bút lên khỏi mặt bàn: 3 N.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 171)

Bài tập 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 171)

Hướng dẫn giải

- Đổi: 200g = 0,2kg

- Vì độ dãn của cân lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo do đó khi treo vật có khối lượng 0,5kg thì lò xo dãn ra một đoạn là: 10 – 9 = 1 cm

- Ta có: Khi treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo dãn 1 cm

        Vậy, khi treo vật có khối lượng 0,2 kg thì lò xo dãn ? cm

=> Khi treo vật có khối lượng 0,2 kg thì lò xo dãn:

0,2 : 0,5 = 0,4 cm

- Chiều dài ban đầu của lò xo là: 9 – 1 = 8 cm

- Chiều dài của lò xo khi treo vật nặng 200g là: 8 + 0,4 = 8,4 cm

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 171)

Hướng dẫn giải
m (g)20405060
l (cm)22242526

 

 

(Trả lời bởi Htran)
Thảo luận (1)