BÀI 40: Lực ma sát

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 172)

Hướng dẫn giải

 khi đẩy sẽ xuất hiện lực cản ở bề mặt tiếp xúc giữa tủ và mặt sàn làm cản trở chuyển động của tủ.

(Trả lời bởi Pham Minh Tue)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 172)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 172)

Hướng dẫn giải

Giá trị đo được của lực kế lại khác nhau vì tính chất của bề mặt sàn mà khối gỗ tiếp xúc khác nhau nên đã tạo ra lực ma sát khác nhau. 

(Trả lời bởi Nguyễn Quốc đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 173)

Hướng dẫn giải

Nhìn vào hình 40.1, 40.2 ta thấy bề mặt của khối gỗ sần sùi, lồi lõm: Khi bề mặt sàn gồ ghề thì lực ma sát sinh ra sẽ lớn còn khi bề mặt sàn nhẵn thì lực ma sát sinh ra sẽ nhỏ.

 

=> Nguyên nhân xuất hiện lực ma sát là do tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 173)

Hướng dẫn giải

- Sau khi rời tay khỏi khối gỗ, khối gỗ chuyển động trượt trên mặt bàn một lúc rồi dừng lại.

- Bởi vì xuất hiện lực ma sát ở mặt tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn làm cản trở chuyển động của khối gỗ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 173)

Hướng dẫn giải

Khi kéo khối gỗ một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn vì lực kéo cân bằng với lực ma sát trên mặt phẳng nằm ngang, lực ma sát tác dụng vào khối gỗ làm khối gỗ không chuyển động.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 174)

Hướng dẫn giải

- Lực ma sát có các tác dụng khi vật chuyển động là:

+ Lực ma sát thúc đẩy vật chuyển động. 

Ví dụ: Lực ma sát nghỉ do mặt đất tác dụng lên bàn chân giúp cho người có thể tiến về phía trước.

+ Lực ma sát giúp xe đi đoạn đường khúc cua mà không bị trượt ngã.

Ví dụ: 

+ Lực ma sát giúp xe dừng lại được khi đang chuyển động.

Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi má phanh ép sát và trượt trên vành bánh xe đạp có tác dụng làm xe chuyển động chậm dần và dừng lại.

+ Lực ma sát giúp xe không bị trơn trượt hay sa lầy khi đi trên những đoạn đường trơn hay sa lầy khi đi trên đoạn đường bùn lầy,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 7 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 174)

Hướng dẫn giải

Khi đi bộ trên đường trơn, ta dễ bị trượt ngã. Vì lực ma sát giữa chân và mặt đường nhỏ, chân ta khó bám được với đường khiến ta dễ bị trượt ngã.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 8 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 174)

Hướng dẫn giải

Khi người lái xe bóp phanh nếu má phanh bị mòn thì xe không dừng lại được và có thể gây tới tai nạn giao thông. Vì khi đó, không có lực ma sát hoặc lực ma sát quá nhỏ không đủ khiến cho xe dừng lại được, khiến ta không làm chủ được tốc độ, dễ bị ngã xe hoặc gây tai nạn giao thông.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 9 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 175)

Hướng dẫn giải

  Sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn đi là do ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của dép, lốp xe với mặt đường làm mòn dần bề mặt dép và lốp xe.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)