Bài 33. Biến dạng của vật rắn

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 128)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng biến dạng đàn hồi của dây treo.

(Trả lời bởi Nguyễn Ngọc Huy Toàn)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 128)

Hướng dẫn giải

1.

 

Hình a

Hình b

Hình c

Hình d

Lực làm vật biến dạng

Lực đẩy

Lực đẩy

Lực kéo

Lực kéo

Loại biến dạng (kéo, nén)

Biến dạng nén

Biến dạng nén

Biến dạng kéo

Biến dạng kéo

 => Mức độ biến dạng phụ thuộc vào độ lớn của ngoại lực tác dụng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 129)

Hướng dẫn giải

- Thiết kế phương án thí nghiệm: Treo một đầu lò xo lên giá đỡ thí nghiệm, đầu còn lại treo quả cân

- Các bước thực hiện thí nghiệm:

+ Bước 1: Treo lò xo lên giá đỡ, đo chiều dài của lò xo

+ Bước 2: Treo 1 quả cân lên đầu còn lại của lò xo, đo chiều dài của lò xo khi đó. Tương tự treo 2 quả cân, 3 quả cân, 4 quả cân.

+ Bước 3: Lập bảng ghi kết quả

- Đồ thị về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.

 

- Nhận xét kết quả thu được: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi cũng tăng, đồ thị là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, chứng tỏ lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 129)

Hướng dẫn giải

a) Cột chịu lực trong tòa nhà chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của cột và hướng vào phía trong cột  Đây là biến dạng nén.

b) Cánh cung khi kéo dây cung chịu tác dụng của cặp lực kéo ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của cánh cung và hướng ra phía ngoài cánh cung  Đây là biến dạng kéo.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 130)

Hướng dẫn giải

1.

Độ cứng của lò xo: \(K = \frac{{{F_{dh}}}}{{\Delta l}} = \frac{{m.g}}{{\Delta l}}\)

Trong đó:

+ K: độ cứng của lò xo (N/m)

+ m: khối lượng của vật (kg)

+ g: gia tốc trọng trường (m/s)

+ Δl: độ giãn của lò xo (m)

Từ biểu thức tính độ cứng của lò xo, ta thấy rằng nếu khối lượng của lò xo đủ lớn thì khi cân bằng lực đàn hồi không bằng trọng lượng của vật nữa, mà phải tính thêm cả trọng lượng của lò xo, dẫn đến biểu thức tính độ cứng của lò xo sai lệch.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Em có thể? (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 130)

Hướng dẫn giải

Về cơ bản, bộ giảm xóc trong xe máy sẽ hoạt động như sau:

- Khi di chuyển qua đoạn đường xóc, có chướng ngại vật sẽ tác động lực lên ti phuộc và đi vào vỏ phuộc. Lúc này, lò xo giảm chấn sẽ bị nén lại và hấp thụ lực vừa truyền lên.

- Sau khi hấp thụ lực, lò xo sẽ trở lại trạng thái ban đầu và giãn ra một đoạn để giải phóng năng lượng. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại đến khi trở lại vị trí cân bằng.

 

- Ống sáo trong ti phuộc sẽ làm giảm dao động đàn hồi cho bánh trước bằng cách ép dầu qua các lỗ tiết lưu nhỏ bên hông ống sáo.

- Lò xo phụ sẽ hấp thụ phản lực của lò xo chính và tạo ra lực đàn hồi cho lò xo.

- Phốt chắn bụi và chắn dầu sẽ cản trở các yếu tố từ môi trường ảnh hưởng đến phuộc kín bên trong.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)