1. Từ kết quả thu được trong hoạt động ở mục 1, hãy tính độ cứng của lò xo đã dùng làm thí nghiệm. Tại sao khối lượng lò xo cần rất nhỏ so với khối lượng của các vật nặng treo vào nó?
2. Trên Hình 33.5 là đồ thị sự phụ thuộc của lực đàn hồi F vào độ biến dạng Δl của 3 lò xo khác nhau A, B và C.
a) Lò xo nào có độ cứng lớn nhất?
b) Lò xo nào có độ cứng nhỏ nhất?
c) Lò xo nào không tuân theo định luật Hooke?
1.
Độ cứng của lò xo: \(K = \frac{{{F_{dh}}}}{{\Delta l}} = \frac{{m.g}}{{\Delta l}}\)
Trong đó:
+ K: độ cứng của lò xo (N/m)
+ m: khối lượng của vật (kg)
+ g: gia tốc trọng trường (m/s2 )
+ Δl: độ giãn của lò xo (m)
Từ biểu thức tính độ cứng của lò xo, ta thấy rằng nếu khối lượng của lò xo đủ lớn thì khi cân bằng lực đàn hồi không bằng trọng lượng của vật nữa, mà phải tính thêm cả trọng lượng của lò xo, dẫn đến biểu thức tính độ cứng của lò xo sai lệch.
2.
a) Lò xo có độ cứng lớn nhất là lò xo C
b) Lò xo có độ cứng nhỏ nhất là lò xo A
c) Lò xo không tuân theo định luật Hooke là lò xo A