Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

Câu hỏi 8 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 136)

Hướng dẫn giải

* Nội thương

- Hoạt động nội thương của Đông Nam Bộ phát triển và phân bố rộng rãi phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng tăng nhanh, năm 2021 chiếm 27,8% cả nước.

- Số lượng các cơ sở bán lẻ hiện đại (siêu thị và trung tâm thương mại) ngày cảng nhiều, tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.....

* Ngoại thương

- Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ rất phát triển.

- Tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của vùng năm 2021 là 236,5 tỉ USD, chiếm 35,3% tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu cả nước, trong đó trị giá xuất khẩu đạt 112,6 tỉ USD và trị giá nhập khẩu là 123,9 tỉ USD.

- Hoạt động xuất, nhập khẩu phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Đồng Nai.

- Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đông Nam Bộ là dầu thô, hàng nông sản và nông sản chế biển, hàng điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt, may và giày, dép....

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là linh kiện: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nguyên phụ liệu dệt, may và giày, dép.... Thị trường nhập khẩu chính là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 137)

Hướng dẫn giải

- Đông Nam Bộ là một trong những vùng du lịch phát triển của nước ta. Năm 2021, vùng thu hút trên 20% lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ. Doanh thu du lịch lữ hành của vùng chiếm khoảng 38% cả nước.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng được xác định là: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hoá – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển đảo....

- Các địa bàn du lịch trọng điểm của vùng bao gồm:

+ Thành phố Hồ Chí Minh (gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử - văn hoá nội thành);

+ Tây Ninh (gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng),

+ Thành phố Vũng Tàu (gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo).

- Hai trung tâm du lịch lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch quốc gia, động lực phát triển du lịch toàn vùng và khu vực phía nam.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 133)

Hướng dẫn giải

Thế mạnh đối với phát triển kinh tế Đông Nam Bộ

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất:

+ Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phăng, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

+ Trong vùng có hai nhóm chính là dất ba-dan với khoảng 40% và đất xám phù sa cổ với khoảng 40% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng, thích hợp cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu) và cây ăn quả.

 - Khí hậu: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, phân hoá giữa mùa mưa và mùa khô rõ rệt, thuận lợi cho hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm và phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao.

 - Nguồn nước:

+ Vùng Đông Nam Bộ có hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và - các hồ như: Dầu Tiếng, Trị An,.... có giá trị phát triển thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Nguồn nước nóng, nước khoảng (Bình Châu thuộc Bà Rịa Vũng Tàu), thích hợp cho phát triển du lịch.

 - Rừng:

+ Đông Nam Bộ phần lớn là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, phân bố chủ yếu ở Đồng Nai và Bình Phước.

+ Vùng có các vườn quốc gia là: Cát Tiên, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Lò Gò – Xa Mát và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ và Đồng Nai.

+ Tài nguyên rừng ở đây có ý nghĩa lớn cho việc đảm bảo môi trường sinh thái và du lịch.

 - Khoáng sản:

+ Vùng có một số loại có giá trị như: dầu mỏ và khí tự nhiên (chiếm tới 93,3% trữ lượng dầu mỏ của cả nước).

+ Ngoài ra, trong vùng còn có các khoảng sản khác như: ti-tan, cao lanh, đá vôi,... là nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp khai thác và chế biến.

- Tài nguyên biển: Đông Nam Bộ có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên, gần các ngư trường lớn, có các đảo, bãi tắm và phong cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: khai thác dầu thô và khí tự nhiên, khai thác thuỷ sản, xây dựng cảng nước sâu, du lịch biển đảo....

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đông Nam Bộ có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo khá cao, là địa bàn thu hút đông lực lượng lao động có chuyên môn cao từ các vùng khác. => Đây là điều kiện để phát triển đa ngành kinh tế và các ngành có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

- Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại tạo sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Vùng có nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo, phù hợp với mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại của cả nước, tạo nền tảng và động lực để phát triển.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 135)

Hướng dẫn giải

- Đông Nam Bộ là đầu mối giao thông lớn nhất khu vực phía nam và quan trọng của cả nước.

- Số lượt vận chuyển hành khách và hàng hoá của vùng ngày càng tăng, nhất là vận chuyển hàng hoá, chiếm 17,7% khối lượng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ của cả nước (năm 2021).

- Thành phố Hồ Chí Minh là dầu mối giao thông vận tải lớn nhất vùng.

- Mạng lưới giao thông của vùng Đông Nam Bộ có đủ loại hình, ngày càng hoàn thiện và hiện đại.

+ Đường bộ có mạng lưới dày đặc, từ đầu môi Thành phố Hồ Chí Minh kết nối đến các tỉnh trong vùng và các vùng khác thông qua các quốc lộ (1, 51, 13, 20, 22,...): tuyến cao tốc Bắc - Nam (đã đưa vào khai thác một số đoạn tuyến như: Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) và vành đai đô thị (ở Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Đường sắt: Vùng có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng một số tuyến đường sắt đô thị như Bến Thành – Suối Tiên,.....

+ Đường thuỷ: Mạng lưới giao thông đường thuỷ của vùng ngày càng phát triển và hoàn thiện, bao gồm cả đường thuỷ nội địa và đường biển với các tuyển nội địa, quốc tế. Vùng có hệ thống cảng biển quan trọng như cảng tổng hợp quốc gia Bà Rịa – Vũng Tàu, cảng dầu mối khu vực như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.

+ Hàng không: Đông Nam Bộ có cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (lớn nhất cả nước với các đường bay trong nước, quốc tế) và cảng hàng không Côn Đảo. Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang được xây dựng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 133)

Hướng dẫn giải

Hạn chế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.​

- Mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn và các diễn biển thất thường của biến đổi khí hậu.

- Tỉ lệ dân nhập cư cao, gây sức ép đến nhà ở, cơ sở hạ tầng, việc làm, an sinh xã hội của vùng, nhất là tại các khu công nghiệp.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 131)

Hướng dẫn giải

- Đông Nam Bộ là vùng có dân số đông, năm 2021 có trên 18,3 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,98 %, tỉ lệ gia tăng dân số cơ học là 1,6%.

- Lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên chiếm 54,1% dân số của vùng (năm 2021).

- Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao với 778 người/km² (năm 2021), cao gấp 2,6 lần mật độ trung bình cả nước. Đây cũng là vùng có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước với 66,4%.

- Vùng có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Kinh, Chăm, Khơ-me, Hoa.... với văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

* Vị trí địa lí

- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triên hàng đầu cả nước.

- Vùng giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; giáp nước láng giềng Cam-pu-chia và Biển Đông.

- Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng ở khu vực phía nam và cả nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

a. Thế mạnh

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất:

+ Địa hình tương đối bằng phăng, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

+ Trong vùng có hai nhóm chính là dất ba-dan với khoảng 40% và đất xám phù sa cổ với khoảng 40% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng

 - Khí hậu: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, phân hoá giữa mùa mưa và mùa khô rõ rệt

 - Nguồn nước:

+ Vùng Đông Nam Bộ có hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các hồ như: Dầu Tiếng, Trị An,.... Nguồn nước nóng, nước khoáng

 - Rừng: phần lớn là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, ngoài ra còn có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.

 - Khoáng sản:

+ Vùng có một số loại có giá trị như: dầu mỏ và khí tự nhiên; ngoài ra còn có ti-tan, cao lanh, đá vôi,...

- Tài nguyên biển: Đông Nam Bộ có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên, gần các ngư trường lớn, có các đảo, bãi tắm và phong cảnh đẹp.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đông Nam Bộ có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo khá cao, là địa bàn thu hút đông lực lượng lao động có chuyên môn cao từ các vùng khác.

- Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại tạo sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Vùng có nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo, phù hợp với mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại của cả nước, tạo nền tảng và động lực để phát triển.

b. Hạn chế

- Mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn và các diễn biển thất thường của biến đổi khí hậu.

- Tỉ lệ dân nhập cư cao, gây sức ép đến nhà ở, cơ sở hạ tầng, việc làm, an sinh xã hội của vùng, nhất là tại các khu công nghiệp.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.

c. Sự phát triển của các ngành

* Công nghiệp

- Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước, giá trị sản xuất liên tục tăng qua các năm.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

* Giao thông vận tải

- Đông Nam Bộ là đầu mối giao thông lớn nhất khu vực phía nam và quan trọng của cả nước.

- Mạng lưới giao thông của vùng Đông Nam Bộ có đủ loại hình, ngày càng hoàn thiện và hiện đại.

* Thương mại

- Hoạt động nội thương của Đông Nam Bộ phát triển và phân bố rộng rãi phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.

- Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ rất phát triển.

* Du lịch

- Đông Nam Bộ là một trong những vùng du lịch phát triển của nước ta.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng được xác định là: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hoá – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển đảo....

* Nông nghiệp

- Nông nghiệp luôn chiếm ưu thế, với 80,8% giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng (năm 2021), trong đó thế mạnh là cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi.

* Thủy sản

- Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng Đông Nam Bộ.

- Vùng đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, đánh bắt xa bờ, định vị tàu thuyền, nâng cấp đội tàu khai thác ngoài khơi,...

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của vùng đang có sự chuyển đổi chủng loại nuôi sang các giống mới, đặc sản, có giá trị kinh tế cao và nhu cầu lớn trên thị trường.

* Lâm nghiệp

- Lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (2,4%, năm 2021) bao gồm: khai thác gỗ và lâm sản, trồng rừng và chăm sóc rừng.

d. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ có mối quan hệ chặt chẽ, đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

- Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại dựa vào khoa học – công nghệ, chuyển đổi số.... đã tác động tích cực đến môi trường của vùng, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường.

- Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên của vùng Đông Nam Bộ đã góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, môi trường sống xanh cho cộng đồng dân cư toàn vùng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

* Phạm vi lãnh thổ

- Đông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học – công nghệ, giao lưu quốc tế và 5 tỉnh là: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Diện tích tự nhiên của vùng khoảng 23,6 nghìn km². Đông Nam Bộ có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn với các đảo và một quân đào Côn Sơn (thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 135)

Hướng dẫn giải

- Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước, giá trị sản xuất liên tục tăng qua các năm.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

+ Bên cạnh các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế về tài nguyên và lao động như: công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên; công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống; dệt, may và giày, dép....

+ Đông Nam Bộ đã hình thành các ngành công nghiệp mới, sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn và thân thiện với môi trường như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; cơ khí ô tô; sản xuất phần mềm, sản phẩm số....

- Năm 2021, Đông Nam Bộ có 99 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động, chiếm 34,4% cả nước. Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh là các địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhất vùng.

- Các trung tâm công nghiệp của vùng là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thuận An, Thủ Dầu Một, Dĩ An.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)