Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Dựa vào thông tin và hình 24.2, hãy trình bày tình hình phát triển giao thông vận tải ở vùng Đông Nam Bộ.

datcoder
24 tháng 3 lúc 18:22

- Đông Nam Bộ là đầu mối giao thông lớn nhất khu vực phía nam và quan trọng của cả nước.

- Số lượt vận chuyển hành khách và hàng hoá của vùng ngày càng tăng, nhất là vận chuyển hàng hoá, chiếm 17,7% khối lượng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ của cả nước (năm 2021).

- Thành phố Hồ Chí Minh là dầu mối giao thông vận tải lớn nhất vùng.

- Mạng lưới giao thông của vùng Đông Nam Bộ có đủ loại hình, ngày càng hoàn thiện và hiện đại.

+ Đường bộ có mạng lưới dày đặc, từ đầu môi Thành phố Hồ Chí Minh kết nối đến các tỉnh trong vùng và các vùng khác thông qua các quốc lộ (1, 51, 13, 20, 22,...): tuyến cao tốc Bắc - Nam (đã đưa vào khai thác một số đoạn tuyến như: Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) và vành đai đô thị (ở Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Đường sắt: Vùng có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng một số tuyến đường sắt đô thị như Bến Thành – Suối Tiên,.....

+ Đường thuỷ: Mạng lưới giao thông đường thuỷ của vùng ngày càng phát triển và hoàn thiện, bao gồm cả đường thuỷ nội địa và đường biển với các tuyển nội địa, quốc tế. Vùng có hệ thống cảng biển quan trọng như cảng tổng hợp quốc gia Bà Rịa – Vũng Tàu, cảng dầu mối khu vực như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.

+ Hàng không: Đông Nam Bộ có cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (lớn nhất cả nước với các đường bay trong nước, quốc tế) và cảng hàng không Côn Đảo. Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang được xây dựng.