Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Dựa vào thông tin và hình 24.1, hãy: Phân tích các thế mạnh đối với phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

datcoder
24 tháng 3 lúc 18:20

Thế mạnh đối với phát triển kinh tế Đông Nam Bộ

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất:

+ Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phăng, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

+ Trong vùng có hai nhóm chính là dất ba-dan với khoảng 40% và đất xám phù sa cổ với khoảng 40% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng, thích hợp cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu) và cây ăn quả.

 - Khí hậu: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, phân hoá giữa mùa mưa và mùa khô rõ rệt, thuận lợi cho hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm và phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao.

 - Nguồn nước:

+ Vùng Đông Nam Bộ có hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và - các hồ như: Dầu Tiếng, Trị An,.... có giá trị phát triển thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Nguồn nước nóng, nước khoảng (Bình Châu thuộc Bà Rịa Vũng Tàu), thích hợp cho phát triển du lịch.

 - Rừng:

+ Đông Nam Bộ phần lớn là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, phân bố chủ yếu ở Đồng Nai và Bình Phước.

+ Vùng có các vườn quốc gia là: Cát Tiên, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Lò Gò – Xa Mát và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ và Đồng Nai.

+ Tài nguyên rừng ở đây có ý nghĩa lớn cho việc đảm bảo môi trường sinh thái và du lịch.

 - Khoáng sản:

+ Vùng có một số loại có giá trị như: dầu mỏ và khí tự nhiên (chiếm tới 93,3% trữ lượng dầu mỏ của cả nước).

+ Ngoài ra, trong vùng còn có các khoảng sản khác như: ti-tan, cao lanh, đá vôi,... là nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp khai thác và chế biến.

- Tài nguyên biển: Đông Nam Bộ có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên, gần các ngư trường lớn, có các đảo, bãi tắm và phong cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: khai thác dầu thô và khí tự nhiên, khai thác thuỷ sản, xây dựng cảng nước sâu, du lịch biển đảo....

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đông Nam Bộ có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo khá cao, là địa bàn thu hút đông lực lượng lao động có chuyên môn cao từ các vùng khác. => Đây là điều kiện để phát triển đa ngành kinh tế và các ngành có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

- Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại tạo sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Vùng có nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo, phù hợp với mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại của cả nước, tạo nền tảng và động lực để phát triển.