Trình bày nước ta sau Cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thế nào?
Trình bày nước ta sau Cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thế nào?
Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm mục đích gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTa kí Hiệp Định Sơ bộ với mục đích:
(Trả lời bởi Đặng Phương Nam)
--Tránh được 1 cuộc chiến đấu bất lợi
--Đẩy quân đội Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta
--Có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp
*Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích, tạo nên căng thẳng giữa ta và Pháp. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hãy lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kì lịch sử này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình tế "ngàn cân treo sợi tóc"?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiNước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn :
-Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc : 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
Bn tham khảo nha
(Trả lời bởi Hquynh)
Đảng và Chính phủ đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải- Ngày 8-9-1945, Chính phủ Lâm thời công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.
- Ngày 6-1-1946, cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, bầu được 333 đại biểu. Sau đó bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
- Khắp các địa phương từ tỉnh đến xã ở Trung Bộ và Bắc Bộ đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
- Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên đã thông qua Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Tháng 11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua.
=> Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố kiện toàn.
Bn tham khảo nha
(Trả lời bởi Hquynh)
Trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, chúng ta đã đạt những kết quả gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, chúng ta đã đạt được những kết quả như:
* Giải quyết nạn đói:
- Phong trào thi đua sản xuất được dấy lên ở khắp các địa phương. Diện tích ruộng đất hoang hóa được gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu. => Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi.
- Nạn đói dần dần được đẩy lùi.
* Giải quyết nạn dốt:
- Cuối năm 1946 toàn quốc tổ chức được gần 76 000 lớp học.
- Xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
* Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Đóng góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
- Tháng 11 - 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam
Bn tham khảo nha
(Trả lời bởi Hquynh)
Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Biểu hiện:
+ Quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đánh trả quân xâm lược bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí, triệt nguồn tiếp tế của địch, bãi công, bãi thị, bãi khóa,…
+ Trung ương Đảng, Chính phủ phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộng chiến tranh ra cả nước.
+ Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện sức người, sức của cho miền Nam.
Bn tham khảo nha
(Trả lời bởi Hquynh)
Hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiChủ trương: hòa hoãn, nhân nhượng (có nguyên tắc), tránh phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Biện pháp:
* Đối với quân Trung Hoa Dân Quốc:
- Nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế, chính trị như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm; cho phép lưu hành tiền “quan kim”, “quốc tệ”.
- Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” (11-11-1945), rút vào hoạt động bí mật nhằm giảm sức ép công kích của kẻ thù.
* Đối với các tổ chức phản cách mạng và tay sai:
- Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế trong Chính phủ.
- Ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp các tổ chức phản cách mạng.
- Giam giữ những phần tử chống đối lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Lập tòa án quân sự để trừng trị phản cách mạng,…
Bn tham khảo nha
(Trả lời bởi Hquynh)
Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.
- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): Đảng, Chính phủ chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.
BN tham khảo nha
(Trả lời bởi Hquynh)