Bài 24: Carboxylic acid

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 145)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Carboxylic acid là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –COOH liên kết với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon hoặc –COOH) hoặc nguyên tử hydrogen.
- Có thể biểu diễn công thức của carboxylic acid đơn chức dưới dạng RCOOH.
- Danh pháp thay thế của carboxylic acid đơn chức:
Tên hydrocarbon mạch chính (tính cả nhóm –COOH) (bỏ e ở cuối) + oic acid
- Nhóm –COOH có liên kết CH phân cực:
Nhóm –COOH có thể phân li thành H+ nên tính chất hoá học đặc trưng của carboxylic acid là tính acid. 
- Carboxylic acid mạch ngắn là chất lỏng, tan tốt trong nước. Carboxylic acid mạch dài là chất rắn và ít tan trong nước.
- Phản ứng ester hóa:
loading...
- Điều chế:
1. Phương pháp lên men giấm:
loading...
2. Phương pháp oxi hoá alkane:
loading...
- Ứng dụng: vật liệu sản xuất polymer, dược phẩm, dung môi, hương liệu, phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa,...

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 145)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Carboxylic acid là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –COOH liên kết với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon hoặc –COOH) hoặc nguyên tử hydrogen.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 147)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 147)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
a) CH3-CH2-CH2-CH2-COOH
b) CH2=CH-CH2-COOH
c) 
loading...
d)
loading...

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 147)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Phân tử carboxylic acid chứa nhóm carboxyl phân cực. Các phân tử carboxylic acid liên kết hydrogen với nhau tạo thành dạng dimer hoặc dạng liên phân tử.
- Ví dụ :
loading...
- Do vậy, carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon, alcohol, hợp chất carbonyl có phân tử khối tương đương.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 148)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: 
- Trong dung dịch nước, chỉ một phần nhỏ carboxylic acid phân li thành ion, vì vậy carboxylic là những acid yếu. Tuy nhiên, chúng thể hiện đầy đủ các tính chất của một acid:
+ Tác dụng với kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hoá học của kim loại và giải phóng khí hydrogen.
+ Tác dụng được với các base và basic oxide để tạo thành muối và nước.
+ Tác dụng được với một số muối.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 148)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
1. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ vì acetic acid có tính acid.
2. Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu không màu và có khí không màu thoát ra.
- Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2
3. Tạo dung dịch không màu và có khí thoát ra.
- 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 149)

Hướng dẫn giải

a) 2CH3COOH + Ca → (CH3COO)2Ca + H2 ↑

b) CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O

c) 2CH3COOH + CaO → (CH3COO)2Ca + H2O

d) 2CH3COOH + K2CO3 →   2CH3COOK + CO2 + H2O

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 149)

Hướng dẫn giải

a, Vì thành phần chính của giấm là acid CH3COOH, giấm này có thể tác dụng với cặn trắng tạo chất rắn dễ tẩy rửa, lau chùi hơn.

\(PTHH:2CH_3COOH+CaCO_3\rightarrow\left(CH_3COO\right)_2Ca+CO_2\uparrow+H_2O\)

b, Đồ đồng bị xỉn màu do lớp đồng ngoài của đồ đồng đã bị oxi hoá. Giấm là dung dịch acetic acid có nồng độ 2 – 5% do đó có thể phản ứng với lớp gỉ đồng này và làm sạch chúng. Do đó dùng khăn tẩm một ít giấm rồi lau các đồ vật bằng đồng sẽ giúp chúng sáng bóng trở lại.

\(Cu+\dfrac{1}{2}O_2\rightarrow\left(t^o\right)CuO\\ CuO+2CH_3COOH\rightarrow\left(CH_3COO\right)_2Cu+H_2O\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 150)

Hướng dẫn giải

1. Hiện tượng: Phản ứng sinh ra chất lỏng, nhẹ hơn nước, có mùi thơm đặc trưng.

Phương trình hoá học:

\(C_2H_5OH+CH_3COOH⇌\left(H^+,t^o\right)CH_3COOC_2H_5+H_2O\)

2. Sulfuric acid trong thí nghiệm trên vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo ester, tăng tốc độ phản ứng.

 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)