Bài 1: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Bài 1 (Sgk tâp 1 - trang 99)

Hướng dẫn giải

Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình chữ nhật, ta có OA=OB=OC=OD.

Bốn điểm A, B, C, D, cách đều điểm O nên bốn điểm này cùng thuộc một đường tròn.

Xét tam giác ABC vuông tại B, có AC2=AB2+BC2=122+52=169⇒AC=13.

Bán kính của đường tròn là R=13:2=6,5.

Nhận xét: Để chứng minh nhiều điểm cùng nằm trên một đường tròn, ta chứng minh các điểm này cùng cách đều một điểm.

(Trả lời bởi Khùng Điên)
Thảo luận (1)

Bài 2 (Sgk tâp 1 - trang 100)

Hướng dẫn giải

Nối (1) với (5), (2) với (6), (3) với (4).

(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (Sgk tâp 1 - trang 100)

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác ABC vuông tại A.

Gọi O là trung điểm của cạnh huyền BC, ta có:

OA=OB=OC.

Vậy O chính là tâm cuả đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

b) Xét tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC.

Ta có OA=OB=OC(=R)

2BC, do đó tam giác ABC vuông tại A

Nhận xét: Định lý trong bài tập này thường được dùng để giải nhiều bài tập về nhận biết tam giác vuông.

(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (Sgk tâp 1 - trang 100)

Hướng dẫn giải

Khoảng cách d từ gốc tọa độ đến điểm (x;y) được tính theo công thức d=√x2+y2d=x2+y2

Ta có OA=√2<2⇒AOA=2<2⇒A nằm trong đường tròn (O;2).

OB=√5>2⇒BOB=5>2⇒B nằm ngoài đường tròn (O;2).

OC=2⇒COC=2⇒C nằm trên đường tròn (O;2).



(Trả lời bởi Linh subi)
Thảo luận (1)

Bài 5 (Sgk tâp 1 - trang 100)

Hướng dẫn giải

Cách 1:

Trên đường tròn lấy ba điểm A, B, C

Vẽ hai dây AB, AC

Dựng các đường trung trực của AB, AC chúng cắt nhau tại O, đó là tâm của đường tròn

Cách 2:

Gấp tấm bìa sao cho hai phần của hình tròn trùng nhau, nếp gấp là một đường kính

Lại gấp như trên theo nếp gấp khác, ta được một đường kính thứ hai. Giao điểm của hai đường kính này là tâm của đường tròn

(Trả lời bởi Linh subi)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 6 (Sgk tâp 1 - trang 100)

Hướng dẫn giải

a) Hình 58 vừa có tâm đối xứng vừa có trục đối xứng

b) Hình 59 có một trục đối xứng.


(Trả lời bởi Linh subi)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 7 (Sgk tâp 1 - trang 101)

Hướng dẫn giải

Nối (1) và (4): tập hợp các điểm có khoảng cách đến điểm A cố định bằng 2cm là đường tròn tâm A bán kính 2cm.

Nối (2) và (6): Đường tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm có khoảng cách đến điểm A bằng 2cm

Nối (3) và (5): Hình tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm có khoảng cách đến điểm A nhỏ hơn hoặc bằng 2cm

(Trả lời bởi Phạm Thị Trâm Anh)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 8 (Sgk tâp 1 - trang 101)

Hướng dẫn giải

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Tâm O nằm trên đường trung trực của BC và tâm O thuộc tia Ay. Nên tâm O là giao điểm của tia Ay và đường trung trực của BC.

(Trả lời bởi Phạm Thị Trâm Anh)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 9 (Sgk tâp 1 - trang 101)

Hướng dẫn giải

a) Vẽ hình vuông ABCD. Vẽ bốn cung tròn vào trong hình vuông, mỗi cung có tâm là một đỉnh của hình vuông và có bán kính bằng cạnh hình vuông.

b) Vẽ 5 cung tròn có tâm lần lượt là A, B, C, D, E, bán kính bằng đường chéo của mỗi ô vuông.

(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (Sách bài tập trang 156)