Lịch thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội 2016

Năm 2016 cũng như năm trước bên cạnh kỳ thi thpt quốc gia do Bộ giáo dục chủ trì thì Đại học quốc gia Hà Nội vẫn tiếp tục là trường tổ chức thi riêng. Kết quả kỳ thi này không ảnh hướng tới kỳ thi thpt quốc gia do Bộ giáo dục chủ trì. Tuy nhiên một lưu ý bắt buộc học sinh phải biết đó là để đỗ vào ĐH quốc gia Hà Nội học sinh cần phải đỗ tốt nghiệp THPT trong kì thi thpt quốc gia. (Tức là phải tốt nghiệp thpt)

Ngày thi, lịch thi  vào Đại học quốc gia Hà Nội 2016

Kỳ thi ĐGNL năm 2016 được tổ chức 2 đợt.

a) Đợt 1: Từ ngày 05/5/2016 đến ngày 08/5/2016 và

Từ ngày 13/5/2016 đến ngày 15/5/2016;

b) Đợt 2: Từ ngày 05/8/2016 đến ngày 15/8/2016.

 Đợt 2 chỉ coi như đợt thi phụ bổ sung.

 Địa điểm thi và hình thức thi

ĐHQGHN tổ chức kỳ thi ĐGNL năm 2016 tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng.

Cấu trúc đề thi vào Đại học quốc gia 2016

Đề thi bao gồm 2 phần trắc nghiệm: phần bắt buộc và phần tự chọn

1.1. Phần bắt buộc bao gồm:

a) Tư duy định lượng 1: Kiến thức Toán học

b) Tư duy định tính 1: Kiến thức Ngữ văn

Cơ cấu kiến thức trong phần bắt buộc được phân bổ như sau:

- Kiến thức trong chương trình lớp 10:10%

- Kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%

- Kiến thức trong chương trình lớp 12:70%.

1.2. Phần tự chọn: Thí sinh chọn 1 trong 2 nội dung dưới đây:

a) Khoa học Tự nhiên

b) Khoa học Xã hội

Cơ cấu kiến thức trong phần tự chọn được phân bổ như sau:

– Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%

– Kiến thức trong chương trình lớp 12:70%

Tổng số câu hỏi thí sinh phải thực hiện là 140 câu, tổng thời gian thực hiện là 195 phút.

Các trường ĐH thành viên thuộc ĐH quốc gia Hà Nội gồm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Công nghệ; Trường Đại học Kinh tế Trường Đại học Giáo dục; Khoa Luật; Khoa Quốc tế; Khoa Y Dược

Bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là như thế nào?

Bài thi đánh giá năng lực là thay vì thi từng môn thi thì bài thi Đánh giá năng lực chỉ bao gồm 1 bài thi bao gồm các câu hỏi ở các môn thi khác nhau cũng như kiến thức tổng hợp.

a) Mô tả bài thi

Bài thi ĐGNL gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 195 phút. Bài thi gồm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định của từng phần khác nhau. Thí sinh làm lần lượt từng phần, sau khi kết thúc phần 1 thì thí sinh mới được làm phần 2, kết thúc phần 2 mới được làm phần 3 và thí sinh không thể quay lại các phần đã kết thúc để làm lại. Các phần chi tiết như sau:

Phần 1. Tư duy định lượng 1 (kiến thức Toán), gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 80 phút. Các câu hỏi của phần này có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn hoặc câu hỏi điền giá trị số.

Phần 2. Tư duy định tính 1 (kiến thức Ngữ văn), gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 60 phút. Tất cả các câu hỏi của phần này đều có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn.

Phần 3. Có hai nội dung - phần tự chọn: Tư duy định lượng 2 ((Khoa học tự nhiên gồm các kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tư duy định tính 2 (Khoa học Xã hội gồm các kiến thức Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Thí sinh lựa chọn một trong hai nội dung (sau thời gian 2 phút nếu thí sinh không chọn một trong hai nội dung, máy tính sẽ mặc nhiên chọn nội dung Khoa học tự nhiên). Mỗi nội dung có 40 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn, thời gian hạn định là 55 phút.

Bài thi năng lực sẽ được ra như thế nào.

Trong bài thi đánh giá năng lực, kiến thức lớp 10 chiếm 10%, lớp 11: 20% và lớp 12: 70%. Mức độ của đề thi được đánh giá dễ (10%), khó (20%) và trung bình (70%).

Riêng thí sinh có nguyện vọng vào trường Đại học Ngoại ngữ, sẽ lựa chọn môn một trong những phần thi: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Đề thi gồm 80 câu hỏi làm trong 90 phút, độ khó được phân theo tỷ lệ như sau: Dễ (20%), trung bình (60%) và khó (20%).

Ngoài ra bài thi năng lực sẽ bao gồm các câu hỏi mở đòi hỏi kiến thức xã hội như tìm từ khác biệt với các từ còn lại: Đỏ au, đỏ thắm, đỏ tía, đỏ đen”

b) Cách thực hiện bài thi

- Thí sinh đăng nhập tài khoản (phiếu tài khoản được phát tại phòng thi) để thực hiện làm bài thi trên máy tính.

- Thí sinh được tự do thay đổi phương án lựa chọn (với các câu hỏi lựa chọn) hay nhập lại giá trị tính toán (đối với các câu hỏi điền giá trị) trong thời gian làm bài của từng phần thi.

- Thí sinh không thể cố tình làm lại bài thi từ đầu, chẳng hạn bằng cách đăng nhập lại từ đầu hoặc bằng bất cứ cách nào. Trong khi thi, nếu thí sinh gặp sự cố về máy tính hay những bất thường khác thì cần phải báo ngay cho cán bộ coi thi.

- Trước khi ra khỏi phòng thi, thí sinh phải nộp lại phiếu đăng nhập và ký vào danh sách thi.

Bài thi tính điểm thế nào?

Bài thi đánh giá năng lực gồm 140 câu và được tính điểm tối đa 140 điểm. Thí sinh cũng không phải chờ đợi để trường tính toán điểm sàn mà đã được thông báo từ trước nếu đạt từ 70 điểm trở lên sẽ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo (riêng thí sinh thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ sẽ phải thi bài thi ngoại ngữ trên phiếu thi trắc nghiệm như các kỳ tuyển sinh “ba chung” trước đây và thí sinh chỉ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển khi đồng thời đạt tối thiểu 70/140 điểm trở lên ở bài thi đánh giá năng lực và từ 4/10 điểm trở lên đối với môn thi ngoại ngữ).

Đề thi đánh giá năng lực bao gồm hai phần trắc nghiệm: phần bắt buộc và phần tự chọn. Phần bắt buộc gồm hai phần: tư duy định lượng (kiến thức toán) và tư duy định tính (kiến thức ngữ văn).

Ở phần tự chọn, thí sinh chọn một trong hai nội dung: kiến thức khoa học tự nhiên (gồm vật lý, hóa học, sinh học) hoặc kiến thức khoa học xã hội (gồm lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).

Thí sinh lần lượt làm hết phần bắt buộc, sau đó làm phần tự chọn. Kết quả thi của thí sinh được tính bằng tổng số câu trả lời đúng trong bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được điểm. Tổng điểm toàn bài là 140 điểm.

(Theo tuyensinh247.com)

Khách