Ngữ văn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Phần Đọc hiểu văn bản (Sgk Trang 10-11)

Hướng dẫn giải

2.

(a. Tác giả đã miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết Đềlàm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt; cái đầu nổi từng tảng rất bướng; hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy; sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng...

Sức mạnh của Dế Mèn thể hiện qua từng điệu bộ, từng động tác: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; mỗi khi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã; lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mõ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu; đi đứng bệ vệ; mỗi bước đi... làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ...

&

Trình tự miêu tả: hình dáng -> cử chỉ, hành động —> tính nết của Dế Mèn. Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng. Thông qua việc diễn tả cử chỉ, hành động Đềthể hiện vẻ đẹp ngoại hình cùng tính nết của nhân vật.

b. Từ ngữ trong đoạn văn này rất đặc sắc. Đáng chú ý là các tính từ được sử dụng rất chính xác đã góp phần khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp của Dể Mèn: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, phanh phách, dài, giòn giã, nâu bóng, to, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai...

Những tính từ này không thể thay thế được. Nếu thay bằng tính từ khác thì giá trị biểu cảm của câu văn sẽ giảm đi rất nhiều.

c. Dế Mèn biết mình có Ưu thế về ngoại hình và sức khoẻ nên rất thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

Qua những chi tiết độc đáo trên, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn với vẻ đẹp ngoại hình hoàn hảo và những nét chưa đẹp trong tính cách. Dế Mèn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như kiêu ngạo, hung hăng, thích làm bộ, ra oai với mọi người. )

(Trả lời bởi Bình Trần Thị)
Thảo luận (3)

Luyện tập (SGK trang 14-15)

Hướng dẫn giải

Câu 1: Các phó từ được in đậm:

Đoạn trích a:

- Đã đến, đã cởi bỏ, đã về, đương trổ: bổ sung quan hệ thời gian.

- Cũng sắp về, cũng sắp có, lại sắp buông tỏa: cũng, lại - bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự; sắp – bổ sung quan hệ thời gian.

- Đều lấm tấm: bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

- Buông tỏa ra: bổ sung quan hệ kết quả và hướng.

- Không còn ngửi: không - bổ sung quan hệ phủ định; còn – bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

Đoạn trích b:

- Đã xâu: bổ sung quan hệ thời gian.

- Xâu được: bổ sung quan hệ kết quả.

Câu 2: Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

– Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.

– Tác dụng của các phó từ:

Cụm từ "ở ngay phía cửa hang": chỉ hướng.

Các từ "bất ngờ, quá": chỉ mức độ.

Từ "không kịp": chỉ khả năng.

Các từ "vừa, ngay, đã, vẫn đang": chỉ quan hệ thời gian.

(Trả lời bởi Trần Võ Lam Thuyên)
Thảo luận (1)

Các loại phó từ (SGK trang 13)

Hướng dẫn giải
1. Đó là các phó từ: a. Lắm b. Đừng (trêu) vào c. Không ; đã ; đang. 2. Điền các phó từ đã tìm thấy:

STT

Phó từ đứng trước

Phó từ đứng sau

1

Chỉ quan hệ thời gian

Đã, đang

2

Chỉ mức độ

Thật, rất, lắm

3

Chỉ sự tiếp diễn tương tự

Cũng, vẫn

4

Chỉ sự phủ định

Chưa, không

5

Chỉ sự cầu khiến

Đừng

6

Chỉ kết quả và hướng

Ra

7

Chỉ khả năng

Được

3. Kể thêm một số phó từ:

(1) Sẽ, từng…

(2) Hơi, khí, cực kì, quá…

(3) Đều, ử, lại, mãi…

(4) Chẳng…

(5) Hãy, chớ…

(Trả lời bởi Trần Võ Lam Thuyên)
Thảo luận (1)

Phó từ là gì (SGK trang 12)

Hướng dẫn giải

Câu 1:

– Các cụm từ: đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố, vẫn chưa thấy có người nào, thật lỗi lạc; soi gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng.

– Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra (những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng.

Câu 2: Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.

Soạn bài: Phó từ | Soạn văn lớp 6

(Trả lời bởi Trần Võ Lam Thuyên)
Thảo luận (2)

Thế nào là văn miêu tả (SGK trang 15)

Hướng dẫn giải

1.Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:

- Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách nhận ra được nhà em?

Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà.

- Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua?

Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại.

- Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Lực sĩ là người thế nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của một lực sĩ?

Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó.

Trong những tình huống trên, em đã phải dùng văn miêu tả. Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự và rút ra nhận xét thê nào là văn miêu tả.

- Một số tình huống khác:

* Có một em nhỏ hỏi em con trâu có hình dạng ra sao, em phải nêu được những đặc điểm tính chất nổi bật của con trâu để em nhỏ hình dung ra.

* Em đã có dịp đi thăm Huế. Bạn em chưa đi lần nào nên rất muốn biết Huế ra sao. Em phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật ở Huế để bạn em hình dung.

- Nhận xét:

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.

2. Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có hai đoạn văn miểu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:

- Đoạn văn miêu tả Dế Mèn: từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn văn miêu tả Dế Choắt: Từ “Cái chàng Dế Choắt” đến “nhiều ngách như hang tôi”.

a/ Hai đoạn văn có giúp em hình dung ra được đặc điểm của hai chú dế?

Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất tương phản. - Dế Mèn là chàng thanh niên cường tráng. - Dế Choắt là người yếu đuối bẩm sinh.

b/ Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?

Những hình ảnh và chi tiết. - Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó… - Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông… Chúc bn hx tốt! (Trả lời bởi Trần Võ Lam Thuyên)
Thảo luận (3)

Luyện tập (SGK trang 16-17)

Hướng dẫn giải
1. Đoạn 1: - Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng. - Xem lại các chi tiết ở phần trên. Đoạn 2: - Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc. - Chi tiết: + Tổng thể: nhỏ loắt choắt. + Mang cái xắc xinh xinh. + Rất nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh : chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh ; mũ ca lô đội lệch ; mồn huýt sáo vang lửng. + So sánh với : con chim chích nhảy trên đường vàng. Đoạn 3 : - Tái hiện quanh cảnh ao hồ. - Chi tiết : + Nước dâng trắng mênh mông ; nước đầy ; nước mới. + Cua cá tấp nập. + Nhiều loài chim kiếm mồi. + Tranh mồi cãi nhau om sòm. + Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào. 2. Đề luyện tập a. Những đặc điểm nổi bật của mùa đông. - Bầu trời xám xịt, nặng nề. - Cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ. - Gió lạnh buốt xương. - Đường lầy, ướt lép nhép. - Hoạt động đơn điệu của con người. - Người mặc đồ rét nên xù xì, chậm chạp. - …. b. Khuôn mặt mẹ cần chú ý : - Đẹp dịu hiền, thân quen, gần gũi. - Các chi tiết như tóc, mắt, miệng, má cần được miêu tả có nét đặc trưng không thể giông mẹ của bạn mìn được. Ví dụ : Tóc luôn búi cao để tiện việc gia đình ; mắt có quầng thâm bởi luôn thức khuya bận bịu, đặc biệt lúc em bị ốm đau ; miệng nhỏ luôn nở nụ cười ấm áp.

(Trả lời bởi Trần Võ Lam Thuyên)
Thảo luận (2)

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK Trang 22)

Hướng dẫn giải
1. Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc. Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau - tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước. Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài văn gồm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau. - Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn. - Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn. Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi thứ nhất "tôi" (ngồi trên thuyền) - tức người chứng kiến và cảm nhận quang cảnh sông nước Cà Mau. Vị trí ấy rất thuận lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của "người trong cuộc". Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc. 2. Trong đoạn văn (từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu") tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng sông nước Cà Mau. ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp (thể hiện qua các từ ngữ có tính cường điệu: kênh rạch càng bủa giăng chi chít, trên thì... dưới thì... chung quanh... cũng chỉ...). ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác - đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ...tiếng rì rào bất tận... của rừng, của sóng. ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn. 3. Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau. 4. Trong đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai": + Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước: - Nước ầm ầm đổ ra biển nagỳ đêm như thác - Con sông rộng hơn ngàn thước - Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. + Trong câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" có các động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về chỉ cùng một hoạt động của con thuyền. Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ không thể hiện được các trạng thái hoạt động rất phong phú của con thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau. Trong câu này, tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế, bởi vì: - thoát qua: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt. - đổ ra: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng sông lớn, - xuôi về: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước. + Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước. 5. Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn: - Sự tấp nập, đông vui, trù phú: túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực,... - Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau... 6. Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kể... cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui. (Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Trang 23)

Hướng dẫn giải

Câu 1:

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Câu 2:

- Một số con sông địa phương: sông Đồng Nai, sông Đại Nga,..

Giới thiệu:

Sông Đại Nga thuộc thôn Đại Nga, xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Là một con sông tự nhiên trải dài trên 10km. Con sông có màu nước khá trong vì người dân biết bảo vệ môi trường nước. Với nguồn nước quanh năm dồi dào, con sông (đã )cung cấo đủ nước tưới cho cây cà phê vào mùa khô. Bắc ngang con sông là cầu Đại Nga. Cầu Đại Nga được xây dựng trên tuyến đường quốc lộ 20 vào đầu thế kỉ XXI. Nếu có dịp đến Bảo Lộc, các bạn hãy ghé thăm sông Đại Nga.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (3)

So sánh là gì? (SGK Trang 24)

Hướng dẫn giải

Câu 1:

- Trẻ em như búp trên cành

- rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 2:

- Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau:

+ trẻ em được so sánh với búp trên cành;

+rừng đước được so sánh với hai dãy tường thành vô tận.

-Vì sao các sự vật, sự việc trên lại có thể so sánh được với nhau:

Giữa các sự vật, sự việc so sánh với nhau phải có nét nào đó giống nhau.

- trẻ embúp trên cành, giống nhau: non tơ, được nâng niu,…

- rừng đướcdãy trường thành, giống nhau: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,…

- Việc so sánh các sự vật, sự việc với nhau như trên có tác dụng gì:

So sánh có tác dụng làm nổi bật cái được nói đến, bộc lộ sự cảm nhận của người nói (viết), gợi ra hình ảnh cụ thể, truyền cảm. Hãy so sánh:

- Trẻ em biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan với Trẻ em như búp trên cành – Biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan.

- rừng đước dựng lên cao ngất với rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 3:

So sánh là thao tác phổ biến, được dùng trong suy nghĩ, nói năng,… Có sự so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong ví dụ (1) và (2) ở trên); so sánh kiểu này là phép so sánh – một biện pháp tu từ. Nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong câu văn của Tạ Duy Anh); so sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.

(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (3)

Cấu tạo của phép so sánh (SGK Trang 24- 25)

Hướng dẫn giải

Câu 1: Điền các ví dụ trên.

Soạn bài: So sánh | Soạn văn lớp 6

Câu 2: Nêu thêm một số từ so sánh

(1) Từ hô ứng: Bao nhiêu sợi bún, bấy nhiêu sợi tình

(2) Từ : Tre cánh tay của người nông dân

(3) Từ tựa thể: Miệng cười tựa thể hoa cau.

Câu 3: Cấu tạo của phép so sánh ở những câu dưới đặc biệt ở chỗ:

a. Dùng dấu hai chấm (:) để thay cho từ so sánh.

b. Đảo vị trí của hai vế. Ví dụ "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục".

(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (3)