Bài 25. Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Sự nhiễm từ của sắt, thép

Thực hiện thí nghiệm với các dụng cụ: nguồn điện, biến trở, công tắc dẫn, ampe kế, lõi sắt non, lõi thép, kẹp giấy.

Lắp mạch điện như hình vẽ.

Thí nghiệm 1: Đóng công tắc K, ống dây trở thành một nam châm và đầu ống dây hút được các kẹp giấy.

❓ Quan sát khả năng hút các kẹp giấy của ống dây trong các trường hợp sau và nhận xét.

ống dây có lõi

Thí nghiệm 2: Ống dây có lõi sắt non hoặc thép đang hút các kẹp giấy, ngắt công tắc K.

❓ Dự đoán hiện tượng xảy ra.

@171429@

Kết luận:

Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.

Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.

II. Nam châm điện 

Người ta ứng dụng đặc tính về sự nhiễm từ của sắt để làm nam châm điện. Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non.

❓ Quan sát hình vẽ thí nghiệm dưới đây và rút ra nhận xét.

nam châm điện

@171521@

Nam châm điện có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt là để nâng và di chuyển các vật nặng bằng sắt, thép.

Nam châm điện có thể tạo ra lực từ lớn và nâng được vật nặng đến vài chục tấn. Bằng cách thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm, người ta có thể tăng,giảm, hoặc tắt, mở lực từ.