Quê hương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

QUÊ HƯƠNG

1. Tìm hiểu chú thích

a. Tác giả

- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh.

- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương.

- Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến.

- Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945).

b. Bố cục và thể thơ

- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.

- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.

- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương.

- Bài thơ thuộc thể thơ tám chữ, gồm nhiều khổ, gieo vần ôm và vần liền.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.

- Dân trai tráng ra khơi trong buổi sớm mai hồng, gió nhẹ, trời trong

-> Thời tiết tốt, thuận lợi.

- H/ả con thuyền và H/ả cánh buồm.

- So sánh con thuyền và con tuấn mã cùng các tính từ: “hăng”, động từ: “phăng”, “vượt” diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi, toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng.

-> 4 câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi dào dạt sức sống.

- “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” -> So sánh, liên tưởng. Cánh buồm trở nên lớn lao, thiêng liêng, thơ mộng là biểu tuợng của linh hồn làng chài.

 2. Cảnh thuyền đánh cá về bến.

- Dân làng tấp nập đón ghe về.

- Cá tươi thân bạc trắng.

- H/ả người đi biển về: da rám nắng, nồng thở vị xa xăm.

- H/ả con thuyền.

=> Đầy ắp niềm vui và sức sống nhưng cũng đầy trắc trở, hiểm nguy rình rập và lo âu.

- Người dân chài da ngăm đen vì nắng gió (tả thực).

- Thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi… vị xa xăm

=> Vừa chân thực, vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường.

- Bằng nghệ thuật nhân hoá con thuyền vô tri trở nên có hồn - một tâm hồn tinh tế, gắn bó.

3. Nỗi nhớ làng quê biển.

- Nhớ quê hương là nhớ đến h/ả: Cá, cánh buồm, thuyền, mùi biển…

-> Làng quê giàu đẹp, thanh bình của làng biển.

- Nhớ mùi nồng mặn của biển, của cá, của muối…những đặc trưng của làng quê.

-> Yêu quê hương thắm thiết, trong sáng.

III. Tổng kết: Ghi nhớ - sgk.

Khách