Đây là phiên bản do Đức Minh
đóng góp và sửa đổi vào 3 tháng 8 2021 lúc 20:28. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác(Thiên đô chiếu)
Lý Công Uẩn
I. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả
- Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ, là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, có công sáng lập vương triều nhà Lí.
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời:1010 vua Lí Thái Tổ có ý định dời đô Hoa Lư đến Đại La.
- Thể loại :
+Chiếu là thể văn do vua viết để ban bố mệnh lệnh cho nhân dân, đó thường là những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua nêu ra và yêu cầu nhân dân thực hiện.
+Chiếu dời đô được viết bằng văn xuôi chữ Hán, có xen câu văn biền ngẫu.
- Phương thức biểu đạt : nghị luận
- Vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải dời đô.
- Các luận điểm :
+Nêu sử sách làm tiền đề.
+Soi sử sách vào tình hình thực tế.
+Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô.
II.Tìm hiểu văn bản
1. Viện dẫn sử sách làm tiền đề.
- Nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô vì muốn đóng đô ở những nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn -> vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
=> Viện dẫn sử sách Trung Quốc có nhiều đời vua cũng từng dời đô để mưu toan nghiệp lớn và đã đem lại những kết quả tốt đẹp: vương triều phồn thịnh đất nước vững bền, Lí Công Uốn muốn nói đến việc chuẩn bị dời đô của mình là không có gì khác thường, trái với quy luật.
2. Soi sử sách vào tình hình thực tế.
- Nhà Đinh, Lê không noi theo dấu cũ -> triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.
=> Việc dời đô là tất yếu.
-> Bên cạnh lí lẽ lời văn có tính chất tâm tình -> tác động tới tình cảm người đọc, tăng sức thuyết phục.
3. Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô
- Lợi thế của thành Đại La:
+ Về vị trí địa lí: ở nơi trung tâm trời đất; thế rồng cuộn hổ ngồi. Đúng ngôi nam bắc đông tây; tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
+ Về vị thế chính trị, văn hóa: là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương; là kinh đô bậc nhất…
- Cách diễn đạt:
+ Câu văn biền ngẫu, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng.
+ Kết hợp lí và tình đặc sắc, lập luận giàu sức thuyết phục.
+ Câu đối thoại -> sự đồng cảm giữa đức vua và thần dân -> mang tính chất dân chủ, giàu sức thuyết phục.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và tình cảm.
2. Nội dung:
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.