Bài viết số 1 - Văn lớp 11

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ đến vấn đề nào? Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó trong cuộc sống hiện nay.

 

BÀI LÀM (By me)

 

Rác, thứ dư thừa mà con người bỏ đi trong quá trình tiêu dùng thực phẩm, vật phẩm... Rác, thứ dơ bẩn mà con người “gớm ghiếc”, không hề muốn tới gần. Ấy vậy mà chúng ta đang... sống chung với rác! Sống trong một xã hội “thông minh” như hiện nay, rác không chỉ “an phận” trong thùng rác, mà còn biết “di động” khắp mọi nơi để “gần hơn” với chúng ta - thử hỏi xem chúng ta đã “gớm ghiếc” rác như thế nào! Bạn nghĩ sao nếu hành tinh xanh này bỗng trở nên xám xịt vì tràn ngập rác? Nghe có vẻ vô lý nhưng đó là tương lai nếu chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm đến hậu quả nghiêm trọng của việc xả rác bừa bãi, đặc biệt là rác thải nhựa.“Xả rác bừa bãi” là cụm từ chỉ hành vi vứt rác không đúng nơi quy định như thùng rác, bãi rác, nơi thu gom rác... Trong đó rác là những vật, chất mà con người không sử dụng nữa và thải ra môi trường. Rác có thể là thức ăn thừa, phế liệu, túi nilon... và được chia thành nhiều loại như rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, công nghiệp... Rác thải phong phú và đa dạng như vậy đấy, cùng với đó là rất nhiều tác hại nghiêm trọng mà . Loại rác thải “cứng đầu” nhất chính là rác thải nhựa, chúng cần hàng trăm năm để phân hủy.Hàng năm thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa. Chỉ cần mỗi người vứt một miếng rác trong một ngày, thì có tới 7,7 tỉ miếng rác trên thế giới, thực tế thì hơn thế rất nhiều, rồi hàng tháng, hàng năm, hàng triệu năm con số ấy chóng lớn như thế nào trong khi chờ đợi rác thải nhựa phân hủy trong vô vọng? Rác thải khác nào một con virus, âm thầm tràn lan rồi lại rất khó để diệt? Nếu đường chân trời làm bằng gang, bằng thép, thì cứ tiếp tục thực trạng này, ắt hẳn chúng ta sẽ bị ngập chìm trong rác thải, vào một ngày không trăng không sao và... không xa.Một sự thật đáng buồn là chính chúng ta đang từ từ “tiêu diệt” môi trường sống của mình mà không phải một thế lực nào khác, điều đó có nghĩa là con người đang tự “tiêu diệt” đồng loại và liên lụy đến cả các sinh vật khác. Bằng cách nào? Một cách thức rất nhẹ nhàng tưởng không hại mà hại không tưởng: “Một cái chai thì nhằm nhò gì, vứt đại ra đi”, “Hộp xốp để ở đây chắc có cô bác lao công dọn”, “Việc bảo vệ môi trường là việc của người ta, vì nó hết sức cao cả”...- đó chính là ý thức kém dẫn đến hành vi sai trái - mấy mươi người như thế thôi cũng đủ làm nên một bãi rác rồi. Xã hội hiện đại thì cái gì cũng “nhanh, gọn, lẹ”, cho nên nhu cầu sử dụng đồ nhựa ngày càng nhiều bởi tính dẻo, nhẹ và tiện lợi của nó; đồng thời con người cũng tiện tay “nhanh, gọn, lẹ” vứt rác tại chỗ - rất tiết kiệm thời gian và công sức. Chính ý thức “lười biếng” ấy là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. Ngoài ra còn do yếu tố khách quan từ phía Nhà nước. Tại sao Xin-ga-po nhỏ bé như thế mà lại rất sạch sẽ, trong khi các đất nước khác rất lớn mà lại không đủ chỗ chứa rác? Xin-ga-po có những chính sách nghiêm phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đây là tấm gương tiêu biểu cho một xã hội văn minh, hiện đại.Từng ngày, từng giờ, rác thải vẫn đang ngấm ngầm “ăn mòn” môi trường cũng như sức khỏe con người và sinh vật, giống như mọt gậm sách vậy. Lượng rác thải không được xử lý trong thời gian dài chẳng những gây mất mĩ quan đô thị mà còn bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh phát triển, gây các bệnh về đường hô hấp, da và tiêu hóa. Rác thải làm giảm đa dạng sinh học, nhiều sinh vật sống trong lòng đất và dưới nước có nguy cơ bị tuyệt chủng vì không thể thích nghi với môi trường ô nhiễm hay ăn phải rác thải nhựa. Có lẽ khi chúng ta nhìn thấy hàng chục, thậm chí hàng trăm kí rác nằm trong bụng những sinh vật biển khiến chúng chết thảm, thì có lẽ sẽ không ai nỡ vứt rác xuống nguồn nước nữa!

Để khắc phục thực trạng này, chúng ta cần phải ra sức tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải có những biện pháp thiết thực như có chính sách bảo vệ môi trường, nghiêm phạt những hành vi vi phạm. Bản thân mỗi người phải tự nhắc nhở mình và những người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường, tố cáo những hành vi xả thải trái phép như vụ nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt ở miền Trung. Chúng ta có thể làm việc lớn từ những hành động nhỏ như sử dụng túi vải thay cho túi nilon; chai thủy tinh, inox thay cho chai nhựa; phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ...Ở nước ta, công nghệ 4.0 ra đời cũng là lúc các em học sinh được tiếp cận nhiều hơn với máy móc, thiết bị điện tử, từ đó thỏa sức sáng tạo ra các mô hình, dự án, máy móc... góp phần bảo vệ môi trường, tiêu biểu là sản phẩm “xe đạp lọc khí” của nhóm học sinh trường THPT Chuyên Thăng Long (Đà Lạt, Lâm Đồng), đó là một điều đáng tự hào của người dân Việt Nam. Mong rằng đây là niềm cảm hứng cho tất cả mọi người với thông điệp: Vì một hành tinh xanh!Trái Đất đang bị ô nhiễm nặng nề, điều đó không có nghĩa là xã hội thiếu vắng đi những người có ý thức bảo vệ môi trường, mà còn rất rất nhiều những tình nguyện viên nhặt rác bãi biển, ven sông; những nhà sáng chế tái chế đồ nhựa, dùng túi nilon làm trang phục, biến chai nhựa thành đồ dùng học tập, sáng chế ra thùng rác thông minh biết phân loại rác...; những tổ trưởng tổ dân phố ra sức tuyên truyền về việc giữ gìn vệ sinh khu phố; những họa sĩ vẽ tranh đường phố gửi gắm thông điệp bảo vệ môi trường vào các tác phẩm của mình... Ôi! Những nghĩa cử cao đẹp ấy tuy nhỏ nhoi nhưng mang ý nghĩa vô cùng lớn lao, chỉ cần mỗi người góp một việc làm nhỏ thì Trái Đất của chúng ta xanh lắm những màu xanh!Ông cha ta đã đánh đổi cả xương máu để chúng ta có được hòa bình ngày nay, và Việt Nam ta vốn nổi tiếng với “rừng vàng biển bạc”. Như vậy, trên có màu xanh bình yên của trời, dưới có màu xanh tươi mới của cây và xanh biếc của biển - một hành tinh xanh đẹp biết bao, không dễ gì có được! Vì vậy đừng làm dấy bẩn nó nữa, một khi nó đã bẩn thì rất khó để lấy lại vẻ đẹp nguyên sơ kia!Thực trạng xả rác bừa bãi không còn là vấn đề nữa, mà đã trở thành vấn nạn. Đừng nghĩ rằng đó là chuyện của Nhà nước và những người có thẩm quyền, không bạn ơi, đó là chuyện chung của tất cả mọi người. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhưạ. Vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta, trước hết là bảo vệ chính bạn!

Khách