Bài tập cuối chương II

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 30)

Hướng dẫn giải

a) \(3x - y > 3\)

Bước 1: Vẽ đường thẳng \(d: 3x - y = 3 \Leftrightarrow y = 3x - 3\) đi qua A(0;-3) và B(1;0)

Bước 2: Thay tọa độ O(0;0) vào bất phương trình ta được:

\(3x - y > 3 \Leftrightarrow 3.0 - 0 > 3\)(Vô lí)

=> O không thuộc miền nghiệm của bất phương trình.

Vậy miền nghiệm là nửa mp bờ d, không chứa điểm O.

 

b) \(x + 2y \le  - 4\)

Bước 1: Vẽ đường thẳng \(d: x + 2y =  - 4 \Leftrightarrow y =  - \frac{1}{2}x - 2\) đi qua A(0;-2) và B(-4;0)

Bước 2: Thay tọa độ O(0;0) vào bất phương trình ta được:

\(x + 2y \le  - 4 \Leftrightarrow 0 + 2.0 \le  - 4\)(Vô lí)

=> O không thuộc miền nghiệm của bất phương trình.

Vậy miền nghiệm là nửa mp bờ d, không chứa điểm O.

c) \(y \ge 2x - 5\)

Bước 1: Vẽ đường thẳng \(y = 2x - 5\) đi qua A(0;-5) và B(2.5;0)

Bước 2: Thay tọa độ O(0;0) vào bất phương trình ta được:

\(y \ge 2x - 5 \Leftrightarrow 0 \ge 2.0 - 5\)(Luôn đúng)

=> O thuộc miền nghiệm của bất phương trình.

Vậy miền nghiệm là nửa mp bờ d, chứa điểm O.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 30)

Hướng dẫn giải

a) Vẽ các đường thẳng \(2x - 3y = 6;2x + y = 2\) (nét đứt)

Thay tọa độ điểm O vào các bất phương trình trong hệ.

Ta thấy: 2.0-3.0

=> O thuộc miền nghiệm của cả 2 bất phương trình

Miền nghiệm:

 

b)

Vẽ các đường thẳng

\(4x + 10y \le 20 \Leftrightarrow y =  - \frac{2}{5}x + 2\) (nét liền)

\(x - y = 4 \Leftrightarrow y = x - 4\)(nét liền)

\(x =  - 2\)(nét liền)

Thay tọa độ điểm O vào các bất phương trình trong hệ.

Ta thấy: 4.0+10.0-2

=> O thuộc miền nghiệm của cả 3 bất phương trình

Miền nghiệm:

 

c)

Vẽ các đường thẳng

\(x - 2y = 5 \Leftrightarrow y = \frac{1}{2}x - 5\) (nét liền)

\(x + y = 2 \Leftrightarrow y =  - x + 2\)(nét liền)

\(y = 3\)(nét liền)

Và trục Oy

Thay tọa độ O vào bất phương trình \(x - 2y \le 5\)

=> O thuộc miền nghiệm của bất phương trình trên.

Thay tọa độ O vào \(x + y \ge 2\)

=> O không thuộc miền nghiệm của bất phương trình trên

Lấy phần bên phải trục Oy và bên dưới đường thẳng y=3

Miền nghiệm:

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 30)

Hướng dẫn giải

a)

Lượng canxi có trong x lạng đậu nành là 165x (mg)

Lượng canxi có trong y lạng thịt là 15y (mg)

Bất phương trình là \(165x + 15y \ge 1300\)

b) Thay cặp số (10;10) vào bất phương trình ta được:

\(165.10 + 15.10 = 1650 + 150\)\( = 1800 > 1300\)

Vậy (10;10) là một nghiệm của bất phương trình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 30)

Hướng dẫn giải

a) Gọi x, y lần lượt là số lượng cốc cho đồ uống thứ nhất và thứ hai cần tìm.

Lượng calo trong cả 2 đồ uống là: 60x+60y

Lượng vitamin A trong 2 đồ uống là: 12x+6y

Lượng vitamin C trong 2 đồ uống là: 10x+30y

Ta có hệ bất phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}60x + 60y \ge 300\\12x + 6y \ge 36\\10x + 30y \ge 90\end{array} \right.\)

b)

+) Ta có: 

60.2+60.4=360>300

2.12+4.6=48>36

2.10+4.30=140>90

=> (2;4) là một nghiệm của hệ.

+) Ta có:

1.60+5.60=360>300

1.12+5.6=42>36

1.10+5.30=160>90

=> (1;5) là một nghiệm của hệ.

Vậy hai phương án bác Ngọc có thể chọn là:

Phương án 1: 2 cốc loại 1 và 4 cốc loại 2.

Phương án 2: 1 cốc loại 1 và 5 cốc loại 2.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Cánh Diều trang 30)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Gọi x, y lần lượt là số nhân viên ca I và ca II (x>0,y>0)

Theo giả thiết ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 6\\x + y \ge 24\\\left( {x + y} \right) - x \le 20\\y \ge 2x\end{array} \right.\)

Biểu diễn tập nghiệm của hệ bất phương trình:

Tập nghiệm của bất phương trình giới hạn bởi tứ giác ABCD với:

\(A(6;20), B(10;20), C(8;16), D(6;18)\)

Tiền lương mỗi ngày của các nhân viên: \(T = 20x + 22y\)(nghìn đồng)

\(T(6;20)=20.6+20.22=560\) (nghìn đồng)

\(T(10;20)=20.10+22.20=640\) (nghìn đồng)

\(T(8;16)=20.8+22.16=512\) (nghìn đồng)

\(T(6;18)=20.6+22.18=516\) (nghìn đồng)

Vậy để tiền lương mỗi ngày ít nhất thì ca I có 8 nhân viên, ca II có 16 nhân viên.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)