Nội dung lý thuyết
Bài 55: Sơ đồ điện
Xét 1 mạch điện gồm có:
Nguồn điện (pin)
Công tắc
Hai bóng đèn mắc song song
Ampe kế
Mạch điện thực tế Sơ đồ mạch điện
Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.
Kí hiệu trong sơ đồ điện
Sơ đồ nguyên lý mạch điện Sơ đồ lắp đặt mạch điện
a. Sơ đồ nguyên lí
Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế.
Sơ đồ nguyên lí dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạch điện là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt.
b. Sơ đồ lắp đặt (Sơ đồ đấu dây)
Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện.
Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạng điện và các thiết bị điện.
Ví dụ:
Em hãy phân tích và chỉ ra những sơ đồ trong hình 55.4, đâu là sơ đồ nguyên lí ? Đâu là sơ đồ lắp đặt ?
Hình a và c là sơ đồ nguyên lí. Vì chúng chỉ nêu lên mối liên hệ diện giữa các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt.
Hình b và d là sơ đồ lắp đặt. Vì chúng biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt và thông qua chúng ta có thể tính toán được vật liệu cần thiết.
Thế nào là sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt? Chúng khác nhau ở điểm nào?
Sơ đồ nguyên lý được trình bày một cách tổng quát và chi tiết cấu tạo của một thiết bị nhưng không theo trật tự về lắp đặt; chỉ vẽ sao cho dễ nhìn nhất.
Sơ đồ lắp đặt được trình bày cụ thể vị trí chính xác từng linh kiện (bộ phận) từng mạch điện trong một thiết bị.
Tóm lại: Sơ đồ nguyên lý giúp ta hiểu được cách hoạt động của một thiết bị. Còn sơ đồ lắp ráp giúp ta chế tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Sơ đồ nguyên lý: Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế.
Sơ đồ lắp đặt: Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện. Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạng điện và các thiết bị điện
Quan sát sơ đồ mạch điện có thể nhận biết dây pha và dây trung tính được không? Vì sao?
Quan sát sơ đồ mạch điện được vẽ chính xác, ta có thể nhận biết được dây pha và dây trung tính dựa vào vị trí lắp đặt các thiết bị điện (cầu chì, công tắc thường được lắp trên dây pha)
Hãy vẽ kỹ hiệu của các phần tử mạnh điện sau:
Công tắc hai cực
Công tắc ba cực
Hai dây dẫn nối nhau
Hai dây dẫn chéo nhau
Dây pha
Dây trung tính
Công tắc hai cực:
Công tắc ba cực:
Hai dây dẫn nối nhau
Hai dây dẫn chéo nhau
Dây pha
Dây trung tính
Như tên tiêu đề của bài Sơ đồ điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Hiểu được khái niệm sơ đồ, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện
Đọc được một số sơ đồ mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà