Bài 56: Thực hành - Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

Nội dung lý thuyết

Bài 56: Thực hành - Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

Tóm tắt lý thuyết

I. CHUẨN BỊ 

  • Giấy khổ A4 

  • Bút chì thước kẻ, tẩy 

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Phân tích mạch điện

  • Quan sát các sơ đồ mạch điện dưới đây và cho biết:

    • Các phần tử có trong mạch điện

    • Hãy điền các kí hiệu dây pha, dây trung tính, thiết bị điện… vào sơ đồ

    • Tìm chỗ sai của mạch điện

Hình a

  • Mạch điện gồm:

    • 2 đèn sợi đốt, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc 2 cực, nguồn điện (2 pin)

  • Chỗ sai của mạch điện:

    • Công tắc mở mà đèn sáng

    • A và V mắc sai. Vì vậy phải đổi chỗ cho nhau

    • Thiếu kí hiệu mối nối ở hai đầu vôn kế

Hình b

  • Mạch điện gồm: 2 đèn sợi đốt, 1 công tắc 2 cực, nguồn điện ( 1 pin)

Hình c

  • Mạch điện gồm:

    • 1 đèn sợi đốt, 1 công tắc 2 cực, 1 vôn kế, nguồn điện( 2 pin)

  • Chỗ sai của mạch điện:

    • Thiếu kí hiệu mối nối ở hai đầu vôn kế.

Hình d

  • Mạch điện gồm: 2 cầu chì, 2 đèn sợi đốt, 2 công tắc 2 cực, 1 vôn kế, nguồn điện xoay chiều.

  • Điền kí hiệu dây pha, dây trung tính: A,O

  • Chỗ sai của mạch điện:

    • Dây dẫn chưa nối với ổ cắm

2. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

  • Bước 1: Phân tích các phần tử của mạch điện.

    • Mạch điện có bao nhiêu phần tử ?

    • Kí hiệu của những phần tử đó như thế nào ?

  • Bước 2 : Phân tích mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện.

    • Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào ?

    • Chú ý vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và các đồ dùng điện.

  • Bước 3 : Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

  • Chú ỷ :

    • Mạch nguồn thường được vẽ nằm ngang.

    • Vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và đồ dùng điện.

    • Vẽ đúng các kí hiệu điện.

    • Công tắc vẽ ở trạng thái cắt mạch.

a. Hình a

  • Bước 1: Phân tích mạch điện

    • Mạch điện gồm: 3 đèn sợi đốt, nguồn điện xoay chiều 220v

  • Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện

    • 3 đèn mắc song song và nối tiếp với nguồn

  • Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí

b. Hình b

  • Bước 1: Phân tích mạch điện

    • Mạch điện gồm: 2 đèn,1 công tắc, ampe kế, nguồn điện (2 pin)

  • Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện

    • 2 đèn mắc nối tiếp

    • Đèn mắc nối tiếp công tắc

    • Ampe kế mắc nối tiếp với mạch điện

  • Bước 3: vẽ sơ đồ nguyên lí

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Thực hành - Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý.

  • Vẽ được sơ đồ nguyên lý của 1 số mạch điện đơn giản trong nhà.